Sâu đục thân cây mía được bắt làm đồ nhậu

Người dân ở huyện Ngọc Lặc có thể đào được 4 đến 5 kg sâu đục thân cây mía mỗi ngày, giá bán 80.000 đồng/kg.
1-1546430855_r_460x0.jpg


Những ngày này cánh đồng mía ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã khai thác hết chỉ còn trơ lại gốc, cũng là thời điểm người dân đổ ra đồng bắt sâu đục thân cây mía về làm thức ăn. Với người dân địa phương đây là món ăn đặc sản.
10-1546430858_r_460x0.jpg


Sâu đục thân cây mía chỉ cần chiên qua dầu mỡ là có thể ăn được ngay. Loài này có vị ngậy bùi và ngọt, vỏ ngoài dai nên được dân nhậu ưa chuộng.
2-1546430856_r_460x0.jpg


Cây mía sau khi chặt còn trơ gốc ngả màu vàng hoặc gốc bị rỗng là dấu hiệu cho thấy có sâu đục thân.
3-1546430856_r_460x0.jpg


"Chúng tôi gọi sâu đục thân cây mía là con lụy (luậy, sùng đất), đây là ấu trùng của bọ cánh cứng. Sau khi khai thác mía, người dân đốt gốc để trồng vụ mới, chờ khi mưa xuống sẽ dễ dàng đào bắt được lụy", anh Trương Văn Hải (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cho biết.
4-1546430856_r_460x0.jpg


Mỗi gốc mía thường có từ một đến 2 con sâu đục thân, kích thước bằng ngón tay cái, dài tới 10 cm.
5-1546430857_r_460x0.jpg


Anh Cao Mạnh Tuấn (Ngọc Lặc) cho biết trước đây người dân địa phương chỉ đào sâu đục thân cây mía để làm đồ nhậu đãi bạn bè, nhưng đến nay có thể bắt để bán cho các hàng quán . "Loài này sống ở đất ẩm, chúng thường ăn mía, ngô, dừa. Nếu làm tổ trong thân cây thường có màu trắng", anh Tuấn nói.
7-1546430857_r_460x0.jpg


Con lụy thường nằm cách đất khoảng 20 cm, người đào có thể bắt dễ dàng khi nhấc gốc mía lên.
8-1546430857_r_460x0.jpg


Mỗi ngày một người dân ở Ngọc Lặc có thể đào được 4 đến 5 kg sâu đục thân cây mía, giá bán 80.000 đồng/kg. Tại các nhà hàng, con lụy được rửa sạch và rút bỏ phần ruột trước khi chế biến.
Sâu đục thân cây mía được bắt làm đồ nhậu ở Thanh Hóa - VnExpress
 
Back
Top