Quy trình 3N + 2A trên cây lúa giai đoạn đòng - trỗ

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Thời gian gần đây, thời tiết nóng lạnh thất thường kèm theo mưa ẩm kéo dài, trời âm u, thiếu ánh nắng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại xuất hiện và phát triển gây hại trên cây lúa nhất là bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae).


Đặc biệt trong những ngày vừa qua liên tục nắng nóng, nhiệt độ tăng cao kèm theo mưa ẩm, các bệnh hại khác như khô vằn, tiêm lửa, đốm nâu, tiêm hạch... cũng đã xuất hiện phá hại trên nhiều diện tích lúa xuân sớm.


Vì vậy để khắc phục tình trạng cây lúa chậm phát triển và chủ động hơn trong việc phòng trừ các bệnh hại lúa giai đoạn đòng - trỗ, nhằm giữ vững năng suất lúa vụ đông xuân này ở phía Bắc, chúng tôi khuyến cáo bà con nên tiếp tục áp dụng quy trình phòng chống bệnh và tăng năng suất lúa 3N + 2A. Đây là quy trình quản lý bệnh hại và tăng năng suất lúa do Công ty Bayer nhiều năm nghiên cứu áp dụng chỉ với 2 loại thuốc trừ nấm là Nativo 750 WG và Antracol 70W đã thành công trên cây lúa từ năm 2007 đến nay.






10052011141715.gif







Nhờ đặc tính lưu dẫn cao, thấm sâu rất nhanh chống rửa trôi và tác động kép tổng hợp duy nhất chỉ có ở thuốc Nativo 750 WG (phối hợp của 2 hoạt chất Trifloxystrobin và Tebuconazol) cộng với tác động đa điểm lên tế bào nấm gây bệnh có tác dụng hạn chế khả năng kháng thuốc của nấm, đồng thời bổ sung cho cây lúa một hàm lượng lớn kẽm (Zn++) dễ tiêu của thuốc Atracol 70WP (trong 1kg thuốc thương phẩm có chứa 150g kẽm). Vì vậy hai loại thuốc này ngoài tác dụng phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại trên cây lúa còn có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ lá và bộ rễ làm lúa xanh cây, đứng lá, lúa đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đòng to, trỗ đều.


Quy trình 3N + 2A thực hiện đơn giản, dễ làm song đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân do làm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận thu được từ cây lúa. Lợi ích nhiều mặt của quy trình là phòng chống được tất cả các bệnh nấm hại lúa từ đầu đến cuối vụ, đồng thời làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa với các điều kiện bất lợi của môi trường, kích thích cây lúa sinh trưởng tốt trong mọi hoàn cảnh bất thuận dẫn đến tăng năng suất. Áp dụng quy trình này đã giải quyết được khó khăn cho bà con trong việc thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”, nhất là đúng lúc hay đúng thời điểm phun thuốc.


Kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân sản xuất lúa vụ đông xuân này ở một số tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương... đã áp dụng quy trình 3N + 2A đều cho thấy: Hộ nào có xử lý thuốc Antracol 70WP giai đoạn sau cấy đến lúa đẻ nhánh (thực hiện công thức A1 trong quy trình 3N + 2A ) đều khắc phục được triệu chứng vàng lá, nghẹt rễ lúa, mặc dù điều kiện nhiệt độ còn thấp nhưng cây lúa sinh trưởng mạnh hơn, lá xanh hơn và cây lúa đẻ nhánh khoẻ hơn các hộ không phun rõ rệt.


Một điều bà con cũng cần lưu ý là đối với những năm thời tiết bất thuận như vụ đông xuân này việc thực hiện quy trình 3N + 2A không nên căn cứ máy móc vào số ngày sau khi gieo hoặc cấy mà căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để xử lý thuốc cho hiệu quả cao.


Ở giai đoạn cây lúa làm đòng đến trỗ, do áp lực bệnh hại tăng lên và là giai đoạn xung yếu của cây lúa, chúng tôi khuyến cáo bà con cần chú ý tăng cường khâu kiểm tra đồng ruộng, giữ nước ruộng không để khô hạn, hạn chế bón phân đạm vô cơ và kết hợp phun thuốc Antracol 70WP với thuốc Nativo750WG (thực hiện tốt bước A2 + N1 của quy trình 3N + 2A) để chủ động phòng trừ tất cả các bệnh nấm hại lúa.


Bón nhiều phân đạm vô cơ trong tình huống lúa đông xuân ở phía Bắc lúc này càng kéo dài thời gian sinh trưởng của cây lúa, làm tăng nguy cơ dịch bệnh trên cây và lúa trỗ càng muộn, dễ gặp gió Lào gây lép hạt đồng thời sẽ khó khăn hơn cho cây lúa vụ mùa tới. Về liều lưọng thuốc phun, bà con có thể sử dụng như sau: Thuốc Nativo 750 WG liều lượng 0,12 kg/ha (pha 3g thuốc cho 1bình bơm 8 lít) phun 2 bình/500m2. Thuốc Antracol 70WP liều lượng 1-1,5 kg/ha (pha 1 gói 25gr thuốc/bình 8 lít, phun 2 bình/500 m2). Hai loại thuốc này có thể hỗn hợp được để phun cho cây lúa ở giai đoạn đòng - trỗ.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 
Last edited:
Back
Top