Nền nông nghiệp nước ta có nguy cơ lệ thuộc vào(Website HNDHY) - Chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã trả lời chất vấn về các biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; tăng xuất khẩu nông sản; công tác quản lý nhà nước về vấn đề giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…
Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tập trung chỉ đạo quyết liệt 3 giải pháp: Chỉ đạo toàn bộ hệ thống phối hợp với các địa phương giám sát và quyết liệt phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, đến nay đã cơ bản khống chế được; tăng cường kiểm soát thức ăn và con giống để bảo đảm chất lượng tương xứng với đồng tiền nông dân bỏ ra, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan ở địa phương biên giới quyết liệt kiểm soát tình trạng buôn lậu. Về lâu dài, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, trong khuôn khổ chủ trương tái cơ cấu ngành, Bộ đang rà soát ngành chăn nuôi tại các địa phương nhằm xác định những loại gia súc, gia cầm phù hợp. Hiện nay, năng suất nhiều loại gia súc, gia cầm của nước ta còn thua kém so với các nước tiên tiến, nên Bộ cũng nhận thấy cần có sự điều chỉnh quyết liệt về vấn đề này; khuyến khích phương thức chế biến thức ăn công nghiệp, đồng thời rà soát quy hoạch sản xuất nguyên liệu trong nước, giảm giá thành thức ăn; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân những cách thức chăn nuôi tiến bộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn.
“Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên nhằm giảm giá thành chăn nuôi trong điều kiện khó khăn thì người dân mới có lãi” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Về vấn đề liệu có giải pháp đột phá nào để giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững, Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: Giải pháp quan trọng đối với ngành là triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, Bộ đã lập Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án này và thời gian tới sẽ nhanh chóng triển khai trong toàn ngành.
Trả lời câu hỏi: Liệu có cần gói giải pháp hỗ trợ cho nông dân? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Hiện nay, khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp đang gặp phải là thị trường, lúa đang chín đầy đồng khắp từ Nam ra Bắc. Trái cây, lợn, gà, cá tra cũng rất nhiều, nhưng vì giá xuống nên thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính do vậy, lúc này, Chính phủ đã có chủ trương cho các doanh nghiệp cấp tốc thu mua 1 triệu tấn gạo để dự trữ, để hỗ trợ giữ giá cho nông dân. Kết quả là giá lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã nhích lên vài trăm đồng một kg. Mặt khác, Chính phủ cũng chủ trương chỉ đạo ngành Ngân hàng tăng cường cung cấp tín dụng cho bà con nông dân để bà con không phải bán vội lúa trả nợ cho ngân hàng, cũng như mua vật tư cho nông vụ tiếp theo và duy trì đàn gia súc của mình. Thêm nữa, Chính phủ cũng chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tiêu thụ các loại nông sản cho bà con nông dân để giữ giá cho bà con. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, Bộ cần có giải pháp và những giải pháp đó sẽ nằm trong đề án tái cơ cấu ngành.
Ngoài ra, Bộ cũng cần phải có đầu tư mang tính chất lâu dài và căn cơ như: Nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là nâng cấp, cải tiến các loại giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng để giúp cho nông dân sản xuất ổn định, hiệu quả.
Chất vấn về vấn đề hiện tại, dư luận cho rằng, con giống, thức ăn gia súc, gia cầm, vacxin phòng chống bệnh dịch phần lớn phải nhập; vấn đề chất lượng con giống, cây giống hiện nay; liệu nền nông nghiệp của nước ta có nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài hay không, khi phải nhập khẩu quá nhiều như vậy?
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, hiện ngành vẫn chủ động đầu vào về các loại giống cây trồng, vật nuôi về cơ bản sản xuất ở trong nước. Bộ trưởng khẳng định, thông tin nói 60 - 70% con giống, cây giống được sản xuất ở nước ngoài là thông tin không chính xác.
“Tuy nhiên, ở miền Bắc có trồng lúa lai (nhập khẩu 70% giống lúa lai của Trung Quốc). Hiện các nhà khoa học trong nước vẫn chọn tạo ra các giống lúa lai. Tuy nhiên, các giống lúa lai của chúng ta sản xuất ra vẫn chưa có chất lượng bằng các nước bạn, nên tiếp tục phải nhập khẩu. Còn các giống cây cao su, cà phê…, chúng ta vẫn tự lai, chọn” – Bộ trưởng lý giải.
Về các giống cây trồng, con vật nuôi khác, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chất lượng cũng tùy từng loại cây, có loại tốt, nhưng cũng có loại còn thua kém. Như giống cà phê của chúng ta, năng suất hàng đầu thế giới, tuy nhiên, chất lượng cà phê vẫn thua kém các nước khác. Đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, do không có nguồn kali nên hầu hết nhập phân kali. Thế nhưng, nước ta có mỏ về phốt pho nên có nhà máy phân đạm… Do đó, chúng ta tự chủ được 2/3 về phân đạm.
"Về thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu nhập nguyên liệu và đóng gói ở trong nước. Vacxin cúm gia cầm, dịch tai xanh vẫn phải nhập khẩu. Về thức ăn chăn nuôi, ngô, đỗ tương, khoai lang, sắn…, chúng ta nhập khẩu các nguyên liệu này để chế biến thức ăn công nghiệp" - Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
Trước đó, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Theo Báo cáo, nội dung các kiến nghị liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu là về tiếp tục ban hành các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai; tăng cường quản lý, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng, dầu, điện, gạo; hoạt động của các ngân hàng thương mại, giải quyết nợ xấu; tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng; tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, xóa đói, giảm nghèo; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật…
Đến nay, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức hữu quan đã nghiên cứu, giải quyết, trả lời 1.487/1.487 kiến nghị của cử tri.
So với các kỳ họp Quốc hội trước đây, trong và sau Kỳ họp thứ 4, hầu hết các bộ, ngành đều đã tích cực quan tâm, nghiên cứu, tiếp thu, kịp thời có văn bản trả lời cử tri, giúp cho các đại biểu Quốc hội có thông tin tương đối đầy đủ để báo cáo với cử tri trong đợt tiếp xúc cử tri chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, trong đó, có một số bộ có văn bản trả lời sớm, ngay sau Kỳ họp thứ 4 như các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo. Một số bộ, cơ quan ngang bộ có nhiều kiến nghị nhưng đã tích cực nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời cử tri, như: Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.. Về hạn chế, Báo cáo chỉ rõ, một số bộ, ngành do số lượng kiến nghị
nhiều, việc giải quyết, trả lời một số kiến nghị còn chậm so với thời hạn quy định tại Nghị quyết Liên tịch số 525, nên đại biểu Quốc hội gặp khó khăn khi trả lời cử tri trong hoạt động tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội. Một số văn bản trả lời vẫn còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị, chủ yếu trích dẫn các quy định của pháp luật, nghị quyết, nghị định của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội mà chưa đề ra được giải pháp, lộ trình giải quyết. Trong các kiến nghị thuộc thẩm quyền Chính phủ, giao cho các bộ, ngành xem xét, giải quyết, có kiến nghị nhiều bộ cùng trả lời, có kiến nghị chưa được trả lời kịp thời vì cho rằng, không thuộc thẩm quyền của bộ, ngành mình.
Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội XIII.
Theo chinhphu.vn
Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tập trung chỉ đạo quyết liệt 3 giải pháp: Chỉ đạo toàn bộ hệ thống phối hợp với các địa phương giám sát và quyết liệt phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, đến nay đã cơ bản khống chế được; tăng cường kiểm soát thức ăn và con giống để bảo đảm chất lượng tương xứng với đồng tiền nông dân bỏ ra, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan ở địa phương biên giới quyết liệt kiểm soát tình trạng buôn lậu. Về lâu dài, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, trong khuôn khổ chủ trương tái cơ cấu ngành, Bộ đang rà soát ngành chăn nuôi tại các địa phương nhằm xác định những loại gia súc, gia cầm phù hợp. Hiện nay, năng suất nhiều loại gia súc, gia cầm của nước ta còn thua kém so với các nước tiên tiến, nên Bộ cũng nhận thấy cần có sự điều chỉnh quyết liệt về vấn đề này; khuyến khích phương thức chế biến thức ăn công nghiệp, đồng thời rà soát quy hoạch sản xuất nguyên liệu trong nước, giảm giá thành thức ăn; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân những cách thức chăn nuôi tiến bộ theo hướng chăn nuôi công nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn.
“Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên nhằm giảm giá thành chăn nuôi trong điều kiện khó khăn thì người dân mới có lãi” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Về vấn đề liệu có giải pháp đột phá nào để giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững, Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: Giải pháp quan trọng đối với ngành là triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, Bộ đã lập Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án này và thời gian tới sẽ nhanh chóng triển khai trong toàn ngành.
Trả lời câu hỏi: Liệu có cần gói giải pháp hỗ trợ cho nông dân? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Hiện nay, khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp đang gặp phải là thị trường, lúa đang chín đầy đồng khắp từ Nam ra Bắc. Trái cây, lợn, gà, cá tra cũng rất nhiều, nhưng vì giá xuống nên thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính do vậy, lúc này, Chính phủ đã có chủ trương cho các doanh nghiệp cấp tốc thu mua 1 triệu tấn gạo để dự trữ, để hỗ trợ giữ giá cho nông dân. Kết quả là giá lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã nhích lên vài trăm đồng một kg. Mặt khác, Chính phủ cũng chủ trương chỉ đạo ngành Ngân hàng tăng cường cung cấp tín dụng cho bà con nông dân để bà con không phải bán vội lúa trả nợ cho ngân hàng, cũng như mua vật tư cho nông vụ tiếp theo và duy trì đàn gia súc của mình. Thêm nữa, Chính phủ cũng chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu để tiêu thụ các loại nông sản cho bà con nông dân để giữ giá cho bà con. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, Bộ cần có giải pháp và những giải pháp đó sẽ nằm trong đề án tái cơ cấu ngành.
Ngoài ra, Bộ cũng cần phải có đầu tư mang tính chất lâu dài và căn cơ như: Nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là nâng cấp, cải tiến các loại giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời, tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng để giúp cho nông dân sản xuất ổn định, hiệu quả.
Chất vấn về vấn đề hiện tại, dư luận cho rằng, con giống, thức ăn gia súc, gia cầm, vacxin phòng chống bệnh dịch phần lớn phải nhập; vấn đề chất lượng con giống, cây giống hiện nay; liệu nền nông nghiệp của nước ta có nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài hay không, khi phải nhập khẩu quá nhiều như vậy?
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, hiện ngành vẫn chủ động đầu vào về các loại giống cây trồng, vật nuôi về cơ bản sản xuất ở trong nước. Bộ trưởng khẳng định, thông tin nói 60 - 70% con giống, cây giống được sản xuất ở nước ngoài là thông tin không chính xác.
“Tuy nhiên, ở miền Bắc có trồng lúa lai (nhập khẩu 70% giống lúa lai của Trung Quốc). Hiện các nhà khoa học trong nước vẫn chọn tạo ra các giống lúa lai. Tuy nhiên, các giống lúa lai của chúng ta sản xuất ra vẫn chưa có chất lượng bằng các nước bạn, nên tiếp tục phải nhập khẩu. Còn các giống cây cao su, cà phê…, chúng ta vẫn tự lai, chọn” – Bộ trưởng lý giải.
Về các giống cây trồng, con vật nuôi khác, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chất lượng cũng tùy từng loại cây, có loại tốt, nhưng cũng có loại còn thua kém. Như giống cà phê của chúng ta, năng suất hàng đầu thế giới, tuy nhiên, chất lượng cà phê vẫn thua kém các nước khác. Đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, do không có nguồn kali nên hầu hết nhập phân kali. Thế nhưng, nước ta có mỏ về phốt pho nên có nhà máy phân đạm… Do đó, chúng ta tự chủ được 2/3 về phân đạm.
"Về thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu nhập nguyên liệu và đóng gói ở trong nước. Vacxin cúm gia cầm, dịch tai xanh vẫn phải nhập khẩu. Về thức ăn chăn nuôi, ngô, đỗ tương, khoai lang, sắn…, chúng ta nhập khẩu các nguyên liệu này để chế biến thức ăn công nghiệp" - Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.
Trước đó, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Theo Báo cáo, nội dung các kiến nghị liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu là về tiếp tục ban hành các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai; tăng cường quản lý, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng, dầu, điện, gạo; hoạt động của các ngân hàng thương mại, giải quyết nợ xấu; tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng; tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, xóa đói, giảm nghèo; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật…
Đến nay, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức hữu quan đã nghiên cứu, giải quyết, trả lời 1.487/1.487 kiến nghị của cử tri.
So với các kỳ họp Quốc hội trước đây, trong và sau Kỳ họp thứ 4, hầu hết các bộ, ngành đều đã tích cực quan tâm, nghiên cứu, tiếp thu, kịp thời có văn bản trả lời cử tri, giúp cho các đại biểu Quốc hội có thông tin tương đối đầy đủ để báo cáo với cử tri trong đợt tiếp xúc cử tri chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, trong đó, có một số bộ có văn bản trả lời sớm, ngay sau Kỳ họp thứ 4 như các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo. Một số bộ, cơ quan ngang bộ có nhiều kiến nghị nhưng đã tích cực nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời cử tri, như: Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.. Về hạn chế, Báo cáo chỉ rõ, một số bộ, ngành do số lượng kiến nghị
nhiều, việc giải quyết, trả lời một số kiến nghị còn chậm so với thời hạn quy định tại Nghị quyết Liên tịch số 525, nên đại biểu Quốc hội gặp khó khăn khi trả lời cử tri trong hoạt động tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội. Một số văn bản trả lời vẫn còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề cử tri kiến nghị, chủ yếu trích dẫn các quy định của pháp luật, nghị quyết, nghị định của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội mà chưa đề ra được giải pháp, lộ trình giải quyết. Trong các kiến nghị thuộc thẩm quyền Chính phủ, giao cho các bộ, ngành xem xét, giải quyết, có kiến nghị nhiều bộ cùng trả lời, có kiến nghị chưa được trả lời kịp thời vì cho rằng, không thuộc thẩm quyền của bộ, ngành mình.
Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội XIII.
Theo chinhphu.vn