phân vi sinh SPS CLEAN

  • Thread starter phạm tuấn anh
  • Ngày gửi
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC XU THẾ TẤT YẾU CỦA THẾ KỶ 21
Để tiến tới một nền nông nghiệp sạch, phất triển bên vũng, bảo vệ môi trương,bảo vệ sức khỏe cho con người. phòng tránh bệnh tật thì yêu cầu cần đặt ra cho ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là phải thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn sinh học, an toàn môi trường và an toàn thực phẩm.

Muốn đạt được mục tiêu đó thì không có các nào khác là phải nhanh chóng áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào nông nghiệp. Nhưng trước hết là chấm dứt ngay tình trạng sử dụng thuốc hóa học, hóa chất, kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh mà thay thế bằng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh và chế phẩm sinh học.

Thực tế đã chứng minh việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân như giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng, năng suất..: giảm mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1 Chế phẩm sinh học là gì?
Định nghĩa

  • Chế phẩm sinh học (CPSH) là tập hợp các loại vi sinh vật gồm: Vi khuẩn quang xanh, Vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống công sinh trong cùng môi trường.
  • CPSH là những sản phẩm bao gồm hỗn hợp nhiêu chủng VI SINH VẬT CÓ ÍCH nhằm mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây trông vật nuôi.
  • CPSH là những sản phẩm an toàn với môi trường, con người, vật nuôi, cây trồng không gây hại, tác dụng phụ xấu khi sử dụng.
Phân loại:

  • theo tính chất, chia làm 3 dạng chính: Dạng lỏng( nước), Dạng bột. dạng viên.trong đó thường gặp nhất là dạng lỏng với dạng bột.
  • theo công dụng, chia thành 2 loại sau::
- CPSH có tác dụng xử lý chất thải, nước thải, rác thải(sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp, y tế....)
- CPSH có tác dụng kích thích sinh trưởng, sinh sản của vật nuôi cây trồng.

2 tác dụng và lợi ích của CPSH
Trong chăn nuôi:
- Lợi ích của sử dung CPSH trong chăn nuôi mang lại nhiều hiệu quả cao, đặc biệt về mặt môi trường, khi môi trường trong sạch vật nuôi sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi,bảo vệ sứ khỏe công đồng.
- Sử dụng CPSH trong chăn nuôi giúp:

    • Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh.
    • Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn.
    • Kích thích khả năng sinh sản, tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi.
    • Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.
    • CPSH có tác dụng đối với mọi vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thủy hải sản
Tác dụng Đối với nuôi trồng thủy sản( tôm, cá)
- Phân hủy các chất hữu có trong nước, giảm thiểu ôi nhiễm môi trường nước.

- Hấp thụ các khí độc như NH3, H2S... cải thiện chất lượng nước. kích thích các sinh vật có lợi khác trong ao phát tiển như: sinh vật phù du, sinh vật tự nhiên có lọi, làm giảm sự gia tăng lớp bùn đáy ao.

- Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm cá (do kích thích tôm cá sản sinh ra kháng thể).

- Giúp ổn định độ PH trong nước,gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong nước làm tôm cá khỏe mạnh, ăn nhiều, mau lớn.

- Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn có hại...

- Các vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học khi đưa vào cơ thể tôm cá qua đường thức ăn sẽ giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự ăn mồi của tôm, chống các bênh đường ruột cho tôm cá.

Do đó sử dụng chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi thủy sản như:

  • Tăng tỉ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt.
  • Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn(giảm hệ số thức ăn).
  • Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong điều trị bệnh.
  • Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.
  • Giảm chi phí thay nước.
Trong trồng trọt CPSH có tác dụng ở nhiều mặt.

- Chế biến phân hữu cơ vi sinh: Phân giải phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ. thân ngô...)thành phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao.
- Phân giải nhanh chất thải hữu cơ, rác thải, phân gia súc gia cầm, chế thải nông nghiệp thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Chuyển hóa phân lân khó tiêu thành dễ tiêu.
- Hoai mục nhanh chất thải hữu cơ.
- Xử lý đất trồng: làm tăng độ tơi xốp, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất, giảm các vi sinh vật có hại.
- Điều tiết sinh trưởng của cây trồng.
- Ngâm ủ, xử lý hạt giống.

Trong sinh hoạt
- Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm một khối lượng lớn(trung bình 1 người thải 250g - 400g rác mỗi ngày) bao gồm: cọng rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, bã chè.
- Sử dụng CPSH xử lý rác thải hữu cơ trong sinh hoạt giúp cho:

  • Phân giải nhanh các chất hữu cơ
  • Hạn chế mùi hôi thối của nhà tiêu
  • Giảm được các vi sinh vật có hại
  • Ủ rác thải, chất thải thành phân hữu cơ tốt cho cây trồng, cải thiện môi trường đất. thức đẩy hệ vi sinh vật có ích phát triển.
Lợi ích về mặt xã hội
- Giảm được chi phí vận chuyển rác và điện tích chôn lấp rác.
- Thu gom và xử lý rác thải nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng: Sạch, vệ sinh, văn minh.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, tăng cường tính trách nhiệm, đoàn kết.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bảng so sánh giữa sử dụng CPSH và không sử dụng CPSH

Không sử dụng CPSH

Sử dụng CPSH

TRONG CHĂN NUÔI

  • Phân lợn, phân gà, Biogas: chỉ áp dụng khi chăn nuôi nhiều, kinh phí đầu tư lớn.
  • Áp dụng khi lượng chất thải đủ lớn. Nguồn phân không đảm bảo nếu không được ủ hoai mục trong thời gian dài.
  • Phân không được xử lý chứa nhiều nguồn bệnh.
  • Khiến vật nuôi dễ mắc bệnh làm khả năng đẻ , chất lượng thịt... kém
  • Áp dụng thường xuyên
  • Sau khi xử lý tạo nguồn phân có chất lượng cao
  • Tăng khả năng sinh sản
  • Chất lượng sản phẩm vật nuôi
TRONG TRỒNG TRỌT

  • Cung cấp một lượng nhỏ tro
  • Làm đất chai cứng, bạc mầu
  • Tiêu diệt các vi sinh vật có ích
  • Càng ngày càng sử dụng nhiều phân hóa học
  • Tạo ra nông sản chất lượng thấp, tích tụ nhiều chất gây hại(thừa đạm,tích lũy các kim loại
    nặng)
  • Phát triển không bền vững
  • Tạo ra nông sản có chất lượng cao
  • Hạn chế sử dụng phân hóa học
  • Cung cấp thêm hệ vi sinh vật có lợi cho đất
  • Ủ thành phân hữu cơ có chất lượng cao. bảo vệ và cải tạo đất trồng làm đất tươi xốp mầu mỡ
  • Phát triển bền vững
TRONG SINH HOẠT

  • Vứt bừa bãi ra môi trường hoặc thu gom chung rác thải về 1 nơi
  • rác đổ hỗn độn vào nhau và được chôn lấp chung
  • Mất nhiều diện tích đất.
  • Mất nhiều công vận chuyển: mất mỹ quan thôn xóm
  • Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,gây ô nhiễm môi trường khu chôn lấp
    rác, thời gian chôn lấp lâu gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
  • Thu gom và phân loại rác thải tại chỗ
  • Rác hữu cơ được ủ thành phân hữu cơ vi sinh
  • Giảm diện tích chôn lấp, xử lý rác
  • Giảm công vận chuyển
  • Bảo vệ môi trường
 




Back
Top