Phèn với lúa hè thu và cách phòng chống

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Phèn gây ra những tác hại gì với cây lúa? Khi bị phèn, rễ lúa kém phát triển, màu nâu đen và khả năng hút dinh dưỡng qua rễ rất kém. Phèn cũng làm lúa còi cọc, cây thấp, nở bụi kém, xuất hiện các đốm nâu trên lá sau lan rộng ra khắp bề mặt lá và mép lá.


Nếu bị phèn trong thời kỳ làm đòng sẽ làm lúa chậm phát triển, đòng nhỏ, trỗ không tập trung và có thể bị nghẹn đòng, bông ngắn, hạt lép nhiều, năng suất và chất lượng đều giảm, lợi nhuận của nông dân thấp. Trong trường hợp bị phèn nặng, lá lúa chuyển nâu, khô dần từ mép lá trở vào, cây có thể bị lụi đi, chết khô và không cho năng suất.


Nguyên nhân gây ra phèn là gì? Phèn gây độc đối với lúa và các cây trồng khác là do (1) sắt tự do ở dạng ion hóa trị 2 trong đất gây ra; (2) nhôm di động và (3) do SO4 và do (4) pH thấp, đất chua gây hại. Trong một số trường hợp đất giàu hữu cơ có thể còn có tác hại của một số khí độc như H2S… gây ra.






11052011153514.jpg







 Tất cả các cây trồng đều cần dinh dưỡng sắt (Fe), nhôm (Al) và lưu huỳnh (S), tuy nhiên cần với số lượng nhỏ, trong khi ở đất phèn, hàm lượng các chất này quá cao, do đó gây hại cho cây trồng. Sở dĩ nồng độ sắt và nhôm di động trong đất phèn cao là do ở đất phèn có tầng sinh phèn có chứa nhiều pyrit. Trong những điều kiện thuận lợi, pyrit bị oxi hóa chuyển thành axit sunfuric. Chính axit này làm đất chua và hòa tan sắt, nhôm gây hại cho cây trồng.


Tại sao vụ hè thu bị phèn nặng hơn vụ đông xuân? Vụ hè thu do thời tiết nắng nóng hơn nên sự bốc thoát hơi nước cũng mạnh hơn so với vụ đông xuân, ôxi dễ dàng thâm nhập vào đất và tiếp xúc với pyrit để sinh ra axit sunfuric nên đất thường bị phèn nặng hơn so với vụ đông xuân. Nếu không giữ được lớp nước mặt mà để ruộng khô nứt nẻ thì oxi thâm nhập ngay vào đất và tạo phản ứng và gây nên hiện tượng xì phèn.


Phòng chống phèn bằng cách nào? Để phòng chống phèn cần phải làm đất phẳng, giữ nước mặt thường xuyên để không cho không khí thâm nhập gây oxi hóa pyrit sinh ra phèn. Khi đất bị phèn cần bón ngay lân, vôi và silic (dạng hòa tan) để khử phèn. Lân sẽ kết hợp với sắt, nhôm di động trong đất để kết tủa lại và không gây độc. Can xi và silic cũng có tác dụng khử sắt, nhôm di động gây độc và giảm phèn trong đất. Ngoài ra, canxi còn có tác dụng làm tăng pH đất, giảm chua cho đất.


Các dạng phân nào có tác dụng hạ phèn? Các loại phân lân, vôi hay những loại phân có hàm lượng lân cao, canxi cao đều có tác dụng hạ phèn. Tuy vậy không nên sử dụng các loại phân có hàm lượng lưu huỳnh (S) cao như SA, sunfat kali (K2SO4), NPK 16-16-8-13S… và có axit tự do như supe lân hay các loại phân có hàm lượng sắt cao cho đất phèn. Các loại phân Urea, DAP, lân nung chảy, NPK dạng 3 màu (có S thấp) và các loại phân bón lá có canxi cao, lân cao đều dùng tốt cho cây trồng trên đất phèn.


Bón phân cho lúa hè thu trên đất phèn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Bón phân Năm Sao cho lúa hè thu trên đất phèn để để đạt năng suất cao nhất theo qui trình sau: Bón lót 500kg vôi/ha, kết hợp 150-200kg NaSa Smart. Bón thúc lần 1: 150 kg NPK 20-20-15+TE Năm Sao hoặc Năm Sao TE-01. Bón thúc 2: 150-200kg Năm Sao TE-01. Bón thúc lần 3: 100kg Năm Sao TE-02. Phun bổ sung phân bón lá có hàm lượng canxi cao như Growmore 12-0-40+3CaO vào giai đoạn cây con, trước và sau trỗ để cung cấp thêm canxi cho lúa, giúp hạ phèn và đạt năng suất cao. Trong trường hợp bị xì phèn, cần bón bổ sung ngay 20-30kg Lân NaSa cho mỗi công để khử phèn và giúp lúa phát triển tốt.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top