Phát “sốt” vì cây cỏ ngọt

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
Thanh Niên Online – 09:01 ICT Thứ ba, ngày 17 tháng tư năm 2012

Thông tin về loại cây cỏ ngọt (stevia) có có độ ngọt gấp 300 lần mía đường gần đây được rất nhiều người quan tâm và săn tìm.


>> Thu tiền tỷ từ cỏ siêu ngọt
>> 12 triệu chứng sức khỏe không đáng lo

Ph_t__s_t__v__c_y_c_-bad624dee8d417e819b027bab8d24861
Ảnh: Việt Tùng
GS-Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Cây trồng VN, cho biết cây cỏ ngọt được ông đưa về VN trồng từ năm 1988 chủ yếu dùng trong dược phẩm. Do thiếu đầu ra, người trồng không mặn mà, có thời gian cỏ ngọt gần như bị lãng quên. Năm 2009, Mỹ và cộng đồng châu Âu chính thức khuyến khích sử dụng rộng rãi và thu mua cỏ ngọt thay thế đường. Cây cỏ ngọt dần dần được hồi sinh và trở thành mặt hàng “nóng” mang lại giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, công dụng mà cây cỏ ngọt mang lại không phải ai cũng biết. Theo ông, cỏ ngọt thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, độ ngọt tự nhiên 100%, gấp 300 lần so với đường mía. Có thể coi đây là một loại đường không năng lượng, không chứa calo, dễ bảo quản do tính kháng khuẩn.
Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt là chất phụ gia điều vị để sản xuất bánh mứt kẹo, rượu màu và nước giải khát cho người ăn kiêng. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang đề nghị thay thế 30% đường mía bằng loại đường từ cỏ ngọt. Tại VN, Hiệp hội Giống cây trồng VN đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án phát triển cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao. Theo đó, cây cỏ ngọt được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng...
Cuộc sống hiện đại, ai cũng lo sợ mắc các căn bệnh “thời đại”. Vì vậy, khi hay tin cỏ ngọt được mệnh danh là chất ngọt “hoàng gia” tốt cho sức khỏe, trên các diễn đàn trên internet những ngày qua, nhiều người phát “sốt” vì tìm giống cây cỏ ngọt. Anh Bùi Thanh Việt (Vũng Tàu) cho hay, anh đã nhờ một người bạn lùng mua được 5 cây từ Hà Nội, gửi qua đường hàng không về trồng. Chị Đinh Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Từ một năm nay, nhà mình uống nước cỏ ngọt thay nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày, chỉ cần ngắt 3 lá cho vào ấm nước đun lên, uống ngọt hương vị rất dễ chịu”.Thông tin cỏ ngọt chữa được nhiều bệnh khiến cho những người nông dân trồng cỏ cũng được “thơm lây”. Ông Đỗ Quang Hòa, thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm cho biết, gia đình ông bắt đầu trồng cỏ ngọt từ năm 1988, nhưng mãi đến gần đây cây cỏ ngọt mới được để ý. “Từ cuối năm 2011, rất nhiều người ở nội thành về Liên Mạc tìm mua cây cỏ ngọt về trồng trong nhà. Tính ra giá bán giống hơn nhiều so với bán lá thành phẩm. Cũng giống như các loại cỏ khác, cỏ ngọt rất dễ sống”.
Theo kinh nghiệm của những người trồng cỏ, cây này có khả năng đẻ nhánh rất tốt. Nhánh già nhân giống, cắt râm cành xuống đất ẩm, phun sương, một tuần cây bén rễ. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Tuy nhiên, phương pháp này thích hợp với những người trồng quy mô lớn, biết cách chăm sóc cây trồng. Còn với những hộ gia đình có quy mô nhỏ, trồng cỏ để sử dụng hằng ngày nên lựa chọn cây khỏe, có chất lượng. Hiện trên thị trường có một số công ty bán cây giống trồng với quy mô lớn với giá 350 đồng/cây, mầm giống 125 đồng/cây. Với những người không có điều kiện chăm sóc, có thể tìm mua lá khô tại các tiệm thuốc bắc trên phố Lãn Ông (Hà Nội) với giá 80.000 -100.000 đồng/kg hoặc mua trà túi lọc giá 35.000 đồng/hộp.
Thu Hằng
 


Cây cỏ ngọt

Gần đây tôi nghe thông tin về cây cỏ ngọt khá hấp dẫn, nhưng chỉ được phát triển ở miền Bắc, vậy ở miền Nam có trồng được không. Như ở Đồng Nai, Lâm Đồng chẳng hạn! Nếu được thì mua giống ở đâu, ai có thể cung cấp. Bác nào biết xin tư vấn giúp với. Cám ơn.
 
Hiện nay trên thế giới vẫn đang còn những ý kiến khác nhau về việc sử dụng cỏ ngọt (Stevia) và sản phẩm của cỏ ngọt như là một thức ăn/uống hàng ngày, chủ yếu là do chưa có đủ thông tin và kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy. Do đó Ủy ban chuyên môn của FAO và WHO về phụ gia thực phẩm (Joint FAO of the UN and WHO Expert Committee on Food Additives - JECFA) vẫn chưa xác định sản phẩm từ cỏ ngọt là một thứ mà con người nên ăn/uống vào hàng ngày (daily intake). Vì vậy mà nhiều nước như Hồng Kong, Singapore, Mỹ, châu Âu cũng đang giữ thái độ thận trọng đối với cỏ ngọt. Tuy nhiên nhiều nước như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc.. đã cho phép sử dụng Stevia làm chất tạo ngọt. Riêng ở Mỹ thì Stevia được phép sử dụng như chất ăn kiêng.

Nguồn: http://www.legco.gov.hk/yr01-02/english/sec/library/0102fs04e.pdf
 
Xây dựng Đề án phát triển cỏ ngọt tại Việt Nam
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30705&cn_id=512694#
10:33 | 16/03/2012
(ĐCSVN) - Ngày 15/3/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn số 650/BNN-TT gửi Hội Giống cây trồng Việt Nam về việc xây dựng Đề án phát triển cỏ ngọt tại Việt Nam.
co%20ngot.JPG
Diện tích trồng cỏ ngọt tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã lên tới 10ha.
Nguồn:truyenhinhnghean.vn
Phúc đáp công văn số 45/2012 ngày 20/2/2012 của Hội Giống cây trồng Việt Nam về việc xây dựng Đề án phát triển cỏ ngọt tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT có ý kiến sau:
Cỏ ngọt là loại cây trồng không tranh chấp với đất trồng lúa, có nhiều công dụng quý, quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu tư không cao, năng suất ổn định, dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại Việt Nam cây cỏ ngọt đã được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng…Qua kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử cho cây cỏ ngọt phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng sinh thái tại Việt Nam, năng suất trung bình đạt 6-9 tấn/ha lá khô/1ha.
Đã có một số công ty như Công ty cổ phần Phát triển Stevia Ventures, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Stevia Á châu… đã đầu tư phát triển cỏ ngọt tại Việt Nam và kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, cho đến nay diện tích cỏ ngọt tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 100 ha, việc nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa được tổ chức và đầu tư có hệ thống bài bản.
Vì vậy, để phát huy lợi thế cây cỏ ngọt tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT nhất trí với đề nghị của Hội Giống cây trồng Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ như Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, một số đơn vị và doanh nghiệp liên quan tổ chức hội thảo để xây dựng đề án Nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao để phát triển cây cỏ tại Việt Nam./.

--------

[h=1]Hà Nội xuất hiện cỏ ngọt gấp 300 lần mía[/h][h=6]1:09 pm thứ năm, ngày 05 tháng tư năm 2012- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày |[/h]
Uống trà lipton thay vì bỏ đường thì cho 1 nhúm cỏ ngọt khô, nấu chè đen cũng tương tự... một loại cỏ có chất ngọt cao có thể chưng cất đường trực tiếp đã xuất hiện ở Hà Nội.Suốt gần 10 năm không phải mua đường, chất ngọt phục vụ cho người già trong nhà khi uống trà, ăn chè... đều nhờ vào loại cây mang tên cỏ ngọt hay còn gọi cỏ mật. Đó là chuyện có thật của một gia đình ở Hà Nội đang dần chuyển sang đường "không lo", an toàn cho sức khỏe.Khởi đầu chỉ từ 2, 3 cây giống những năm 1988, ông Long (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam trồng cây cỏ ngọt tại nhà. Có 2, 3 cây con, kì công chăm sóc nuôi lớn bằng việc chọn loại đất thích hợp, tưới lượng nước được theo dõi sát sao, những cây con lớn dần. Chưa dám thử ngay thành quả, lại tiếp tục tự cắt cây dâm cành.Đến nay, hơn 10 năm gia đình ông không phải mua đường mía. Trong nhà ông lúc nào cũng có túi cỏ ngọt khô lớn dùng dần, chậu cây cỏ ngọt xanh tốt và hàng chục cây con đang được ươm mầm trên tận tầng 5 của gia đình.
46_7_1333606857_28_co1a.jpg
Loại cỏ ngọt gấp 300 lần cây mía. (Ảnh: HD)​
Ông chia sẻ: cây cỏ ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ưa khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, thích ẩm nhưng lại không sống được được với môi trường ứ nước và nắng gắt, nó đòi hỏi người trồng phải có kĩ thuật. Nhưng đổi lại, tác dụng của nó thì rất lớn, rất có lợi cho sức khỏe con người.Là cây thuộc họ cúc, những cây cỏ ngọt của gia đình ông Long không quá 2 gang tay người. Nhưng chiếc lá mềm non xanh mướt, lớp lông ngoài mỏng trông rất mong manh. Nhưng bứt một chiếc lá thử vị loại cây được so sánh với mật, vị ngọt đậm mát lịm tan vào trong lưỡi, ngấm xuống cổ, dễ ăn mà không có bất cứ vị hăng hay mùi khó chịu.Ông Long cho biết: Nhờ trồng cây cỏ ngọt, gần 10 năm nay, người già trong nhà không cần dùng đến đường mía. Trong nhà lúc nào cũng có cỏ ngọt khô tiện sử dụng cho các mục đích khác nhau. Với vị ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường nên rất nhiều các loại nước uống như trà, chè, nước giải khát chỉ cần cho 2, 3 cộng cỏ ngọt là đủ. Lựa vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, cắt thân cây về phơi khô thì thời điểm đó là lượng đường cao nhất, cắt đi, cây lại tiếp tục đâm chồi, nảy lộc ra đợt lá khác.Nói là đường "không lo" vì đặc tính quan trọng của các glucozit trong loại cỏ này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và [COLOR=#006400 !important]đồ uống
mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.
46_7_1333606857_53_co2a.jpg
Ông Long đã 10 năm không cần dùng đường nhờ cây cỏ lạ. (Ảnh: HD)​
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng thí điêm ở một số vùng vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng... với diện tích trồng cây cỏ ngọt mới đạt 100ha, được trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng... Đây được xem là loại cỏ siêu ngọt có lợi nhuận kinh tế cao.
[/COLOR]

[h=2]Trồng cỏ ngọt, lo sốt vó[/h]
THANH VŨ -Thứ Năm, 12/04/2012, 10:33 (GMT+7)

Khuôn viên trụ sở xã An Vỹ (Khoái Châu, Hưng Yên) không còn chỗ trống, bởi bà con tận dụng phơi cỏ ngọt. Phó chủ tịch xã phụ trách Đỗ Ngọc Chung bảo, năm ngoái nhà báo về đây thì vui hơn, vì cỏ được giá.
1 xã có 20 ha cỏ ngọt
Theo ông Chung, bình thường cỏ ngọt quy khô giá 60.000 đ/kg, cao điểm lên tới 64.000 đồng (mấy năm trước chỉ 40.000 đ/kg). Cỏ SX ra bao nhiêu, cuối ngày thương lái về tận làng vét hết bấy nhiêu, người trồng nở mặt nở mày.
Hỏi về năng suất, ông Chung cho biết 1 sào Bắc bộ (360 m2) cầm chắc 3,5 tạ cỏ khô/năm. Với giá 60.000 đ/kg đạt 21 triệu đồng/sào/năm, trong khi 1 ha lúa chỉ 17 triệu. Chi phí cho 1 sào cỏ ngọt chỉ hết vài triệu đồng, bởi bà con tự SX được giống. Trừ chi phí, 1 sào cỏ lãi ròng từ 17- 18 triệu, gấp mấy chục lần cấy lúa. Năm 2011 An Vỹ có 20 ha cỏ, chỉ riêng thu nhập từ cỏ đã trên 10 tỷ đồng…
co1.jpg
Thu hoạch cỏ ngọt ở An Vỹ
Từ đầu năm đến nay, đầu ra của cỏ bỗng khó khăn hơn, giá cỏ khô tụt xuống chỉ còn 28.000- 30.000 đ/kg. Tuy giá đó vẫn có lợi hơn lúa nhưng đối với người trồng là một... cú sốc. Cùng ông Chung ra đồng thăm cỏ, một phụ nữ đã chạy theo chặn xe của chúng tôi: "Các bác có phải người của nhà máy đường Lam Sơn không?". Thấy chúng tôi lắc đầu, chị kể nửa tháng trước NM đường Lam Sơn đã về đây đặt vấn đề thu mua cỏ ngọt của một số hộ dân, và hẹn hôm nay (9/4) trở lại, nên từ sáng đến giờ bà con khấp khởi chờ.
Bó tay dịch hại?
Tại cánh đồng thôn Trung xã An Vỹ, chị Đàm Thị Nga đang thu hoạch cỏ trên thửa đất 1 sào của mình. Chị dừng tay cho biết: Nếu trồng cỏ vào vụ đông thì phải sau 4 tháng mới được thu lứa đầu. Thửa đất này tôi trồng từ tháng 7 âm lịch năm ngoái, nên chỉ sau 2 tháng đã được thu lứa đầu. Sau đó cứ 25 ngày lại thu 1 lứa. Nhưng giờ đang lo sốt vó lên đây…".
Rồi chị dẫn chúng tôi đi khắp ruộng, chỉ cho xem giữa những luống cỏ thấy rải rác một số cây đã héo và chết rũ. Nhổ 1 cây chết, rễ trắng, gốc có bụi phấn trắng bay lả tả. Chị Nga bảo: "Không biết là thứ bệnh gì, nhưng nó lan sang cây khác nhanh lắm. Thửa này của nhà em may mà bị ít, được thu đến lứa này là lứa thứ 5. Nhiều nhà chỉ thu được 2 lứa đã chết sạch rồi. Như nhà ông Yến sát cạnh nhà em, chưa được thu lứa nào đã hỏng, phải nhổ hết đi, vừa trồng lại đấy".
co2.jpg
Cỏ ngọt chết vì bệnh lạ, nỗi lo của nông dân An Vỹ
Cỏ ngọt là loại cây thân thảo thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ vùng biên giới Braxin- Paraguay (Nam Mỹ). Đường Stevia từ cỏ ngọt có độ ngọt gấp từ 5 đến 340 lần đường Saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy, hương vị thơm ngon, có thể thay thế đường mía.Các công bố khoa học cho thấy cây cỏ ngọt có thành phần chống ung thư vòm họng, phòng và chống bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống béo phì… Tại VN cây cỏ ngọt có mặt từ năm 1988, đang được trồng tại một số tỉnh phía Bắc và Lâm Đồng…
Theo tính toán của bà con, mỗi sào cỏ phải thu tối thiểu 4 lứa mới có lãi, bởi lứa đầu năng suất rất thấp, lứa hai cũng chưa thu được nhiều. Lứa ba thu nhiều nhất. Một năm, chỉ thu được 7 lứa là hết, phải trồng lại.
- Sao bà con không mời cán bộ BVTV của huyện, của tỉnh về xem, để họ xác định là bệnh gì, và cần dùng thứ thuốc nào để chữa trị? Phải biết bệnh thì mới chữa được chứ.
- Mời rồi, các ông ấy đã về, nhưng chỉ phán mấy câu là đi, còn chúng em ở đây đã dùng đủ các loại thuốc để phun; trồng sang cả đất mới, nhưng cũng đành bó tay vì dịch hại. Cơ đận này cuối cùng đành quay về với lúa thôi.
Nhiều bà con khác ở An Vỹ đang trồng cỏ cũng tỏ ra lo lắng không chỉ về thứ bệnh lạ trên cây cỏ ngọt mà còn lo cả về thị trường. Một nông dân lắc đầu:
- Năm ngoái đang giá cao ngất ngưởng, năm nay bỗng tụt xuống gần chạm đáy, thật không hiểu thị trường thế nào nữa.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, cỏ ngọt đang được một số tỉnh miền Bắc XK sang Trung Quốc, Mỹ. Nhưng giá xuất trên 2 USD/kg cỏ khô là quá rẻ. Với giá ấy, người trồng chưa thể lãi nhiều. Đã có 1 DN lập dự án đầu tư một dây chuyền sơ chế cỏ ngọt trị giá khoảng 12 triệu USD tại VN. Sau sơ chế, giá trị của loại cỏ nguyên liệu này có thể tăng lên; lúc đó thị trường mới ổn định hơn.



 
Last edited by a moderator:
"Cỏ ngọt" ngọt gấp 300 lần mía, tôi không hiểu câu này ?!
Vì tôi thấy khi bán mía cho nhà máy đường người ta đánh giá chất lượng mía bằng hàm lượng đường trong mía gọi là "Chữ đường", thường là 10 chữ (tức 10%) nếu mía thu hoạch sau tết âm lịch (ở miền nam nhé)
Như vậy ngọt gấp 300 lần là hàm lượng đường trong Cỏ ngọt chiếm 3.000% phải không bà con ?!
 
Last edited by a moderator:
Liệu cây này có thích hợp trồng ở vn không nhỉ ^_^
 

"Cỏ ngọt" ngọt gấp 300 lần mía, tôi không hiểu câu này ?!
Nghĩa là chất tạo nên vị ngọt có trong cây này ngọt hơn 300 lần so với đường mía (1gr "chất cỏ ngọt" cho ra vị ngọt tương đương 300gr đường).

Chất tạo nên vị ngọt trong cây này bao gồm 11 chất khác nhau. Chủ yếu là các chất có tính ngọt có điểm nóng chảy khác nhau nhưng chủ yếu gồm bốn chất chính: stevioside (5-10 %), rebaudioside A (2- 4 %), rebaudioside C (1-2 %), và dulcoside A (0.5 – 1 %). Hai loại phụ là rebaudioside D và E.

6ec468967cc493d8eff10eaa6b11db72bfb16e797e67f3b945a933a699c9bd024g.jpg
Sẵn đưa hình trên thì mình đưa luôn hình này, bà con từ từ mà chiêm nghiệm.

a4558fc40f7c8949862ba49ef9040e2ac1ec13cdc48f5274f1cfea6f9ba824984g.jpg

(Bảng chào hàng mình nhận được)​
Loại đường này vn chưa có nhà máy chiết xuất ra được nên thành phẩm sau khi trồng chỉ có thể xuất bán thô hoặc sơ chế chút đỉnh (kiểu như túi trà).
Các loại "đường cỏ ngọt tinh luyện" bán trên thị trường hiện nay đa số là hàng trung quốc. Giá thành không rẻ, hậu đắng.

Ba mình bị tiểu đường, lên mạng kiếm mua đường cỏ ngọt thì gặp là Công ty cổ phần Stevia Ventures. Hỏi thăm đủ kiểu, nhận được ko ít thông tin tốt và cả những sự im lặng. Vậy là cũng hí hửng đặt hàng gửi từ HN vào. Nhận hàng, thử hàng nhận ra vài điều:
- Báo giá trên web họ ko ghi trọng lượng. Báo giá của họ tính trên 100gr.
- Nhãn hàng bị cắt mất ngày sản xuất + hạn sử dụng và được dán lại rất khéo. Ai ko tinh ý hoặc ko có thói quen coi hạn sử dụng của sản phẩm mình mua chắc chắn ko nhận ra.
- Bao bì là bịch giấy nhôm, hoàn toàn ko có 1 ký hiệu nào trên bịch giấy để biết là người sản xuất đánh dấu loại hàng nào.
- Cty hợp tác với Nhật nhưng hàng bán thì ... chắc là trung quốc. (góc dưới bên phải của nhãn hiệu ghi cái gì gì đó, mình chỉ nhớ mỗi chữ china)

95dd7bd4034e81cfa078db2593e0243893e77c4970b42e15eb9a06400c2f99924g.jpg


Đã mua 2 bịch, mở 1 bịch xài thử thấy thất vọng. Mai mốt có off mình sẽ mang theo cho mọi người cùng thử.

Cây cỏ ngọt ta có thể giâm cành để trồng. Giá thành cây giống chỉ vài trăm đồng.
Giá thành sản phẩm thô thì vô chừng. Năm nay ko biết nhưng năm trước ngoài Hải Thượng Lãng Ông bán 30.000/kg khô. Giá thu mua của nhà nông thì mọi người tự suy diễn.

Nói rằng cây cỏ ngọt chữa bệnh tiểu đường là nói láo. Chưa có y thư nào đề cập đến điều này. Nó chỉ có công năng giúp người bệnh bớt thèm ngọt. Còn các công dụng chữa bệnh khác thì ko biết ra sao. Dù gì nó cũng họ cúc. Mà cây họ cúc thì khá thân thiện với con người.
Nói rằng đường cỏ ngọt không tạo năng lượng (calori) cũng là láo phét tuốt. Không ít những thông tin chính thống từ các cuộc nghiên cứu quy mô của nước ngoài nói rằng loại đường này có tạo năng lượng. Nhưng ít.

Cây cỏ ngọt trồng có quy mô ở vn cũng lâu rồi. Nói chung thì cũng giống mọi loài cây trồng mới ở vn. Cũng có kẻ chết người sống. Cũng thịnh rồi suy. Cũng từng bị nhà máy bỏ rơi.

Nói chung là mình ko phản đối mà cũng chẵng ủng hộ việc miền nam mình thử nghiệm trồng và trồng có quy mô.
Mình chỉ nói lên 1 vài điều hiểu biết của mình đối với loại cây này thôi.
Thân ái!
 
Last edited:
Cám ơn Baby rất nhiều, bạn đã làm sáng tỏ 1 phần của vấn đề cho cá nhân tôi và chắc cho nhiều người nữa !
Cám ơn thêm phát nữa nhé ! chúc ngày mới tốt lành !
 
cung cấp cây giống cỏ ngọt ở Miền Nam

Mình xin giới thiệu cho các bạn biết về một loại cỏ mà hàm lượng đường của cỏ ngọt gấp 280 lần mía.Mình tổng hợp một số tác dụng của nó ai muốn tìm hiểu thêm thì google nhé ! Các ưu điểm của loại đường này như sau :
-Có thể dùng cho người bị tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu ,nên các người bị đường an tâm sử dụng
-Ăn ngọt mà không sợ béo đường này không giải phóng năng lượng nên rất tốt cho ai thèm ăn đồ ngọt mà phải ăn kiêng,sợ mập,tăng ký
- Ngoài ra thì độ ngọt gấp 300 đường mía một con số đáng kinh ngạc

Mình rất thích và có trồng và sử dụng nó hàng ngày ,hiện tại thì ở việt nam chưa có dây chuyền tinh chế mà đang sử dụng dạng thô là sử dụng lá thân để nấu nước uống ,nấu chè, cho vào thức ăn ... thay cho đường mía.Đặc biệt khi có người thân bị tiểu đường thì sử dụng cỏ đề nấu nước uống thì quá tốt.Đặc biệt nói họ cỏ nên dễ trồng chậu như cây kiểng sử dụng được lá và thân.
Hiện tại mình đang có một số cây giống và cỏ khô của cỏ ngọt ai có nhu cầu mua về trồng trong nhà hay tặng người thân ,hoặc người thân có nhu cầu thì liên lạc mình sẽ cung cấp.
Mọi chi tiết liên hệ :
Nguyễn Văn Huynh
sdt : 0968886754(Huynh)
or 01688047728(Tuấn)
or 01699882460(Quân)
mail : huynhdevokiem@gmail.com
nick : huynhdekiemkhach
skyper : huynhdekiemkhach


Mình xin giới thiệu cho các bạn biết về một loại cỏ mà hàm lượng đường của cỏ ngọt gấp 280 lần mía.Mình tổng hợp một số tác dụng của nó ai muốn tìm hiểu thêm thì google nhé ! Các ưu điểm của loại đường này như sau :
-Có thể dùng cho người bị tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu ,nên các người bị đường an tâm sử dụng
-Ăn ngọt mà không sợ béo đường này không giải phóng năng lượng nên rất tốt cho ai thèm ăn đồ ngọt mà phải ăn kiêng,sợ mập,tăng ký
- Ngoài ra thì độ ngọt gấp 300 đường mía một con số đáng kinh ngạc

Mình rất thích và có trồng và sử dụng nó hàng ngày ,hiện tại thì ở việt nam chưa có dây chuyền tinh chế mà đang sử dụng dạng thô là sử dụng lá thân để nấu nước uống ,nấu chè, cho vào thức ăn ... thay cho đường mía.Đặc biệt khi có người thân bị tiểu đường thì sử dụng cỏ đề nấu nước uống thì quá tốt.Đặc biệt nói họ cỏ nên dễ trồng chậu như cây kiểng sử dụng được lá và thân.
Hiện tại mình đang có một số cây giống và cỏ khô của cỏ ngọt ai có nhu cầu mua về trồng trong nhà hay tặng người thân ,hoặc người thân có nhu cầu thì liên lạc mình sẽ cung cấp.
Mọi chi tiết liên hệ :
Nguyễn Văn Huynh
sdt : 0968886754(Huynh)
or 01688047728(Tuấn)
or 01699882460(Quân)
mail : huynhdevokiem@gmail.com
nick : huynhdekiemkhach
skyper : huynhdekiemkhach


--------

up nha mọi người

--------

Gần đây tôi nghe thông tin về cây cỏ ngọt khá hấp dẫn, nhưng chỉ được phát triển ở miền Bắc, vậy ở miền Nam có trồng được không. Như ở Đồng Nai, Lâm Đồng chẳng hạn! Nếu được thì mua giống ở đâu, ai có thể cung cấp. Bác nào biết xin tư vấn giúp với. Cám ơn.
Nếu anh có quan tâm thì tôi có thể cung cấp giống cho anh trồng thử. Tùy vào số lượng giá cả sẽ linh động được,
Phone: 0968886754(Huynh)
or 01688047728(Tuấn)
or 01699882460(Quân)
mail: huynhdevokiem@gmail.com
nick: huynhdekiemkhach
skyper : huynhdekiemkhach
 
Last edited:
Thông tin rất hay và bổ ích đây .ko biết ở miền nam có chưa?

Hiện nó đã vào thành phố rồi bạn. Bạn lại tiệm cây cảnh Hoàng Long garden số 644 Trường Chinh, p15, TB thử xem (đây là tiệm của đứa em mình)

giá khoảng 15k nếu mua 1 cây, 10 cây là 10k, trên 50 cây là 8k hay 6k thì phải.
 
Hôm bữa PHM nhờ bạn ra 644 Trường Chinh mua thử thì được báo là không cong bán cây cỏ ngọt nữa. Trước đó mình có mua thử 4 cây về trồng và kết quả là cây cứng cọi nhất cũng đã chết sau 20 ngày trồng thử nghiệm.

Không biết có ai đã trồng thành công ở miền Nam loại cây này chưa? Nếu có xin cho biết địa chỉ để mình liên hệ tham quan.

Xin cám ơn.
 
Loại này ở HCM có bán mà các bác, trong mấy siêu thị ấy, hồi năm 2008 mình đã uống thử rùi, cây phơi khô đóng trong bao, 0.5 hay 1kg gì đó(hok nhớ,hihi), pha 1 ít với nước nóng uống khá ngọt, bác nào muốn thử thì vào siêu thị tìm hiểu thêm nhé.
 
Em có cung cấp cây ngọt sấy khô ở HCM nhé. Chữa bệnh tiểu đường rất tốt ah
0909375582
120k/kg. Giao hàng tận nơi
 
Có 2 loại bệnh tiểu đường:
a- bị quá nhiều đường trong máu.
b- bị quá ít đường trong máu.
*
Ai bị bệnh loại A thì kiêng ăn đường và bột.
Khi đói, cũng không được ăn đường hay bột như người thường.
Ví dụ phải ăn cơm nấu bằng gạo xấu, có tỷ lệ bột thấp trong gạo,
không dược ăn cơm gạo nếp, vì gạo nếp có tỷ lệ bột cao. Những
người này nếu thèm ngọt, cũng không được ăn đồ ngọt có đường
như uống cà phê, ăn kẹo bánh, mứt, ăn chè, mà phải ăn đồ ngọt
có chất ngọt giả đường, như loại cây lá ngọt này.
*
Ai có bệnh tiểu đường loại B, mỗi khi lên cơn, thì phải ăn đường
ngay, ví dụ ăn một cái kẹo, môt thìa đường, một trái chuối chín,
một bát chè. Những người này ăn đồ ngọt giả đường vào thì
chẳng cảm thấy phê gì cả. Họ phải ăn đường thứ thiệt.
*
 
Nghe nói thấy mê quá. a e nào ở long an có trồng dược không vậy ta?:bang::bang::bang:
 
tôi có nhỏ em nghe nói về cây cỏ ngọt cũng "ham" quá.khu vực cần thơ hoặc các vùng phụ cận ai có xin liên hệ dùm.
 


Back
Top