NUÔI HEO TRÊN LẦU.

Hiện nay, do dịch cúm heo châu Phi, nghề chăn nuôi heo tập trung trở nên khó khăn: nếu vướng dịch bệnh, tất cả tài sản, sự nghiệp coi như “chôn” theo đàn heo bịnh đi xuống dưới lòng đất!



Bên cạnh đó, nạn ô nhiễm môi trường do chăn nuôi; đặc biệt là do chăn nuôi heo đã gây ra phẫn nộ, chống đối trong cư dân địa phương với các dự án chăn nuôi. Để đáp ứng lòng dân, chính quyền địa phương liên tục xử phạt các dự án chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí vv với mức phạt ngày càng cao, bắt buộc các chủ đầu tư phải quan tâm xây dựng các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.



Gần đây nhất; nhà nước có quy định mới: các dự án chăn nuôi tập trung triển khai mới phải được toàn thể dân cư lân cận đồng ý ký vào phiếu khảo sát thì các cơ quan chức năng mới xem xét thẩm định ĐTM, thẩm định hồ sơ xây dựng vv.



Do vậy mà ở thời điểm hiện tại; nghề chăn nuôi heo tập trung là nghề rất “hot” với tỉ suất lợi nhuận rất cao. Hiện nay, ai có chuồng trại chăn nuôi heo lớn đều là đại gia đó!



Theo các chủ đầu tư dự án chăn nuôi heo, với tiến bộ kỹ thuật ngày nay, việc khử mùi hôi từ phân heo khá dễ dàng bằng cách làm hầm biogas; khuấy đảo bằng cánh quạt kiêm khử bằng hoá chất vv, đến mức người ta có thể tận dụng nước sau xử lý, bơm lên bồn chứa để tái sử dụng tắm heo, rửa chuồng...



Riêng cái mùi hôi bốc ra từ thân mình con heo; đến nay người ta vẫn chưa có cách giải quyết: tắm heo, xịt vi sinh khử mùi vv cũng không ăn thua. Tập đoàn CP có sáng kiến làm các ống khói cao cả trăm mét lên không trung với ý đồ gom mùi hôi bốc ra từ thân heo, đưa lên không trung cho chúng thoát đi, nhưng cuối cùng cũng thất bại, vì mùi hôi nặng hơn không khí tinh khiết nên chúng có xu hướng “chìm” trong không khí!



Do vậy mà cư dân xã nào, thôn nào ở gần các trại chăn nuôi heo tập trung, cứ 1 buổi trưa hè, mây giăng mây giăng, là nghe thoang thoảng... không ngủ được !



Nhân đây, nếu bạn nào chế ra được chất gì xịt vô chuồng hoặc xịt lên mình con heo mà khử được mùi hôi thì sẽ dễ làm giàu hơn nuôi heo gấp trăm lần!

*

Tôi đi Trung Quốc thấy người ta có sáng kiến rất hay: chăn nuôi heo trên tầng cao!



Các“chuồng heo” được xây dựng với kích thước nền 10x10 (100 m2); xây thành 10 đến 20 tầng lên không trung.

- Tầng hầm là nơi xử lý phân và chứa chất thải sau xử lý.

- Tầng trệt (1) dùng làm nơi giết mổ.

- Tầng 2 làm nơi sơ chế, đóng gói.

- Tầng 3 làm nơi chế biến thức ăn.

- Từ tầng 4 trở lên là nơi làm chuồng trại chăn nuôi.



Ba tầng dưới chiếm từ đất lên khoảng tầm cao 12 mét dùng làm cơ sở hạ tầng mà không nuôi heo nên không gây mùi hôi ở tầm thấp.

- Từ tầng 4 trở lên là nơi nuôi heo. Mùi hôi từ chất thải của heo và từ thân mình heo sẽ được cuốn theo gió về nơi xa ấy -trên tầm cao!

*

Mô hình chăn nuôi “Heo ở nhà lầu” này có những cái lợi:

- Việc bố trí sử dụng các tầng hợp lý giúp hạn chế, khắc phục được tình trạng dịch bệnh, vì ở tầm cao trên 10 mét-hiếm có vi khuẩn bay lên tới để gây bệnh cho đàn heo-do đó loại bỏ đáng kể nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi ; góp phần tạo ra sự thành công cho dự án:



+ Bố trí 3 tầng dưới cùng làm các dịch vụ ngoài chăn nuôi là hợp lý vì 3 tầng dưới nếu trọng dụng vào chăn nuôi heo sẽ gây mùi hôi trong không khí

+ Tầng hầm (tầng 0) làm nơi xử lý chất thải cũng giúp cách ly nguồn lây nhiễm cho đàn vật nuôi đang ở trên cao, chách nguồn lây nhiễm hơn chục mét.

+Tầng 1 (kế trên tầng hầm) làm nơi giết mổ cũng cách ly được với khu chăn nuôi ở trên cao, cách đó cả chục mét, giúp giữ vệ sinh cho khu chăn nuôi!



Một lợi thế quan trọng khác là “nuôi heo trên lầu” giúp tiết kiệm được diện tích, mặt bằng chuồng trại. Người ta tính được chi phí xây thô, lên tầng cũng không cao hơn nhiều lắm so với làm chuồng trại trên mặt đất; do đó, lợi cả đôi đường..



Không biết trong nước mình có mô hình này chưa?

Vậy nhóm mình ai xung phong làm thử coi!

chuong heo.jpg


(Ghi chú: Con heo-miền Bắc gọi là con lợn)
 


D
nếu xây 1 tòa nhà chịu nổi trọng lượng của cả mấy nghìn heo thì chi phí cao đấy bác. sao có thể nói là k cao hơn bao nhiêu so với xây chuồng trên mặt đât
 
H
nếu xây 1 tòa nhà chịu nổi trọng lượng của cả mấy nghìn heo thì chi phí cao đấy bác. sao có thể nói là k cao hơn bao nhiêu so với xây chuồng trên mặt đât
Làm nhà khung sắt tiền chế là được thôi, giống mấy nhà để xe máy đấy, 1 con heo nặng trăm kg thì 1 chiếc xe máy cũng 40 50kg, vẫn để được
Xưởng đầu tư lâu dài, thuê đất cũng phải được 50 năm, thời gian đó thì tiền xây xưởng đủ thu hồi vốn. Hơn nữa nếu làm trệt như thông thường thì 2000m2 chỉ có 1 lứa heo đó, xây 5 6 tầng lên được gấp 2 3 lần rồi
 


Back
Top