Phân hữu cơ - Ai quan tâm mời vào

Tôi thấy phân hữu cơ đang được khuyến cáo dùng nhiều nhất để cải tạo và bảo vệ đất trồng.
- Tôi muốn hỏi thăm các nhà nông từng trải, các nhà sản xuất xem có thể dùng hoàn toàn phân hữu cơ , không dùng tý phân hóa học nào mà vẫn cho được năng suất cây trồng cao và chất lượng đảm bảo không?
- Phân hữu cơ thế nào mới được coi là sạch hoàn toàn ? Phân gia súc gia cầm ủ hoai? Rơm rác mục ủ chung với phân ? Phân ủ hoai tự nhiên hay phải có chế phẩm sinh học ? Quá trình ủ để tự nhiên hay phải cho thêm đạm lân kali hoặc các chất vô cơ khác...? Có phải cho các chất diệt vi khuẩn, diệt nấm vào trong quá trình ủ không?
- Phân hữu cơ truyền thống khác phân hữu cơ sinh học thế nào ?
Tôi đang nuôi trùn quế. Vậy phân trùn quế có thể gọi là phân hữu cơ sinh học được không ? Nếu chỉ dùng hoàn toàn phân trùn quế bón cây có được không?
- Tôi thiếu hiểu biết nên hỏi nhiều và lộn xộn. Mong mọi người thông cảm và trao đổi.
 


Hì hì, bác botienthi,
Mấy câu hỏi bác nêu hay quá, mong sẽ có nhiều bà con hưởng-ứng. Còn tui, tui nói bác đừng cười nha! Theo thiển-ý, gom hết chi-tiết của các câu hỏi trên của bác lại, chúng ta sẽ có một thứ phân hết sức đầy đủ.
Tui thích Topic nầy của bác, tuy sự hiểu biết của tui "ba nhắm ba mớ" không đâu vào đâu, nhưng vì thật lòng với nhau nên hoan-hô bác một tiếng vậy mà!

Hy-vọng sẽ có nhiều bà con cùng góp ý, chúng ta học hỏi lẫn nhau.
Thân ái.
 
Bác botienthi,
Không có ai nói chuyện với bác, thì tui với bác vậy. Khi nói chuyện thì có đúng sai, rồi sẽ được bà con giúp ý cho. Đúng không nào?

Khi mới được biết Diễn-đàn nầy, tui khoái lắm! Không khoái sao được? Mê nông-nghiệp từ trong máu mà! Dần-dà, tui biết được rằng bạn cùng diễn-đàn nầy (với chúng mình), thì các vị trí-thức khoa-bảng (nếu có) không có ai bỏ công góp ý, mà hầu-hết là những đóng góp mà tui gọi là "dân gian", bởi nó "ngoài luồng" chính-mạch của "trường lớp". Lại càng khoái, bởi những đóng góp như vậy là đến từ mọi miền đất nước, là đến từ quá khứ cho đến hiện tại, của cái quá-khứ đơn-sơ và cái hiện tại thời-thượng... của những con vật quý hiếm, của những chậu cây tính giá bằng tiền tỷ(!). Tuy những cái xa-xỉ nầy không bổ-ích gì cho dân nghèo, nhưng cứ xem đó như một bông hoa lạ trong mảnh vườn mộc-mạc. Mộc-mạc cũng như đề-tài mà bác nêu ra đây : - Phân hữu-cơ thôn-dã và một thứ côn-trùng mà hầu-hết cuộc đời của nó là ở dưới mặt đất, mà sự đóng góp của nó (con trùn) thường không được đánh giá đúng mức, nếu không muốn nói là rẻ-rúng, thậm-chí đã có thời loài người chúng ta đã xếp chúng vào loại phá-hoại, cần phải tiêu-diệt.

Mời quý bạn tham-gia. Riêng bác botienthi, chúc bác có một cuộc sống vui.
Thân ái.
 
Bác botienthi,
Không có ai nói chuyện với bác, thì tui với bác vậy. Khi nói chuyện thì có đúng sai, rồi sẽ được bà con giúp ý cho. Đúng không nào?

Khi mới được biết Diễn-đàn nầy, tui khoái lắm! Không khoái sao được? Mê nông-nghiệp từ trong máu mà! Dần-dà, tui biết được rằng bạn cùng diễn-đàn nầy (với chúng mình), thì các vị trí-thức khoa-bảng (nếu có) không có ai bỏ công góp ý, mà hầu-hết là những đóng góp mà tui gọi là "dân gian", bởi nó "ngoài luồng" chính-mạch của "trường lớp". Lại càng khoái, bởi những đóng góp như vậy là đến từ mọi miền đất nước, là đến từ quá khứ cho đến hiện tại, của cái quá-khứ đơn-sơ và cái hiện tại thời-thượng... của những con vật quý hiếm, của những chậu cây tính giá bằng tiền tỷ(!). Tuy những cái xa-xỉ nầy không bổ-ích gì cho dân nghèo, nhưng cứ xem đó như một bông hoa lạ trong mảnh vườn mộc-mạc. Mộc-mạc cũng như đề-tài mà bác nêu ra đây : - Phân hữu-cơ thôn-dã và một thứ côn-trùng mà hầu-hết cuộc đời của nó là ở dưới mặt đất, mà sự đóng góp của nó (con trùn) thường không được đánh giá đúng mức, nếu không muốn nói là rẻ-rúng, thậm-chí đã có thời loài người chúng ta đã xếp chúng vào loại phá-hoại, cần phải tiêu-diệt.

Mời quý bạn tham-gia. Riêng bác botienthi, chúc bác có một cuộc sống vui.
Thân ái.


Cám ơn bác đã chia sẻ và động viên.
Tôi đã đọc nhiều bài về phân hữu cơ, nhưng chưa thấy giải thích cặn kẽ những điều tôi muốn hỏi. Chỉ nói là phải ủ cho hoai.
Phân hữu cơ sinh học cũng phải ủ từ nguyen liẹu hữu cơ, phân hữu cơ truyền thống cũng ủ từ nguyên liệu hữu cơ. Đều chỉ dẫn phải cho chế phẩm sinh học vào. Có chỗ còn hướng dẫn cho phân đạm vào và thêm lân để cố định đạm nữa. Tính ra giá cũng không rẻ đối với nông dân.
Vì thế tôi băn khoăn.
Đất vùng tôi ở trước đây bị lạm dụng phân hóa học nhiều quá nên "chai" mất. Hiên nay người dân muốn cải tạo toàn là lấy phân bò để đống một thời gian rồi vãi thẳng ra trộn với đất từ đầu vụ, thế là xong. Sau đấy bón tiếp hoàn toàn là phân hóa học đến khi thu hoạch. Đất không cải tạo bao nhiêu.
Tôi mở topic này để :- Để hiểu rõ hơn về cách sản xuất phân hữu cơ theo đúng nghĩa Sạch. - Hướng dẫn những nông dân quanh tôi cùng ủ và sử dụng phân hữu cơ để cải tạo lâu dài vùng đất quê mình. (bây giờ tôi có việc phải đi. Về tôi sẽ bộc bạch tiếp tâm tư).
 
Thật sự tôi mong muốn được hướng dẫn cụ thể về ủ phân hữu cơ sao cho "khỏe" nhất, ít tốn nhất và hiệu quả cao nhất. ( Nghe quá mâu thuẫn phải không ạ !).
- Tôi hỏi ở trên có lẽ mông lung quá làm ai muốn trả lời kỹ cũng khó .
Tôi xin rut câu hỏi còn lại như sau : Đã có ai ở đây ủ phân hữu cơ dùng chế phẩm sinh học ạ ? Loại chế phẩm sinh học nào dùng ủ phân cho đạm nhiều hơn ? Loại chế phẩm nào ủ phân cho ra lân nhiều hơn ?
Rất mong được mọi người nhiệt tình trao đổi.
 
Thưa bác botienthi,
Những câu hỏi bác nêu ra trên đầu Topic, thì để trả lời cũng không phải là khó. Nếu bác dồng-ý là những điều tôi sắp trao đổi với bác, chỉ có 1 phần nhỏ là sự hiểu biết và kinh-nghiệm của riêng tôi, còn hầu hết là tôi chuyển đến bác kinh-nghiệm và kiến-thức của người khác, và thật lòng mà nói thì tôi không xứng-đáng để làm học-trò của họ. Tôi phải nói rõ vậy, để không bác hiểu lầm thì tui mắc cỡ lắm!

(Dưới đây là giải đáp theo ý riêng của tui, nên rất cần bà con sửa lại, nếu thấy sai. Xin cứ thẳng-thắn và tui xin có lời cám ơn trước. Thân ái)

1- Có nên dùng toàn phân hữu-cơ để bón, mà không dùng thêm phân hóa-học?
* Không nên, chỉ cần 5 đến 10% phân hữu-cơ trộn vào đất là đủ. Nếu đất quá nghèo dinh-dưỡng : thêm 1 ít phân hoá học chung với phân hữu-cơ.
2- Câu nầy phải chia làm 2 :
- Khi ủ phân có nên thêm phân hóa-học vào không?
* Thêm 1 lượng nhỏ vào rất tốt, khi phân hoai sẽ phân-hoá phân hoá-học ra dạng cây dễ hấp-thụ, đồng-thời phân hữu-cơ có khả-năng ngậm giữ các thành-tố bổ-dưỡng từ phân hóa-học, không để thất-thoát, cho đến khi cây xử-dụng.
- Khi ủ phân hoá-học có nên thêm men vi-sinh không?
* Nếu bạn cần phân hoai nhanh, cứ thêm vào. Nếu không thì các loại vi-sinh nầy có đầy dẫy ngoài không-gian, chúng sẽ xâm-nhập vào, sinh-sôi nẩy-nở để làm hoai phân thôi. Hơi chậm hơn nếu thêm men ngay lúc đầu là vậy.
- Có nên thêm thuốc sát-trùng không?
* Không nên! Vì như vậy tiến-trình hoai sẽ không thể xãy ra. Bởi không có vi-sinh.
3- Phân hữu-cơ truyền-thống khác với phân hữu-cơ sinh-học như thế nào?
* Không khác.
* Nếu muốn phân-biệt, bạn có thể đặt câu hỏi :
- Phân ủ hoai (dù có thêm men vi-sinh hay không) có khác với phân cứt trùn không?
4- Nếu chỉ dùng toàn phân trùn quế có bón cây được không?
* Không cần phải làm vậy, bởi cây cũng không tốt hơn cách bón chỉ dùng từ 5 đến 10% phân trùn trộn vào đất.
Vài lời mạo-muội, xin bạn góp ý.
Thân.
 
Các Bác cho E nợ câu hỏi này cuối tuần này E mới có thời gian để gỏ trả lời!
Các Bác thông cảm nhé!
Hiện chỉ có thể online xem tin tức được chút ít thôi!
Thân!
 

hoan hô ,chủ đề

mình rất quang tâm .vì mẹ mình kể

cách đây 30 năm ,ông ngoại mình

toàn dử dụng phân chuồn và con kiếng vàng thôi

mà trái nhiều và ngon
 
hoan hô ,chủ đề

mình rất quang tâm .vì mẹ mình kể

cách đây 30 năm ,ông ngoại mình

toàn dử dụng phân chuồn và con kiếng vàng thôi

mà trái nhiều và ngon


em nói như vầy bác tanthanh buồn em chịu,30 năm khác bây giờ hơn...30 lần,ông già vợ em kể,hồi trước,rắn ăn mệt xỉu,chệch ra là có rắn bắt ăn,giờ con cá lóc kiếm còn khó nói chi con rắn. Đất đai cũng vậy,n dân mình quen dùng phân vô cơ,nhanh thấy,cần là mua về bón,đâu biết là làm vậy đất càng ngày càng thoái hóa,họ chỉ nghĩ là,thiếu đạm mua đạm bón,thiếu lân mua lân bón,vậy thôi. 1000 n dân hiện giờ,bác đem phân ủ hoai,cho họ(ko nói tới bán),xem họ lấy bón ko? 999 nôg dân sẽ ko thèm lấy,bác ko tin cứ thử,nôg dân ở đây là ở nông thôn nhé bác,chứ n dân @ như agriviet em ko tính hehe.
Ở quê,trồng nấm rươm nhiều,rơm sau khi qua đợt trồng,cũng gần oai,là phân hc quá tốt rồi,vậy mà ai thèm lấy đâu,có mấy bác n dân trồng dưa hấu,kiếm lục bình về ủ gốc,nhưng cao điểm ít lục bình ko có,miễn cưỡng lắm mới lấy rơm đó về ủ gốc dưa hấu thôi.
Em có hiểu biết 1 ít về hóa học,do em cũng rất thích hóa,nên những gì đã học vẫn còn nhớ 1 ít. Bác botienthi hỏi về phân hc và vc(phân hóa học),thì em cũng xin góp chút hiểu biết thiển cận của em:
1. Hc và vc là gì(nói nôm na cho dễ hiểu): hc là có sự sống,có nghĩa là có thật 1 chất nào đó,mình cần sử dụng gì thì làm nó thành vậy,ko cần điều chế. Vc là điều chế cái mình cần từ những hóa chất riêng lẻ
vd: rượu mình uống là êtylic CH3CH2OH ,ủ cơm như bác gọi là "rượu hc"
-khí metan CH4,làm theo công nghiệp,đun nóng,làm lạnh nhanh,qua 1 vài phản ứng,vẫn ra rượu etylic,cái này là "rượu vc".
Phân bón cũng vậy,ủ hoai là để phân hủy ra cái đất cần,thêm chế phẩm vi sinh(trong hóa gọi là chất xúb tác),ko ành hưởng gì,chỉ làm quá trình xảy ra mau hơn thôi.
(chút tiếp bác ơi,em mỏi tay quá,bấm gần 1 tiếng đươc nhiu đó bác)
---------------
Phân trùn quế dĩ nhiên là phân hc rồi,nhưng em ko biết t/phần nó như thế nào,nếu hàm lượng n p k có đủ thì bón cây là quá tốt chứ sao,phân hc sạch là phải ủ cho hoai hoàn toàn,các chất hc bị phân hủy hoàn toàn thành các chất đất cần. Nếu muốn nhanh thì cho thêm chế phẩm sinh học,chứ bác ủ phân hc mà cho thêm đạm,lân vào làm gì,nếu vậy bác lấy đạm,lân đó bón trực tiếp xuống rộng cho nhanh,đạm,lân đó có sẵn,ủ làm gì nữa bác!
 
Last edited by a moderator:
Chà ! Nhất nước, nhì phân, tam "cần" ,tứ giống...
Câu này bây giờ có lẽ sai rồi hay sao ấy mà thấy mọi người quan tâm rất nhiều về "cần" và giống. Còn nước và phân thấy ít người để ý.
Mong bác Levuong79 không quên, vào chỉ giáo cho ít điều...
 
cám ơn bạn

em nói như vầy bác tanthanh buồn em chịu,30 năm khác bây giờ hơn...30 lần,ông già vợ em kể,hồi trước,rắn ăn mệt xỉu,chệch ra là có rắn bắt ăn,giờ con cá lóc kiếm còn khó nói chi con rắn. Đất đai cũng vậy,n dân mình quen dùng phân vô cơ,nhanh thấy,cần là mua về bón,đâu biết là làm vậy đất càng ngày càng thoái hóa,họ chỉ nghĩ là,thiếu đạm mua đạm bón,thiếu lân mua lân bón,vậy thôi. 1000 n dân hiện giờ,bác đem phân ủ hoai,cho họ(ko nói tới bán),xem họ lấy bón ko? 999 nôg dân sẽ ko thèm lấy,bác ko tin cứ thử,nôg dân ở đây là ở nông thôn nhé bác,chứ n dân @ như agriviet em ko tính hehe.
Ở quê,trồng nấm rươm nhiều,rơm sau khi qua đợt trồng,cũng gần oai,là phân hc quá tốt rồi,vậy mà ai thèm lấy đâu,có mấy bác n dân trồng dưa hấu,kiếm lục bình về ủ gốc,nhưng cao điểm ít lục bình ko có,miễn cưỡng lắm mới lấy rơm đó về ủ gốc dưa hấu thôi.
Em có hiểu biết 1 ít về hóa học,do em cũng rất thích hóa,nên những gì đã học vẫn còn nhớ 1 ít. Bác botienthi hỏi về phân hc và vc(phân hóa học),thì em cũng xin góp chút hiểu biết thiển cận của em:
1. Hc và vc là gì(nói nôm na cho dễ hiểu): hc là có sự sống,có nghĩa là có thật 1 chất nào đó,mình cần sử dụng gì thì làm nó thành vậy,ko cần điều chế. Vc là điều chế cái mình cần từ những hóa chất riêng lẻ
vd: rượu mình uống là êtylic CH3CH2OH ,ủ cơm như bác gọi là "rượu hc"
-khí metan CH4,làm theo công nghiệp,đun nóng,làm lạnh nhanh,qua 1 vài phản ứng,vẫn ra rượu etylic,cái này là "rượu vc".
Phân bón cũng vậy,ủ hoai là để phân hủy ra cái đất cần,thêm chế phẩm vi sinh(trong hóa gọi là chất xúb tác),ko ành hưởng gì,chỉ làm quá trình xảy ra mau hơn thôi.
(chút tiếp bác ơi,em mỏi tay quá,bấm gần 1 tiếng đươc nhiu đó bác)
---------------
Phân trùn quế dĩ nhiên là phân hc rồi,nhưng em ko biết t/phần nó như thế nào,nếu hàm lượng n p k có đủ thì bón cây là quá tốt chứ sao,phân hc sạch là phải ủ cho hoai hoàn toàn,các chất hc bị phân hủy hoàn toàn thành các chất đất cần. Nếu muốn nhanh thì cho thêm chế phẩm sinh học,chứ bác ủ phân hc mà cho thêm đạm,lân vào làm gì,nếu vậy bác lấy đạm,lân đó bón trực tiếp xuống rộng cho nhanh,đạm,lân đó có sẵn,ủ làm gì nữa bác!


cám ơn bạn góp ý

nhưng mà ý mình nói là

mình rất ủng hộ thảo luận về chủ đề này ( vì ngày xưa không có phân hóa học như bây giờ mà cây vẫn tốt )

thân chào bạn
 
Tôi để ý đến phân lắm chứ .
Có điều là tình hình phân bón ở Mỹ (nơi tôi ở) thì khác với ViệtNam,
nên tham gia thảo luận hơi khó. Ngay các kinh nghiệm xưa của tôi ở
ViệtNam về các mặt nông nghiệp khác cũng đã khó được chấp nhận rồi.
Ở đây xin đóng góp một vài ý kiến về lý thuyết thôi nhé .
*
Phân hữu cơ có nguồn gốc hữu cơ, nên thành phần hữu cơ của nó cao,
thành phần vô cơ của nó thấp, mà cây thì không ăn được chất hữu cơ .
Thật ra có ăn được nhưng rất ít, ví dụ cây nắp ấm thì bắt ruồi ăn .
Một số cây thì ăn được đường Gluco, và một số ít cây ăn được cả đường
Sacaro. Thành phần hữu cơ thì chủ yếu là Đạm, dưới dạng Protein, phân
huỷ dần ra đạm Nitrat (NO3 có tính Axit) và đạm Amon (NH4 có tính kiềm).
Phân hữu cơ còn có thành phần vô cơ khác nhưng hầu như cây không xài
được, mà thiếu Lân (Phốt phát - P) và Tro (Kali - K).
*
Thành phần hữu cơ có cái hay là phân huỷ dần dần, nên đất đai mầu mỡ,
lúc nào cũng có đạm cho cây ra lá hoa trái, rất thích hợp cho các cây
rau và cỏ . Nó làm đất xốp và có cấu tượng - một từ ngữ chuyên môn có
nghĩa là đất có hạt chứ không đóng tảng hay rời như cát - là tính chất
vật lý của đất, làm rễ mọc tốt, giữ được ẩm, chống được úng, chống được
mất nước nhanh.
*
Cũng vì nó phân huỷ Đạm dần dần, nên không thích hợp với những lúc cần
ít đạm và cần K và L hơn. Ví dụ, lúa đẻ nhánh thì cần đạm, nhưng sau đó
nhà nông phải cắt nguồn đạm đi để lúa khỏi đẻ lai rai, dồn chất vào làm
đòng, mới tăng được năng suất, chứ không phải để thu về một đống rơm to.
*
Vì thế, phân hữu cơ nên để cải tạo đất, nhất là đất nghèo, chai cứng,
mới khai hoang ở sa mạc (nếu khai hoang ở rừng rậm thì đất rất tốt) hay
đất phèn (vốn không có cây mọc), bón lót khi mới cày. Phải bón lót cùng
với P và K nữa. Tuỳ theo mức độ phân huỷ của thành phần hữu cơ mà bón
sau khi thu hoạch, chuẩn bị cho mùa tới, tuỳ theo giống sắp trồng mà
bón. Ví dụ trồng cỏ hay xu hào xà lách thì thả giàn bón phân hữu cơ .
*
Tuy vậy lượng đạm phân giải ra từ phân hữu cơ cũng không đủ, nên vẫn
phải bón thêm phân đạm vô cơ. Ví dụ trồng cỏ kiểu Mỹ, thì mấy tháng cỏ
mọc cao mới thu hoạch, nên bón phân hứu cơ ngay sau khi cắt cỏ, rồi
sau đó không đưỢc bón nữa, (cỏ sẽ hôi, bò ngựa không thích ăn). Ví dụ
bón phân trồng xà lách thì ít thôi, và phân phải thật hoai vì xà lách
sẽ hôi, nên phải bón phân đạm vô cơ, nhưng trồng cà hay mướp thì được
vì trái cách xa đất hơn, nước hút lên có mùi phân, nhưng qua lá mới
ra nhựa nuôi trái, nên trái không hôi bằng rau ăn ngay ở lá. Thực tế
mũi người không tinh lắm, nên bón phân hữu cơ trước khi hái rau 1 tuần
lễ, và tưới nước đái cho rau 5 ngày trước khi hái thi bán rau rất đắt
hàng, nhưng bò ngựa không hề ăn rau hay cỏ nếu có phân hữu cơ 1 tháng
trước khi cắt hái. Đó là kinh nghiệm của tôi. Không tin thì cứ thử coi.
Luật Mỹ không cho bón phân đạm vô cơ trước khi thu hái dưới 10 ngày.
*
Phân hữu cơ có nguồn phân giun thì có tỷ lệ hữu cơ cao, vì nó ăn chất
bổ, nhưng phân lợn nuôi kiểu nhà quê ngoài bắc hay miền núu ngoài bắc
thì tỷ lệ đạm hữu cơ thấp, vì chúng chỉ ăn rau bèo, hay thân cây chuối
rừng chẳng có chất gì cả ngoài cellulo (chất xơ, như giấy). Phân lợn
còn gọi là phân chuồng, rất chóng hoai, vì cellolo coi như không hoai,
rất tốt độn cho đất tơi xốp . Nhưng phân heo công nghiệp thì không ăn
bèo và thân cây chuối rừng, nên độ đạm độ đường (bột) rất cao, phải
đợi chúng phân huỷ gần hết mới bón được. Phân chưa hoai có nhiều chất
hữu cơ sẽ làm chết rễ cây, nhất là làm độ Axít lên cao (độ PH thấp xuống
phải bón vôi OH cho tăng PH lên). Bột trong phân heo phân huỷ ra đường
rượu và giấm làm đất chua, mà không có chất đạm cho cây.
*
Phân hữu cơ phải ủ cho hoai, tức là phải nuôi vi khuẩn ăn hết hay gần
hết chất hữu cơ đi, chỉ còn chất xơ để độn cho đất xốp thôi, thì mới
đỡ ảnh hưởng đến độ PH. Tuỳ theo môi trường của phân, mà cho độ PH
thích hợp cho vi khuẩn mọc nhiều. Con số cho K, P và Vôi cho từng cách
ủ phân đã được nghiên cứu rồi, ta chỉ việc làm theo thôi. Ngày xưa ở
các hang núi, nền đất là phân Dơi đã ủ hoai nhiều năm tháng, rất giàu
đạm Nitrat, vì đạm Amon bay hơi đi hết rồi . Bà con xúc hàng thùng
phân Dơi rồi gùi về nhà, bỏ vào chảo lớn nấu nước, vớt bã ra, lọc
nước cho trong, rồi cô lại thành muối Nitrat Kali, sau đó làm thuốc
súng. Nếu phân hữu cơ là phân Dơi, thì khỏi phải bón K nữa, mà chỉ
thiếu P thôi.
*
Có lẽ cách trình bày của tôi không đi thẳng vào câu trả lời, mà chỉ phân
tích tính chất của phân hữu cơ thôi, nên các bạn phải suy nghĩ nhiều .
Dù sao, đó là cơ sở để các bạn suy nghĩ mà tự có nhiều câu trả lời đủ
cho tất cả các câu hỏi các bạn chưa hỏi đến nữa .
*
 
Tôi đọc được ở các tài liệu là trong phân trùn quế các chất hữu cơ có ích cho cây trồng được tồn tại ở dạng a-xít humix mà cây có thể hấp thu trực tiếp.
Vậy cho tôi hỏi : a-xít này có chua không ? Thời gian tồn tại của chúng trong tự nhiên có lâu dài không?
- Nêu không phải phân trùn quế, có cách ủ thế nào để các chất hữu cơ phân hủy thành dạng a-xít này không?
 
Tìm hiểu về Axit Humix (Humate Kali và Axit Fulvic):
*
Bón cho mọc lá:
- Kích thích mọc
- Tăng năng suất và chất lượng
- tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá và rễ
- tăng khả năng chống sâu bệnh
*
Bón cải tạo đất:
- Cải tạo cấu tượng đất
- Bớt sự mất màu đât
- tăng sự hấp thu dinh dưỡng của rễ
- Giúp rễ mọc và phát triển
- tăng hoạt động của vi khuẩn có ích trong đất
- tăng sức giữ nước của đất, và sự trao đổi điện tích dương trong đất
Tôi không hiểu lợi ích của "sự trao đổi điện tích dương trong đất."
*
Nó lấy từ phân bùn, các mỏ phân bùn, các hồ cạn do cây cối mọc lấp đầy
và thối rữa thành bùn, cũng là một dạng phân xanh nhưng đã hoai kỹ rồi.
Tuỳ mỏ khai thác, pha chế và đóng gói, chất lượng Humix và Fulvic khác
nhau mà bón khác nhau. Nó có độ PH cao vì cho thêm vôi vào, tức là kiềm,
chứ không chua.
*
Như vậy ta có thể bón phân xanh, phân trâu bò ngựa, và phân lợn mà chỉ
nuôi bằng bèo chứ ít cám gạo, thì cũng có chất như Humix và Fulvic.
Đó cũng là lý do ta thấy đất tốt bao giờ cũng có màu đen, màu của lá
mục mà có.
*
 
Thưa quý bạn, những ý dưới đây của tui có hơi khác, nhưng tui tin là đúng. Vậy xin trình-bày :
- Hữu-cơ : Bất cứ vật-chất nào mà trước đây từng có sự sống (dù động-vật hay thực-vật).
- Các hợp-chất hữu-cơ, chất nào cũng có Carbon (đôi khi ngoại-lệ).
- Nuôi trồng bằng phương-pháp hữu-cơ : Nuôi trồng mà không có thuốc sát-trùng, không có hóa-chất, không có thuốc kích-thích.
- Rễ cây ăn phân hữu-cơ ?: Rễ cây không thể ăn phân hữu-cơ. Rễ cây chỉ ăn phân vô-cơ mà thôi.
Thân ái.
 
Last edited:
Thanks Bác htm333!
Có thể bài viết trên chưa giải đáp đựoc hết thắc mắc của Bác botienthi. Bác tham khảo nếu cần thêm thông tin gì thì cứ pm Levuong sẽ tiếp tục giải đáp!
Thân!

Qua một số ý kiến , tôi thấy sự hiểu biết về phân hữu cơ còn chưa thống nhất. Mới chỉ khái niệm thế nào là phân hữu cơ mà đã có những ý kiến khác nhau rồi. Chưa nói đến việc cây hấp thu các chất từ phân hữu cơ như thế nào.
- Mời levuong đưa ra một ý kiến chính xác để có thể lấy đấy là kiến thức cơ bản. (vì bác hoạt động trong lĩnh vực phân bón hữu cơ mà).
- Từ đó chúng ta sẽ tìm hiểu bước tiếp theo là quy trình ủ phân hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu khác nhau .
- Phạm vi và cách sử dụng phân hữu cơ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Tôi rất mong muốn chúng ta trao đổi trên diễn đàn này vì đây là một kênh phổ biến kiến thức hữu hiệu. Chắc chắn không phải chỉ mình tôi băn khoăn về vấn đề này.
 
Kiến thức về phân hữu cơ đã được giảng dạy trong trường phổ thông,
từ cấp 2 đến cấp 3 . Nông dân miền Bắc ngàn đời nay vẫn bón phân
hữu cơ . Chỉ từ những năm 1960s mới bắt đầu có phân hoá học, nhưng
nhà nước sản xuất rất ít, và nhập khẩu rất ít . Kinh nghiệm bón
phân hữu cơ gần như bẩm sinh có sẵn trong người từ khi ra đời, có
gì mà bạn nói không thống nhất? Chỉ những kỹ thuật mới nhất tiên
tiến ở nước ngoài chưa truyền tới ViệtNam thì bà con mới chưa biết
thôi.
 


Back
Top