Phân bón giả...và đạo đức kinh doanh

  • Thread starter MrHailua
  • Ngày gửi
Thưa bà con! Sau đây tôi xin đề cập đến 1 vấn đề mà cũng là nổi bức súc của người nông dân.
Hôm rồi tôi lại nhà người bạn anh ấy tỏ ra rất bức súc vì đã bón phải phân bón giả. Sau khi dẫn hailua "tham quan" vườn ớt vừa mới được "làm phân"( theo ngon ngữ của người miền nam), anh bạn chỉ cho tôi xem chỗ phân mới "làm" chỗ đất ấy không có dấu phân tan (khi phân tan chỗ bỏ phân sẻ có màu đen).
Nén tiếng thở dài anh bạn cho tôi hay vậy là cơm áo gạo tiền của cả nhà đã đi theo hai bao phân giả.
Hailua nghĩ phân bón thì có thể kiểm tra được( bằng cách xem hố phân) còn các loại thuốc bảo vệ thục vật khác như phân bón lá, thuốc trừ sâu hay thuốc trị bệnh cho cây trồng thì làm sao kiểm tra. Mà có đi kiện thì "con kiến" làm sao kiện "củ khoai".
 


Cái vụ này thì tùy cái tâm của người sản xuất thôi các bác ơi!!
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dạng dung dịch thì thêm nước vào, phân bón dạng rắn nắn viên thì thêm cao lanh đất sét, phân chuồng thì thêm đất, phân cá biển thì thêm vỏ sò... Tuy là những cái thêm ở đây đều nằm trong "danh mục cho phép" nhưng vấn đề quan trọng là thêm cho vừa đủ chỉ tiêu hay thêm cho thừa chỉ tiêu. Đó là chưa kể tới những chất thêm khác mà chỉ trong ngành mới biết với nhau. Rồi lại còn chưa kể họ sẽ thêm 1 mớ lý thuyết quảng cáo cao cấp đầy học thức mà thức hoài, học hoài cũng ko ra.

Nhưng các bác cứ an tâm! Em thấy cái quan tâm lớn nhất, lo lắng lớn nhất tới vấn đề phân bón giả này là nhà nước ta đó. Quan tâm tới mức đã phải đưa ra dự luật: phạt tất tần tật bác nông dân nào dám ... xài phân bón giả. May phước sao đó chỉ là dự luật.

haizàààààààààààààààà!!!!!!!!!!!!!!!!!!! (thở dài thườn thượt)
 
Last edited:
Phân bón. Thành-phần?
Cứ cho là các thành-phần trong bao phân được liệt-kê rõ và % đúng đi nữa, mà lở người mua về dùng không đúng thì sao? Lấy ví-dụ :
- Đất tui canh-tác riết rồi bạc mầu. Mỗi lần bón phải tăng phân-lượng. Vậy cũng không nên trách công-ty bán phân. Bởi với lượng đó mà bón vào đất em tui thì tốt mịt.
Đó là tui nghĩ vậy, chứ không có ý bênh-vực mấy công-ty đã bị vào danh-sách "xấu".

Nói vậy thì cũng phải kể thêm phân Trùn. Đem phân chất thì có được bao nhiêu dinh-dưỡng trong đó đâu? Vậy mà bón vào đất thì cây tốt, là tại sao? Có phải là do cách dùng không? Dinh-dưỡng trong phân trùn không "đậm-đà" chút nào (ai quảng-cáo phân Trùn hết sức đầy đủ dinh-dưỡng là không đúng sự thật), mà khi dùng lại được khuyên là chỉ cần 5% lớp đất mặt thôi, đã đủ. Cho dù có cho 1 lượng hùng-hậu đi nữa, ví-dụ trên 10% lớp đất mặt, thì kết-quả cũng không hơn là chỉ 5% thôi. Nên nếu nói phân Trùn cho ra kết-quả tốt thì đúng.

Vậy, có khi các công-ty phân không thành-thật cũng có. Có khi do bà con dùng sai cũng có. Nhưng tui biết có cái nầy không sai : Dùng phân hữu-cơ cải-tạo đất. Mà phân Trùn là hàng đầu!
Thân.
 
Vấn đề bác Thủy-canh đưa ra là vấn đề với giả định là phân bón thiệt. Và thiệt tình thì phân bón cũng ... kén đất lắm. Cùng 1 loại phân bón nhưng khi bón ở chỗ này lại tốt nhưng chỗ kia lại xấu (trên cùng 1 loại cây trồng, cùng 1 kiểu hình đất nhưng có lẽ chất đất lại khác nhau). Vì vậy kinh nghiệm dùng phân của các bác nông dân ko thể áp dụng cho mọi vùng miền. Cũng không trách được các công ty (giả định họ làm ăn nghiêm chỉnh) vì vấn đề "kén đất" mà mình nói ở trên. Họ ko thể tới từng nơi, đem từng mẫu đất về phân tích để rồi đưa ra công thức sử dụng riêng được. Cùng lắm thì chỉ có thể đưa ra công thức sử dụng cho từng "kiểu hình đất" thôi (thịt, thịt pha cát, cát, bazan, phèn, mặn ...)
Nhưng vấn đề bác MrHaiLua đưa ra là vấn đề phân giả thứ thiệt. Mà phân bón giả lại được chia làm nhiều kiểu khác nhau, giả ở nhiều phân đoạn khác nhau. Nhà chức trách muốn tìm ra cái cách làm giả đã khó, phạt còn khó hơn (vì chưa có quy định cụ thể từng chi tiết). Nhà nông thường thì mua phân bón về là cứ thế rãi hoặc tưới vì tin tưởng người bán. Mà có ko tin tưởng thì cũng chẵng biết phải làm sao mà kiểm tra. Những cách phân biệt thật giả cơ bản họ ko hoặc ít nắm được mà trong khi bản chất cách phân biệt này chỉ có thể kiểm tra được ko quá 50% cách làm giả. Chẵng lẽ muốn rãi phân cho đất thì ra đại lý mua bao phân giá 1tr xong chở thẳng lên các trung tâm kiểm định bỏ thêm vài trăm tới cả triệu nữa để "ông kiểm tra giùm tui cái này có phải phân thiệt không?" rồi mới chở về bón cho vườn nhà?

Nhưng dù sao vẫn phải công nhận với bác Thủy-canh ở chỗ: Không gì cải tạo đất tốt bằng phân hữu cơ.
 
Sao lại thế đc

bjo con người bất chấp mọi cái để thu lợi,chỉ có nông dân là pải gánh hậu quả thui
 
Phân giả

bjo con người bất chấp mọi cái để thu lợi,chỉ có nông dân là pải gánh hậu quả thui
Mình nghỉ phân giả là do đạo đức của người Việt mình thôi.Khi thấy phan bón của các công ty khác ùn ùn tăng giá thì những người ham lợi bắt đầu mới lấy phân trộn đất vô bán rẻ hơn để kiem loi, nhung nếu người nông dân hiểu không mua những loại phân rẻ tiền đó thì đâu có bị phân giả. cũng do một phần lỗi ở nông dân vì thấy giá rẻ mà ham. Mình có một điều chắc chắn với các bác là nếu là phân giả thì không bao giờ bán giá cao. Mình thí dụ tất cả các của hàng đều bán giá DAP là 800000d/bao, nhưng có một của hàng chỉ bán 750000d/bao thì mình chac chan la 750000 là phan dom.
 
Nói túm lại là nên túm áo bác Botienthi mà học tập kinh nghiệm !! coi mảnh đất của bác ấy thì biết
 

Mình nghỉ phân giả là do đạo đức của người Việt mình thôi.Khi thấy phan bón của các công ty khác ùn ùn tăng giá thì những người ham lợi bắt đầu mới lấy phân trộn đất vô bán rẻ hơn để kiem loi, nhung nếu người nông dân hiểu không mua những loại phân rẻ tiền đó thì đâu có bị phân giả. cũng do một phần lỗi ở nông dân vì thấy giá rẻ mà ham. Mình có một điều chắc chắn với các bác là nếu là phân giả thì không bao giờ bán giá cao. Mình thí dụ tất cả các của hàng đều bán giá DAP là 800000d/bao, nhưng có một của hàng chỉ bán 750000d/bao thì mình chac chan la 750000 là phan dom.
Dựa vào ý của bạn, góp thêm cho vui :
- Tui sẽ mở công-ty bán phân. Tui cũng lấy loại phân 750 ngàn về bán, nhưng ghi giá không phải 800 ngàn, mà là 810 ngàn. Đặc-biệt khách quen (mua lần thú nhì) thì sẽ bớt còn 800 ngàn.
Vì tui nghĩ : Gía tiền cao, bảo-đảm phân tốt. Vậy chắc sống mạnh! Hì hì....
Thân.
 
Dựa vào ý của bạn, góp thêm cho vui :
- Tui sẽ mở công-ty bán phân. Tui cũng lấy loại phân 750 ngàn về bán, nhưng ghi giá không phải 800 ngàn, mà là 810 ngàn. Đặc-biệt khách quen (mua lần thú nhì) thì sẽ bớt còn 800 ngàn.
Vì tui nghĩ : Gía tiền cao, bảo-đảm phân tốt. Vậy chắc sống mạnh! Hì hì....
Thân.
hic hic !! đó cũng là "chiêu " mà trong thực tế nhiều công ty đã thực hiện. Nhất là trong ngành Dược. Cũng cùng 1 thành phần và công dụng như nhau nhưng giá mắc hơn thì chắc cũng.... tốt hơn !.
 
Hôm trước ngồi đọc cái thông tư 36 của Bộ Nông nghiệp mà tá hỏa. Các bác coi: đối với phân NPK có thành phần N+P2O5+K từ 18% trở lên (VD: DAP, 20-20-15, 16-16-8) thì tổng 3 thành phần chỉ cần đạt 97% so với công bố và từng thành phần chỉ cần đạt 90% so với công bố là coi như đạt yêu cầu

Như vậy có nghĩa là, nông dân đi mua phân coi như cầm chắc mất đứt 7% phân bón bởi vì làm gì có công ty nào ngu tới mức Nhà nước cho phép thấp hơn 7% so với công bố mà lại đi sản xuất đủ.

Trăm dâu đổ đầu tằm là vậy. Giá phân lên nông dân cũng chịu, giá nông sản xuống nông dân cũng gánh, thất mùa nông dân cũng lãnh. Còn khi nông dân được mùa thì lại là do chỉ đạo và định hướng đúng đắn của xã nhà. :botay:

Ôi cái kiếp nông dân :cnguoi:
 
Bao phân này giá bán lẻ 9 đôla Mỹ:
*
d9408417-e9da-44eb-bb25-7d81bfb5e1db_300.jpg

*
Đó là "SCHULTZ 20-30-20 ALL PURPOSE PLANT FOOD PLUS"
*
Ngoài ra, còn có: "SCHULTZ ENRICHED GARDEN SOIL FOR TREES & SHRUBS .05-.10-.05"
và "SCHULTZ ENRICHED GARDEN SOIL FOR FLOWERS & VEGETABLES .05-.10-.05"
Bạn có thể coi chúng là Keyword mà tìm với Google.
*
Theo như bạn, những con số trên là "khôn" hay "dại."
Vậy sao nhà sản xuất không làm toàn những con số lẻ mà lại làm những con số chục làm chi?
*
Và căn cứ theo 2 loại phân dưới cùng, nếu tôi mua thì "cầm chắc mất đứt" 99%?
*
 
Phải bắt bọn sản xuất và đường dây tiêu thụ phân bón giả phạt tù thật nặng và bắt đền bù mọi thiệt hại. Thiệt hại mà bọn chúng gây ra không thể tính hết được, cái chính không phải tốn tiền mua 1, 2 bao phân mà nếu không phát hiện sớm thì mọi kỳ vọng, công sức, thời gian bỏ ra chờ đến ngày thu hoạch thì ôi thôi ... cả nhà chịu đói.
Cái này gây hại không kém gì việc làm sữa giả cho trẻ con uống.
 
Bao phân này giá bán lẻ 9 đôla Mỹ:
*
d9408417-e9da-44eb-bb25-7d81bfb5e1db_300.jpg

*
Đó là "SCHULTZ 20-30-20 ALL PURPOSE PLANT FOOD PLUS"
*
Ngoài ra, còn có: "SCHULTZ ENRICHED GARDEN SOIL FOR TREES & SHRUBS .05-.10-.05"
và "SCHULTZ ENRICHED GARDEN SOIL FOR FLOWERS & VEGETABLES .05-.10-.05"
Bạn có thể coi chúng là Keyword mà tìm với Google.
*
Theo như bạn, những con số trên là "khôn" hay "dại."
Vậy sao nhà sản xuất không làm toàn những con số lẻ mà lại làm những con số chục làm chi?
*
Và căn cứ theo 2 loại phân dưới cùng, nếu tôi mua thì "cầm chắc mất đứt" 99%?
*
Phân 10-10-10 giá 9USD/bao 50kg? Nếu đúng vậy thì xin bạn chỉ giùm mình chỗ nào bán phân này để mình mua xài thử :lol:. Giá đẹp quá.

Mình không hểu rõ ý của bạn. Mình chỉ nói là theo thông tư 36, tổng N-P205-K2O >
18% (ví dụ NPK 20-20-15 = 20+20+15 =55%) thì nếu hàm lượng thực của tổng 3 yếu tố thấp hơn 7% so với công bố đồng thời hàm lượng của từng yếu tố riêng rẽ (N, P2O5, K2O) thấp hơn không quá 10% so với công bồ thì được Bộ Nông nghiệp công nhận là đạt yêu cầu.

Lấy ví dụ cụ thể với 20-20-15:

Nếu N+P2O5+K2O = 51,15% (= 93% * 55%) và
N > 18% (=90%*20%); P2O5 > 18% (=90%*20%); K2O > 13,5% (= 90% * 15%)

thì xem như đạt chuẩn. Nghĩa là người nông dân cầm chắc mất tổng cộng 7 % của 3 yếu tố đó vì không có công ty nào ngu mà đi làm đủ 100% so với công bố trong khi chính phủ cho phép thấp hơn.

Loại phân bón và cái giá bạn đưa ra, mình nghĩ không phải là tại Việt Nam. Và nếu là tại Việt Nam thì mình rất mang ơn nếu bạn chỉ cho mình chỗ nào bán phân rẻ vậy :lol:). Thêm nữa, nếu những loại này được bán tại VN thì loại phân 5-10-15 là 1 loại phân rất "khôn" vì thành phân vừa vượt qua ngưỡng 18% để khỏi phải khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất theo luật định của Việt Nam.

Mong được trao đổi với bạn.

PS: cám ơn vì thông tin loại phân và giá phân thú vị mà bạn cung cấp cho mọi người.
 
Last edited by a moderator:
Bao phân trong hình đó là 20 pounds, tương đương 10 ký, giá bán lẻ 9 đô.
Đó là bao phân bán cho người ở thành thị, bón cho cỏ, bông, trái quanh
nhà, nên bao đóng nhỏ cho dễ mang, hình đẹp và giá cao.
Bao phân bán cho nông dân (toàn triệu phú hàng trăm hecta đất) thì to hơn,
bao dày hơn, hình đơn giản, và giá thấp. Họ mua hàng trăm bao một lúc .
*
Mấy loại phân dưới, con số là Không phảy không Năm, tức là 5 phần vạn,
chứ không được 1 phần trăm đâu bạn .
Chính xác lại, thì 3 con số là: 5 phần vạn, 10 phân vạn, và 5 phần vạn.
*
Người ta làm ra các loại phân có các con số từ 30 phần trăm đến 5 phần vạn,
để bón cho từng loại cây từng loại đất của nó, chứ không phải bón phân càng
nhiều thì càng tốt đâu. Bạn thì thừa biết điều này, nhưng có người không
biết. Tôi có quen 1 ông làm Cha ở nhà thờ, bón phân thật nhiều 1 lúc để đỡ
công bón. Tôi mới thét lên, thế nó có chết không, thì may quá cây của ông
chưa chết. Thảo hèn ông trồng mãi mà không thấy cây lớn được. Mấy năm sau,
ông mới chịu bán trại cây trái của ông vì ông không cho rằng tôi tiên đoán
những điều dở về trại của ông là đúng. Tôi nói chỉ 3 năm thì các cây của
ông chết sạch. May phúc cho các cây này, vì nếu ông không bán, chẳng 3 năm
thì 10 năm, chúng cũng phải chết. Nghề nông không phải đơn thuần kinh doanh,
mà phải có trái tim yêu thương cây của mình mới được.
*
 
Hic, giá như của bác anhmytran đưa ra thì bao giờ mới tới lượt nông dân (bình thường) Việt Nam mua nổi đây. Vậy mà làm em mừng hụt.

Cám ơn vì những thông tin bác chia sẻ. Còn về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân thì đúng là em nói không rõ. Ở VN có nhiều loại phân, nhưng phổ biến nhất vẫn là những loại phân có hàm lượng NPK khá cao (như 20-20-15, 16-16-8) vì nó phù hợp cho đa số nông dân Việt Nam (trồng cây lương thực và cây công nghiệp là chủ yếu) nên mới xảy ra tình trạng các loại phân này bị làm giả tràn lan.

Cuối cùng, chỉ khổ cho nông dân thôi.
 
Hic, giá như của bác anhmytran đưa ra thì bao giờ mới tới lượt nông dân (bình thường) Việt Nam mua nổi đây. Vậy mà làm em mừng hụt.

Cám ơn vì những thông tin bác chia sẻ. Còn về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân thì đúng là em nói không rõ. Ở VN có nhiều loại phân, nhưng phổ biến nhất vẫn là những loại phân có hàm lượng NPK khá cao (như 20-20-15, 16-16-8) vì nó phù hợp cho đa số nông dân Việt Nam (trồng cây lương thực và cây công nghiệp là chủ yếu) nên mới xảy ra tình trạng các loại phân này bị làm giả tràn lan.

sẻ không có giá rẻ thế đâu bác ơi! mà nếu có giá 9usd/50kg thì khi về đến việt nam cộng thêm nhiều chi phí khác thì giá đã lên rất cao rồi.
rẻ nhất theo e ta nên sử dụng phân chuồng cho chắc ăn.
 
Nhà nước cần phải có biện pháp chế tài đối với tất cả các mặt hàng nhái hàng giả. Hiện nay , tôi thấy hình thức xử phạt quá nhẹ, không đủ để răn đe nữa.
 
Miền Bắc ViệtNam ngày xưa không có phân hoá học .
Đến khi nhà nước hưỡng dẫn xài phân hoá học thì bà con học
và áp dụng rất miễn cưỡng.
Sau đó, khi thấy phân hóa học dễ xài, dễ bón, thì bắt đầu
có chuyện phân bón giả. Lúc đó là đầu những năm 1960s.
*
Nhà nước bắt bỏ tù rất nhiều người pha trộn muối, hay bột
vào phân. Phân lúc đó hầu hết là phân nguyên chất 100%,
không phải NPK . Phân đạm 2 lá (Nitrát và Amôn) thì là những
hạt tinh thể trong suốt, tan hoàn toàn, nên muốn làm giả và
pha trộn, thì cho muối ăn vào . Phân này rất mạnh khi chưa
pha muối, nên bón phải rất cẩn thận, không cho rớt trên lá
hay gần gốc, mà thường trộn đất khô tán bột, hay bón lên nước
ruộng, hay pha nước thật loãng mà tưới . Vì thế, có pha thêm
muối, thì rất khó biết . Chỉ khi bón xong, cây không mọc được,
mà có hiện tượng chết khô chết khát, thì mới tố cáo người bán.
Nguồn phân này cũng từ ở nhà nước mà ra, rồi pha trộn mà làm
phân giả. Các phân khác, và phân Urê, cũng pha trộn mà làm
phân giả, nhưng tôi không biết cụ thể ra sao. Chỉ biết nhiều
người bị đi tù lắm. Có thế mới ngăn chặn được trò phân giả.
*
Chính tôi cũng được nhìn thấy phân đạm 2 lá của nhà máy phân
đạm Hà Bắc làm, và cũng được thử bón vài muỗng. Rắc xuống
đất ẩm, thì nó biến mất ngay. Lớn lên thì tôi đi làm thợ, tuy
vẫn ở nông thôn, nhưng xa dời khỏi môi trường cày cấy, không
rõ sau này các loại phân hoá học ra sao nữa. Bây giờ thì lại
trồng cấy rau, nhưng ở Mỹ, chỉ biết mấy loại phân của Mỹ thôi.
*
 
Tại sao không bảo vệ nông dân?

Các bác cho hỏi: Tại sao các Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón không thông tin cho nông dân/người dùng biết cách phân biệt phân bón thật - giả? Họ chỉ biết quảng cáo để bán được hàng thôi sao?
Tôi nghe nhiều thông tin phân bón giả quá nhưng cũng chẳng biết cách nào để phân biệt. :wacko:
 


Back
Top