Vừa qua, tôi có dịp đi công tác tại huyện Thoại Sơn (An Giang), thấy bà con phơi lúa trong lều, ngay cả lúc gặp mưa mà vẫn rất nhàn nhã.
Gặp anh Nguyễn Hữu Sáng, người đã áp dụng phơi lúa bằng lều mấy năm nay, anh tâm sự: Trước đây mỗi khi vào vụ thu hoạch lúa hè thu tôi thường đem lúa ra lộ để phơi. Phơi trên lộ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông và mấy năm nay Nhà nước cũng đã cấm phơi lúa trên lộ. Thời gian gần đây tôi thấy nhiều bà con làm lều che trên sân nhà để phơi lúa rất tiện lợi nên tôi cũng làm theo.
Từ khi anh Sáng biết cách làm lều phơi lúa không lo lúa bị ướt hay nguy hiểm do tại nạn giao thông nữa. Cách làm lều che trên sân phơi lúa của anh Sáng và của nhiều bà con nông dân ở đây khá đơn giản. Lều được dựng trên nền sân phơi, xung quanh có hệ thống thoát nước dễ dàng. Lều được làm theo dạng một mái và hai mái. 
Lều dạng 2 mái được làm như như hình tam giác trông như hai mái nhà. Thông thường bà con dùng tre hoặc cây gỗ tạp dựng thành một hàng cột giữa sân có chiều cao khoảng 2,5- 3 mét với số lượng từ 6-10 tùy theo chiều dài của sân, khoảng cách mỗi cột là 2 mét. Trên đầu cột này được buộc với một cây tre chạy dài suốt sân, cây tre có tác dụng như một nóc nhà. Hai bên lề của sân được đóng một hàng cọc chạy dài suốt sân, cao 20 cm và cách nhau 1 m. Sau đó dùng dây chì (số 3) hoặc dây ni-lon đen (loại dây có đường kính bằng chiếc tăm xe đạp) buộc từ cọc bên này đến cây tre trên nóc và kéo xuống cột chặt vào đầu cọc bên kia. Sau đó dùng tấm đệm có kích thước tương ứng với sân phơi phủ trùm lên trên rồi kéo 2 đầu tấm đệm xuống buộc vào các cọc phía ngoài sân phơi. Lúc trời nắng thì kéo tấm đệm về một phía để cho nắng vào sân phơi, khi gặp trời mưa thì kéo tấm đệm che sân lại rất nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Đối với dạng lều che sân phơi một mái rất đơn giản: Treo một cây tre dài suốt chiều ngang của sân lên mái danh nhà trước. Sau đó cột các sợi dây ni-lon lên cây tre này rồi kéo xuống buộc chặt vào các cọc cây được đóng sẵn trước mặt ngoài sân phơi. Buộc một đầu của tấm đệm chạy dọc theo cây đòn tay của mái nhà. Đầu tấm đệm còn lại được luồn một cây tre nhỏ chạy dọc hết tấm đệm. Khi trời nắng bà con cuốn tấm ga lại và treo ngược lên cây đòn tay. Khi có mưa bà con chỉ cần tháo dây treo thì tấm ga sẽ tự động xổ xuống đến đầu cọc ở mặt đất, phủ trùm lên sân để bảo vệ số lúa không bị ướt.
Với cách làm lều như trên bà con đã tạo ra một mái che rất thuận lợi cho việc che lúa vào lúc trời mưa và chiều tối mà không cần phải kéo lúa lại. Gặp trời mưa nhiều ngày, với lượng lúa ít thì bà con cứ trải đều trên sân, lượng lúa nhiều thì cào lúa như những luống khoai, thỉnh thoảng đảo lúa hoặc có thể dùng quạt điện đặt ở một đầu theo hướng gió cho gió thổi làm lúa nhanh ráo vỏ sẽ giúp lúa không bị lên mộng. 
Khi hết vụ phơi lúa trong mùa mưa bà con có thể tháo dây và tấm ga xuống cất vào nơi khô ráo để sử dụng cho những vụ lúa tiếp theo. Chi phí cho việc làm lều không cao lắm, tre thì đa số tự túc được, dây và tấm cho một sân 100 m2 khoảng 1- 1,2 triệu tùy theo bà con chọn loại tấm đệm giá cao hay thấp. Thời gian sử dụng của lều che này có thể kéo dài từ 5-7 năm.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Gặp anh Nguyễn Hữu Sáng, người đã áp dụng phơi lúa bằng lều mấy năm nay, anh tâm sự: Trước đây mỗi khi vào vụ thu hoạch lúa hè thu tôi thường đem lúa ra lộ để phơi. Phơi trên lộ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông và mấy năm nay Nhà nước cũng đã cấm phơi lúa trên lộ. Thời gian gần đây tôi thấy nhiều bà con làm lều che trên sân nhà để phơi lúa rất tiện lợi nên tôi cũng làm theo.
Từ khi anh Sáng biết cách làm lều phơi lúa không lo lúa bị ướt hay nguy hiểm do tại nạn giao thông nữa. Cách làm lều che trên sân phơi lúa của anh Sáng và của nhiều bà con nông dân ở đây khá đơn giản. Lều được dựng trên nền sân phơi, xung quanh có hệ thống thoát nước dễ dàng. Lều được làm theo dạng một mái và hai mái. 
Lều dạng 2 mái được làm như như hình tam giác trông như hai mái nhà. Thông thường bà con dùng tre hoặc cây gỗ tạp dựng thành một hàng cột giữa sân có chiều cao khoảng 2,5- 3 mét với số lượng từ 6-10 tùy theo chiều dài của sân, khoảng cách mỗi cột là 2 mét. Trên đầu cột này được buộc với một cây tre chạy dài suốt sân, cây tre có tác dụng như một nóc nhà. Hai bên lề của sân được đóng một hàng cọc chạy dài suốt sân, cao 20 cm và cách nhau 1 m. Sau đó dùng dây chì (số 3) hoặc dây ni-lon đen (loại dây có đường kính bằng chiếc tăm xe đạp) buộc từ cọc bên này đến cây tre trên nóc và kéo xuống cột chặt vào đầu cọc bên kia. Sau đó dùng tấm đệm có kích thước tương ứng với sân phơi phủ trùm lên trên rồi kéo 2 đầu tấm đệm xuống buộc vào các cọc phía ngoài sân phơi. Lúc trời nắng thì kéo tấm đệm về một phía để cho nắng vào sân phơi, khi gặp trời mưa thì kéo tấm đệm che sân lại rất nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Đối với dạng lều che sân phơi một mái rất đơn giản: Treo một cây tre dài suốt chiều ngang của sân lên mái danh nhà trước. Sau đó cột các sợi dây ni-lon lên cây tre này rồi kéo xuống buộc chặt vào các cọc cây được đóng sẵn trước mặt ngoài sân phơi. Buộc một đầu của tấm đệm chạy dọc theo cây đòn tay của mái nhà. Đầu tấm đệm còn lại được luồn một cây tre nhỏ chạy dọc hết tấm đệm. Khi trời nắng bà con cuốn tấm ga lại và treo ngược lên cây đòn tay. Khi có mưa bà con chỉ cần tháo dây treo thì tấm ga sẽ tự động xổ xuống đến đầu cọc ở mặt đất, phủ trùm lên sân để bảo vệ số lúa không bị ướt.
Với cách làm lều như trên bà con đã tạo ra một mái che rất thuận lợi cho việc che lúa vào lúc trời mưa và chiều tối mà không cần phải kéo lúa lại. Gặp trời mưa nhiều ngày, với lượng lúa ít thì bà con cứ trải đều trên sân, lượng lúa nhiều thì cào lúa như những luống khoai, thỉnh thoảng đảo lúa hoặc có thể dùng quạt điện đặt ở một đầu theo hướng gió cho gió thổi làm lúa nhanh ráo vỏ sẽ giúp lúa không bị lên mộng. 
Khi hết vụ phơi lúa trong mùa mưa bà con có thể tháo dây và tấm ga xuống cất vào nơi khô ráo để sử dụng cho những vụ lúa tiếp theo. Chi phí cho việc làm lều không cao lắm, tre thì đa số tự túc được, dây và tấm cho một sân 100 m2 khoảng 1- 1,2 triệu tùy theo bà con chọn loại tấm đệm giá cao hay thấp. Thời gian sử dụng của lều che này có thể kéo dài từ 5-7 năm.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: