Sếu đầu đỏ

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Hiện có ba phân loài được biết đến: Sếu đầu đỏ Ấn Độ (Grus antigone antigone) được tìm thấy ở miền bắc Ấn Độ, Pakistan và Nepal. Có vào khoảng 10.000 con Tiểu loài Australia (Grus antigone gilliae) được tìm thấy ở Queensland, Australia. Có khoảng 5.000 con. Sếu đầu đỏ phương Đông (Grus antigone sharpii) trước đây từng xuất hiện trên khắp Đông Nam Á nhưng hiện nay chỉ còn lại ở Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam hiện sếu chưa sinh sản, chỉ trở lại trong mùa khô với số lượng khoảng 800 đến 1.000 con ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) và Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông-Đồng Tháp). Riêng tại Vườn quốc gia Tràm Chim, do việc quản lý thủy văn chưa phù hợp đã làm thu hẹp diện tích đồng cỏ năng không còn nguồn thức ăn cho chim sếu dẫn đến mật độ cá thể của loài chim này bị giảm theo hàng năm.
Trong các loài chim biết bay sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất thế giới. Sếu đầu đỏ có lông sơ cấp và lông bao cánh sơ cấp màu đen; đầu và cổ trụi lông, đầu và da trần trên cổ màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu màu xanh sừng. Chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. Loài phụ Ấn Độ có kích thước nhỏ hơn sếu đầu đỏ phương Đông và thiếu vòng trắng ở cổ. Sếu đầu đỏ cao tới 1.5m, nặng 8-10kg, là loài lớn nhất trong các loại sếu. Tiếng kêu của nó vang xa tới 2km.
Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cũng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần gũi với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc.Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.Sếu được coi là sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất của thế giới.

 
Last edited:
Back
Top