Mà nè hỏi thăm ma đầu 1 chút :
Mới đây thế giới bình chọn nước Úc là nơi người dân có cuộc sống có hạnh phúc nhất thế giới
Vậy bác làm ơn cho biết : người dân ở đó được cái gì ? và người già được cái gì ? và có cái gì ở đấy để được gọi là hạnh phúc nhất thế giới ?
Phải hỏi Ma Đầu thôi, vì mấy ông con trả lời không …. rõ ràng
Cám ơn Lão Ma Đầu
Lão Tà,
Tui cũng nghe người ta nói cuộc sống của người dân Úc rất hạnh-phúc. Mà theo sắp hạng bây giờ thì là hạnh-phúc nhất nữa chứ! Nhưng không thấy nhựt-trình đăng như bản sắp hạng bên dưới. Mời Lão sẽ đọc sau. Bây giờ nói chuyện tin đồn.
Người ta đồn rằng: Dân Úc hạnh-phúc, riết rồi thành danh "Australia is a lucky country" (Úc là một đất nước may-mắn). Thật ra, nhiều nước may-mắn hơn, nhiều tài-nguyên hơn, nhiều... (đủ thứ) hơn, nhưng chính người dân của họ lại không được hạnh-phúc bằng.
Có khi nước nghèo hơn, mà người dân lại (cảm thấy) hạnh-phúc hơn, hạnh-phúc nhứt nữa, nhưng lại không được sắp lên hạng cao. Ví-dụ như Bắc Hàn. Bạn thử thăm dò xem, thì trăm người dân Bắc Hàn đều trả lời như một là họ rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, họ trăm lần hạnh-phúc hơn dân các nước khác.
Trở lạì câu Lão hỏi. Xin thưa. Tui mới vừa nhận được 1 thư của chính-quyền, cùng lúc với bà xã tui là họ thông-báo vừa gởi vào trương-mục của chúng tôi mỗi người 190 đô-la, để bồi-hoàn cho thuế các-bon chính-quyền đánh vào các nhà máy khiến giá điện tăng. Tiền nầy sẽ cho định-kỳ hàng năm.
Mấy năm trước đây, chính-quyền gởi cho mấy tay gìa mà còn đeo sống, chưa chịu ngõm, 1 lá thư, bảo là nên nối Internet, lên đó lang-thang cho đở tẻ nhạt cái tâm cằn-cỗi. Chỉ cần gởi cho họ 1 lá thư, cho biết công-ty cung-cấp Internet cho mình là sẽ được chính-phủ tặng liền 500 đô-la vào trương-mục. Tui ham quá, nên kết nối và rồi tham-gia Agriviet, để bây giờ tá-hỏa về cái sự giáo-dục hoàn-toàn khác biệt giữa 2 thế-hệ, mà người ta đổ lỗi cho là Ảo và Thưc. Chuyện nầy rảnh nói sau.
Người dân ở đây không bao giờ phải lo chuyện lót tay, khi cần gì đến công-sở. Thường thì bây giờ chỉ cần điện-thoại đến, là họ thảo-luận, giải-quyết (Ảo) ngay, mà không cần gặp mặt. Giải-quyết kiểu nầy, họ xin phép mình được ghi âm lại, xem như bằng chứng bằng giấy tờ, họ tin hoàn-toàn vào gía-trị lời nói của mình.
Cảnh-sát, khi chận mình ngoài lộ, thì "thưa Ông", chào hỏi mình rất lịch-sự, và lể-phép cho biết họ chận mình lại vì lý-do gì.
Đường xá thì ít khi thấy rác, thấy ổ gà. Tiền thuế của người sử-dụng xe cộ được dùng hết cho việc phục-vụ lại họ.
Con nít bị cưỡng-bức đi học. Thầy cô không được đánh hay nạt-nộ các Đấng Nhi-đồng học-trò của mình.
Người dân đi làm để có lợi-tức. Nhưng nếu lợi-tức thấp, chính-phủ bù. Và nếu đã cố-gắng kiếm việc mà không có, chính-phủ (có bổn-phận) phát lương đều-đặn để cho người ta sống, khoảng 270 đô-la/tuần.
Bệnh-hoạn thì người có mua bảo-hiểm sức-khỏe cũng như người không mua, đều được săn-sóc gần như giống nhau. (Hình như) làm lương trên 70.000 đô-la/năm thì phải mua bảo-hiểm tư. Còn lại thì chính-phủ bao Bảo-hiểm Sức khỏe.
Bệnh-viện săn-sóc các bệnh-nhân giống nhau. Trung-bình 1 y-tá/4 bệnh-nhân. Nhưng giới y-tá luôn cho là như vậy thì cực quá, nên họ đang đình-công coi tăng lương. Nhưng theo tui thấy thì (hình như) hiện tại cứ 1 y-tá/2 bệnh-nhân (?).
Cái lối săn-sóc bệnh-nhân của y-tá ở đây khiến tui nhiều khi suy-nghĩ: "Tui săn-sóc Cha Mẹ tui thua họ!".
Người già ở đây hả? Mấy năm trước tui bệnh nặng quá, cơ-quan xã-hội khuyên tui nên xin dịch-vụ săn-sóc nhà cửa, dịch-vụ ăn uống... Đó là họ sẽ cho người đến quét lau nhà cửa, rửa chén, giặt đồ, chở đi chợ... hoặc nếu không thì đặt thức ăn để họ mang tới với gía... vốn!
Người dân ở đây khám bệnh không tốn tiền, chỉ đôi khi trả các bác-sĩ chuyên-khoa. Nhưng răng, mắt thì phải trả.
Người già có thẻ giảm giá xe và các nơi giải-trí công. Chỉ phải trả giá tương-trưng. Cũng thẻ nầy, người già mua thuốc có chính-phủ trợ giá,
Bệnh-viện thì không bao giờ cho thân-nhân ở lại thăm nuôi. Bệnh-viện lo hết từ drap, mền, gối, ăn uống, săn sóc... Họ săn-sóc, như tui thưa trên, thì khỏi chê.
Bạn của bà Xã tui, có bà Mẹ bệnh mất năm ngoái. Chị kể, chị không đi làm, ở nhà lãnh-lương khá hậu-hĩ để săn-sóc Mẹ, trong lúc tiền già của bà Cụ vẫn phát. Bà cụ thì già, ngồi xe lăn, nên khi bệnh thì yếu lắm. Lúc bà Cụ mất trong bệnh-viện, thì nhân-viên bệnh-viện lúc thông-báo cho chị, người nầy quỳ thấp xuống cho vừa ngang tầm với chị đang ngồi, xin lỗi chị là, họ đã tận-lực, nhưngg vẫn không kéo dài sự sống của cụ Bà được.
Bà Cụ của chị mất, chính-quyền gởi chị 3500 đô-la để chị lo đám tang. Hết ý!
Uả, mà Lão có định qua đây chết chung với tui hôn?
Nói vậy chứ cũng có cái... phiền! Bạn tui mới vừa than. Anh đang chờ ra Tòa. Chắc là phạt nặng, có thể tù giam. Số là thằng con độc nhứt của anh thích nuôi chó. Nó đã có 1 con, rồi bây giờ thích thêm 1 con chó nữa. Con sau nầy lạ chỗ sủa dữ quá... Hàng xóm than-phiền với Hội bảo-vệ Súc Vật. Người ta đến kiểm-tra sự tình thì mới khám-phá là 2 con chó nầy đã 2 tuần qua chưa... tắm! Biên-bản được lập. Anh bạn tui nghĩ "thằng con Một của mình đang đi học, không nên nói đây là chó của nó, nên anh nhận là chó của anh". Vậy là biên-bản lập, anh là chủ chó. Và chủ chó nầy bị cáo buộc các tội:
- Nuôi chó không đăng-ký,
- Chó không có cấy Chip dưới da (Chip nầy ghi lý-lịch Chó),
- Thiếu săn-sóc. Có mùi không được tắm lâu hơn 2 tuần,
- Không dẫn Chó đi dạo.
Anh bạn tui rầu lắm! Có khi bị tù vì tội ngược đãi thú vật.
Bây giờ mời Lão xem:
THẾ GIỚI
Chủ nhật, 17/6/2012, 09:43 GMT+7
E-mail
Bản In
[h=1]Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới[/h] [h=2]Quỹ Kinh tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.
>
Việt Nam ở tốp 5 của HPI 2009[/h]
|
Việt Nam xếp thứ hai về chỉ số HPI theo đánh giá của NEF. Đồ họa: NEF |
<tbody>
</tbody>
Theo bản báo cáo của NEF, chỉ số HPI của Việt Nam là 60,4. Chỉ số này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái. Trong bản báo cáo gần nhất vào năm 2009, NEF xếp Việt Nam ở vị trí thứ 5.
Xếp trên Việt Nam là Costa Rica với chỉ số HPI là 64. Quốc gia Trung Mỹ này tiếp tục duy trì vị trí dẫn dầu như cách đây ba năm.
Một điều đáng chú ý đó là ngoại trừ Việt Nam, các vị trí còn lại trong tốp 10 nước dẫn đầu về chỉ số HPI đều là những quốc gia ở Nam Mỹ và Trung Mỹ. Không có một nước công nghiệp phát triển nào chen chân được vào tốp 10. Điều tương tự cũng được thể hiện ở bảng xếp hạng chỉ số HPI hồi năm 2009.
Ở chiều ngược lại của bảng xếp hạng năm nay, những nước được cho là kém hạnh phúc nhất trên thế giới lần lượt là Qatar (25,2), Chad (24.7) và Botswana (22.6).
NEF là một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường. Trụ sở của quỹ này đặt tại nước Anh. Từ năm 2006, NEF bắt đầu đưa ra các báo cáo về mức độ hạnh phúc tại các quốc gia, với đơn vị đánh giá là chỉ số HPI. Báo cáo năm nay là bản thứ ba, sau các bản khác vào các năm 2006 và 2009.
Nhật Nam