phân con lười bón cho hoa cây cảnh

  • Thread starter phân con lười
  • Ngày gửi
Quá trình hình thành và phát triển sản phẩm.

Trước thực trạng trên chúng ta rất cần một loại phân bón mới với quy trình sử dụng đơn giản, hiệu quả có thể giải quyết được hầu hết các khó khăn hiện tại. Bài toán đặt ra là làm thế nào và bắt đầu từ đâu:

-Từ quá trình nghiên cứu về sự di động của Đạm, Lân , Kali ở trong đất, tìm hiểu về đặc tính của keo đất, các tính chất vật lý hóa học của môn khoa học đất và học thuyết “ dự trữ năng suất ngoài đồng ruộng” chúng tôi nhận thấy : Việc bón phân sâu kết hợp với quá trình chậm tan sẽ làm cho hiệu suất sử dụng phân bón tăng lên một cách rõ rệt. Phân viên nén nhả chậm đã trải qua các thời kỳ sau:

-Thế hệ F1: Từ đầu những năm 2000 phân viên nén NK được ra đời với cơ chế ép cơ học hai thành phần là Đạm 55% và Kali 45%, viên phân được nén có dạng hình viên thuốc nén, sau khi đưa vào thí nghiệm thì hiệu quả sử dụng phân bón được nâng lên một cách đáng kể.

-Thế hệ F2: Sau một thời gian thí nghiệm chúng tôi nhận thấy vẫn phải bón lót phân Lân trước khi bón phân NK, và từ đó phân viên nén NPK bắt đầu ra đời. Viên phân có hình quả bàng, trọng lượng viên phân từ 4-4,2g sử dụng cách bón dúi cho lúa theo hàng, theo ô và theo băng .

-Thế hệ F3: Phân viên nén NPK được chúng tôi bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng.

-Thế hệ F4: Khi đưa vào sử dụng chúng tôi nhận thấy viên phân bón có hiệu quả nhưng mới chỉ là loại phân bón mang tính chất tan chậm từ ngoài vào trong và tan dần từ to tới bé dần, viên phân vẫn mang tính chất nén cơ học. Từ đó thế hệ phân viên nén thứ 4 ra đời với các dịch chiết thông thường được chiết suất từ một số loại cây trồng có tính chất thân thiện với môi trường nhằm làm tăng tính chậm tan của viên phân. Tuy vậy hiệu quả chưa cao và thời hạn bảo quản chỉ từ 1-3 tháng, không đảm bảo tính hàng hóa cho việc lưu kho, viên phân dễ vỡ, không chồng bao cao được và khó vận chuyển.

-Thế hệ F5: Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu chúng tôi cũng tìm ra được một số dịch chiết có khả năng làm chậm quá trình giải phóng dinh dưỡng của phân bón, đặc biệt là phân Đạm. Thời điểm này chúng tôi tiếp tục tích hợp thêm các nguyên tố trung lượng và vi lượng vào nhằm cung cấp cân đối dinh dưỡng cho cây trồng. Như vậy phân viên nén thế hệ thứ 5 ra đời và được gọi là F5. Loại phân bón này giúp cho cây trồng tăng năng suất đáng kể, chất lượng nông sản cũng được nâng lên rõ rệt.

-Thế hệ F6: Khoa học không có điểm dừng, phân bón đã cho năng suất cao nhưng lại cần cứng cây và có khả năng chống chịu sâu bệnh là yêu cầu của bài toán đặt ra, đặc biệt đối với cây lúa nước. Vậy nguyên tố nào sẽ góp phần giải quyết bài toán trên: Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu chúng tôi đã chọn Silic ( SiO2) là nguyên tố được đưa vào sử dụng. Silic giúp cho thân lá cứng cáp hơn và tăng khả năng hấp thu Đạm của cây trồng lên 4 lần so với thông thường, từ đó phân viên nén + Silic ra đời gọi là phân viên nén F6.

-Từ thế hệ phân viên nén F1 là phân viên nén NK cho đến thế hệ phân viên nén F6 chúng tôi mới chỉ cải tiến được tính chất của viên phân chứ chưa để ý đến tính chất hàng hóa của sản phẩm, chính vì thế mà sản phẩm vẫn chưa được bà con nông dân chấp nhận nhiều. Nhược điểm của F1-> F6 là viên phân hình quả Bàng có kích thước to, chỉ dùng để bón dúi cho lúa, ngô (1 sào bắc bộ 360 m2 phải dúi từ 2,5-3h mới xong) điều này gây mất quá nhiều thời gian và công sức của người nông dân. Với thời hạn bảo quản chỉ được từ 3-6 tháng, xếp chồng bao được từ 4-6 tầng, viên phân dễ vỡ, dễ chảy nước, không bảo quản được lâu, khó sản xuất theo quy mô công nghiệp được. Đồng thời nhược điểm của phân nén( F1-> F6) bón dúi là cây trồng phát triển chậm trong khoảng 20 ngày đầu nên vẫn phải bón thêm 2-3kg ure/ sào Bắc Bộ giai đoạn đầu. Bài toán đặt ra lúc này là ; kích cỡ viên phân phải nhỏ, có thể dùng để bón vãi thông thường và bón bằng máy, nhưng phải đảm bảo chỉ bón 1 lần cho cả vụ ( không bón thêm bất cứ loại phân gì) cho đến lúc thu hoạch đối với Lúa, Ngô và các cây rau màu. Để có thể sản xuất theo quy mô công nghiệp chúng tôi phải tạo ra viên phân có thời hạn bảo quản từ 2-3 năm, đồng thời có thể chồng xếp bao từ 20-30 tầng, xếp lên xe công, xe tải và tàu để có thể vận chuyển đi xa mà viên phân không bị vón cục hay chảy nước, giảm chất lượng trong thời hạn sử dụng.

-Thế hệ F7: Cuối năm 2013 sản phẩm phân viên nén nhả chậm F7 ra đời với kích cỡ nhỏ, viên phân có hình hạt mận, rồi nhỏ như hạt đỗ xanh ra đời đáp ứng được các yêu cầu của bài toán nêu trên. Phân viên nén F7 đánh dấu thế hệ phân viên nén từ tập quán bón dúi sang tập quán bón vãi thông thường và bón bằng máy nhưng mang trong mình tất cả ưu điểm tích lũy của các thế hệ phân viên nén trước. Đặc biệt loại phân bón này giảm công lao động cho bà con đáng kể như chỉ bón 1 lần cho cả vụ, bón vãi bằng tay chỉ mất từ 15-20 phút cho 1 sào bắc bộ. Nếu bón bằng máy chỉ hết từ 5-7 phút là xong. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì công lao động chiếm 50% giá trị nông sản mà bà con làm ra, phân bón chiếm 30 % nữa, điều này làm hiệu quả kinh tế trong trồng trọt của bà con thấp. Tuy nhiên loại phân bón F7 này giúp bà con tiết kiệm được đáng kể ngày công và nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Chính vì thế chúng tôi đặt tên cho sản phẩm này là: “PHÂN CON LƯỜI”,mang thông điệp giảm công lao động cho bà con nông dân, hạn chế được số lần bón phân, số lần phun thuốc sâu, giảm công làm cỏ, làm ít, làm đúng không làm thừa sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời hình ảnh “Con Lười” đã trở thành thương hiệu của sản phẩm khoa học mà chúng tôi đã nghiên cứu qua hơn 10 năm. Đến nay sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của nhà trồng và được nông dân nhiều tỉnh thành đón nhận. Chúng tôi tự hào bởi đó là sản phẩm của người Việt Nam chúng ta.

-Không chỉ dừng lại ở đó, hiện nay Công ty Cổ phần Phân Bón Mùa Vàng đang tiếp tục nghiên cứu và cho ra tổ hợp phân viên nén nhả chậm đa năng có tích hợp cả yếu tố phân chuồng và nhiều hữu cơ nhằm cải tạo đất và nâng cao chất lượng nông sản. Chúng tôi cũng thử nghiệm thành công loại phân bón 1 lần cho cả vụ mà có thể diệt và hạn chế tác hại của ốc bươu vàng đang là vấn đề nhức nhối của bà con trồng Lúa.

vien%20to.png


Hình 1. Thế hệ F1 đến thế hệ F6 ( kích thước to dùng để bón dúi)



vien%20vua.png
vien%20nh.png


F7 F8

Hình 2. Thế hệ F7, F8( kích thước hạt nhỏ dùng để bón vãi và bón bằng máy)

2.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

2.1.Thuận lợi

-Chúng tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô là giáo sư, tiến sĩ thuộc trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cũng là sinh viên thuộc chuyên ngành Khoa Học Đất, chúng tôi được tiếp cận với các phòng thí nghiệm, các kiến thức tổng hợp từ chuyên ngành : Thủy nông canh tác, bảo vệ thực vật, cây trồng, dinh dưỡng, môi trường…vv.

-Được bạn bè, gia đình và người thân ủng hộ về tài chính, động viên về tinh thần chúng tôi đã thành lập ra Công ty Cổ phần phân bón Mùa Vàng để nghiên cứu, sản xuất và thương mại chính những sản phẩm do chúng tôi tạo ra.

2.2. Khó khăn

- Vì đây là một hướng nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới nên việc tìm tài liệu liên quan rất hạn chế. Chúng tôi phải tự hoàn thiện sản phẩm từng bước với điều kiện kinh phí hạn hẹp nên việc mất nhiều thời gian là điều không tránh khỏi. Có những lúc bế tắc về chuyên môn, có khi thiếu kinh phí làm các thí nghiệm, thử nghiệm, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được tính hàng hóa nên chưa được bà con chấp nhận. Nhiều khi viên phân ép ra bị bở, bị vỡ, chưa đạt tính nhả chậm, chưa thu bé được viên phân.....

-Hiện nay, Chúng tôi đã nghiên cứu thành công sản phẩm F7 PHÂN CON LƯỜI với nhiều ưu điểm nổi bật nhưng khó khăn lớn nhất của chúng tôi là làm sao để đưa sản phẩm ra thị trường được nhiều hơn, tiếp cận rộng rãi với bà con nông dân để mang lại lợi ích kinh tế cho bà con, góp phần phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất lượng nông sản cũng như sức khỏe con người.

II. NỘI DUNG SẢN PHẨM: Những ưu điểm nổi bật của sản phẩm PHÂN CON LƯỜI

- Sản phẩm phân viên nén nhả chậm thế hệ thứ 7 gọi tắt là : ( F7 – PHÂN CON LƯỜI ) là loại phân nén tổng hợp dạng viên có cấu trúc nhiều lớp. Với cơ chế giải phóng dinh dưỡng từ bên trong ra bên ngoài một cách từ từ và liên tục kết hợp với quy trình bón sâu đã làm cho sản phẩm có những ưu điểm nổi bật như sau: 5 TĂNG + 10 GIẢM + 5 GÓP.

v5 Tăng:

1. Tăng năng suất

2. Tăng chất lượng

3. Tăng hiệu suất sử dụng phân bón

4. Tăng hiệu quả kinh tế

5. Tăng sự bền vững cho đất trong quá trình canh tác

v10 Giảm:

1. Giảm sự thất thoát phân bón

2. Giảm lượng bón

3. Giảm cỏ dại và sâu bệnh

4. Giảm thuốc bảo vệ thực vật

5. Gảm ô nhiễm môi trường

6. Giảm thời gian bón phân

7. Giảm mâu thuẫn trong quá trình canh tác

8. Giảm phụ thuộc vào thời tiết trong quá trình bón phân

9. Giảm sự phức tạp khi phải tính toán cân đối dinh dưỡng khi bón phân

10. Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất phân bón

v5 Góp:

1. Góp phần vào việc an sinh xã hội để người nông dân không bỏ ruộng ( Phi nông bất an )

2. Góp phần thực hiện chính sách phát triển nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.

3. Góp phần kết nối cộng đồng với sự chung tay của 4 nhà: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông .

4. Góp phần xây dựng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang thương hiệu Việt.

5. Góp phần thúc đẩy phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

III. KHẢ NĂNG , HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TIỄN

Kể từ khi ra đời, sản phẩm phân Con Lười đã nhanh chóng được bà con nông dân hơn 40 tỉnh thành trong cả nước đón nhận và sử dụng. Công ty đã gây dựng được hệ thống đại lý phục vụ bà con trải dài trên nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng trọt, đặc biệt là bà con trồng lúa các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng, đem lại hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15 triệu đồng trên một ha so với bón các loại phân đơn thông thường. Sản lượng phân bón F7 – Phân Con Lười sản xuất ra đều tăng trưởng đều qua mỗi vụ, mỗi năm. Sản phẩm cũng được ứng dụng thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các cây công nghiệp , cây rau màu .... Phân bón Con Lười cũng được một số đối tác mang đi khảo nghiệm ở ngoài nước như Trung Quốc, Lào , Campuchia… và đều cho kết quả vượt trội hơn so với đối chứng bón phân thông thường.

Nếu được đầu tư và định hướng tốt thì sản phẩm này vừa đem lại ích lợi cho người dân trong nước về các lợi ích kinh tế, sức khỏe, môi trường…. Nếu sản xuất quy mô lớn để xuất khẩu sẽ đem lại nguồn lợi không nhỏ cho quốc gia.\

IV. NHỮNG GIẢI THƯỞNG MÀ SẢN PHẨM PHÂN CON LƯỜI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN MÙA VÀNG ĐẠT ĐƯỢC BAO GỒM:

1.Ngày 26/12/2013 : Sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho vụ mùa bội thu do hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) trao tặng.

2.Ngày 10/1/2014: Công ty được trao tặng chữ TÍN, TÂM-TÀI trong chương trình kết nối các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam.

3.Ngày 20/4/2014: Sản phẩm tin cậy do viện sở hữu trí tuệ quốc tế và tạp chí sở hữu trí tuệ và sáng tạo trao tặng.

4.Ngày 14 tháng 5 năm 2014: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty- Thạc sĩ Nguyễn Văn Luých được trao tặng huy hiệu và danh hiệu: Doanh nhân làm theo lời Bác do Hội đồng trung ương trao tặng.

5.Ngày 24/6/2014: Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo” do Bộ khoa học và công nghệ trao tặng

6.Ngày 15/8/2014:” Sản phẩm- dịch vụ tiêu biểu vì thiên nhiên môi trường bền vững “ do hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường trao tặng.

7.Ngày 25/9/2014: “Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu vì sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn giai đoạn 2010-2014”.

8.Ngày 8/10/2014: “Thương hiệu danh tiếng ASEAN” do tạp chí Đông Nam Á- viện nghiên cứu DN VVN trao tặng.

9.Ngày 2/2/2015: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty - Thạc sĩ Nguyễn Văn Luých được trao tặng huy hiệu và danh hiệu: Doanh nhân của năm do hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng.

10.Ngày 11/5/2015: “Thương hiệu nổi tiếng trong hội nhập kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương-2015”

11.Tháng 7 năm 2015: “Sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu năm 2014.”

12.Nhận biểu trưng trong hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế năm 2013, 2014.

13. Ngày 16 tháng 8 năm 2015 công ty nhân giải thưởng "VINH QUANG VIỆT NAM" và được THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẶNG TƯỢNG VÀNG THÁNH GIÓNG - PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG.

NGOÀI RA: Sản phẩm Phân Con Lười còn được đưa tin trên các đài truyền thanh, truyền hình, báo và tạp chí như: VTV1, VTV2, VTC10, VTC16, truyền hình các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sơn La, Hà Nam, Lạng Sơn, Đài tiếng nói Việt Nam trong chương trình :”Chuyên gia của bạn” cùng các tạp chí : Công an nhân dân, báo hội nhập, báo kinh tế đời sống, tạp chí tài nguyên môi trường….vv
 




Back
Top