Silic, phân vai trò quan trọng cao đối với cây trồng.

  • Thread starter maydoph
  • Ngày gửi
Chủ đề chuyên sâu: Silic, phân vai trò quan trọng cao đối với cây trồng.

a) Tầm quan trọng của silic

Lúa: Theo nhiều nhà khoa học, để có được 1 tấn thóc, cây lúa hút khoảng 18 - 20 kg N thì có đến 80 - 103 kg SiO2, theo FAO (Tổ chức Nông lương Thế giới) có thể tới 250 kg Si. Đặc biệt trong vỏ trấu chiếm đến 27 kg Si/1 tấn thóc.

Như vậy là cây hút Si còn nhiều hơn cả đạm và kali. Theo S.Yoshida (IRRI), khi hàm lượng Si trong lá lúa dưới 5% là cây thiếu Si nghiêm trọng. Khi hàm lượng Si trong lá dưới 11% bón Si đã có hiệu quả.

b) Các loại silic cơ bản tồn tại trong tự nhiên:

Silic hợp chất có nhiều loại, chứa trong nhiều loại đất cát khác nhau. Thông thường trong đất Si là thành phần chính, chiếm 50 - 60% thể tích tùy loại đất. Hạt cát và một số loại đá cũng có Si (đặc biệt cát có hàm lượng Si rất cao 80 - 90%).
30221521_980955585401442_3182463679916408832_n.jpg


Nhưng quan trọng nhất là Si đó ở dạng hòa tan được hay không, cây trồng có sử dụng được hay không?.

Si trong cát và đá đa phần không thể hòa tan, do vậy cây trồng không hấp thụ được.

Si dạng hòa tan ở dạng Acid Silic (H4SiO4) đây là dạng cây hấp thu được Trong dung dịch được tìm thấy trong dung dịch đất chỉ chứa khoảng từ 3,5 - 4,0 mg/l (từ 3,5 - 4,0 ppm). .

Trong nhiều trường hợp, Si tổng số cao nhưng hàm lượng hữu hiệu lại thấp, nhất là khi đất kiềm có pH cao trên 7.

Điều kiện ngập nước: Trong quá trình ngập nước hàm lượng Si dễ tiêu tăng, đặc biệt trong đất chứa nhiều chất hữu cơ.

Sự thu hút Si dễ dàng hơn khi hàm lượng nước trong đất cao, đặc biệt đối với lúa. Nồng độ Si hòa tan tăng theo thời gian ngập nước do nồng độ dạng thủy phân H2SiO4 gia tăng.

Khả năng dễ tiêu của Si tăng lên thường đi cùng với sự gia tăng hàm lượng của các hydroxide Fe, Mn khử vô định hình trong đất ngập nước.

c) Vai trò của silic

Có thể tổng quát 3 tác dụng chính của Si:

Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng: Tăng độ cứng cho thân cây, chống đổ ngã, ngăn ngừa sâu bệnh và côn trùng gây hại, tăng khả năng đề kháng với hạn (giảm mất nước), chịu úng lụt, nóng, tăng khả năng chống oxy hóa, hư hỏng của sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản.

Giúp bảo vệ đất: Do sử dụng các hóa chất, tăng cường độ màu mỡ cho đất và có khả năng giữ nước tốt, tăng khả năng sử dụng lân và đạm, giảm tác hại do hút quá nhiều kiềm loại nặng độc hại Fe, Al và Mn... giúp cân bằng và nâng cao lượng khoáng chất trong đất để cây trồng dễ hấp thụ.

Tăng cường quang hợp, tăng năng suất cho các loại cây trồng, làm giảm tỷ lệ hạt lép, làm cho hoa màu, rau quả có vị thơm ngon, giòn ngọt.
30124842_980955525401448_6043616681710845952_n.jpg


d) Biện pháp bổ sung silic

- Bổ sung Si cho đất từ nguồn Si tự nhiên: Ở một số vùng có thể bổ sung Si một cách đáng kể từ nước tưới, đặc biệt là nước ngầm từ vùng đất núi lửa rất giàu Si. Giả sử trung bình nồng độ Si trong khoảng 3-8mg Si/L và liều lượng nước tưới khoảng 10.000 m3 nước/ha/vụ, có thể tính được lượng Si bổ sung vào từ nước tưới là khoảng 30 – 80kg Si/ha/vụ.

- Quản lý rơm rạ, biện pháp sau thu hoạch: Về lâu dài, sự thiếu Si được ngăn chặn bằng biện pháp không lấy đi rơm rạ lúa sau khi thu hoạch, tái sử dụng rơm rạ (5 – 6%Si) và vỏ trấu (10%Si) để bón vào đất.

- Biện pháp bón phân: Thường xuyên bón phân có chứa silic như Silicate Ca (14 – 19%Si): 120 – 200kg/ha hay Silicate K (14% Si): 40 – 60 kg/ha.

Lưu ý: trên thị trường có nhiều loại phân chưa Silic nhưng cần ưu tiên các loại phân sau:

Lân nung chảy: giá thành rẻ là đáp ứng nhu cầu Si phần lớn cây trồng.

Phân zeolite: có loại loại: của Việt nam màu trắng chứa 65% SiO2 và của INDO màu xanh nhạt chứa 72% SIO2 ( khuyên dùng). Loại phân này thường gặp trong các dòng phân trung lượng. Nó có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với lân nung chảy về độ tơi xốp đất và giúp tăng khả năng hấp thụ phân và giảm mất phân tới 30-40%.

Tuy nhiên, các loại phân trên khi bón riêng lẻ thì không mang hiệu quả cao bằng so với kết hợp chúng với loại phân khác.

Thường chúng kết hợp với CaO. Tỉ lệ CaO: Nung chảy: Zeolite khác nhau tùy theo loại đất và pH đất.

Ví dụ: Nếu muốn làm đất đệm ổn định pH thì tỉ lệ CaO và Lân nung chảy cao so với zeolite. Ngược lại, muốn làm đất xốp, tăng khả năng hấp thu phân bón thì zeolite cao hơn các thứ còn lại.

Còn muốn tốt nhất thì bón xen kẻ 2 tỉ lệ trên.
---------------------------------------------------------------------------
Phần tham khảo thêm:

Hàm lượng và Si trong cây

Hàm lượng Si trong cây phụ thuộc vào tuổi cây. Cây trưởng thành và lá già có hàm lượng Si cao hơn cây còn nhỏ và lá non. Cây trồng có thể được xếp vào nhóm cây tích lũy Si hoặc không tích lũy Si.

- Nhóm cây tích lũy Si: Bao gồm những loại sống ở đất ngập nước như cây lúa, các loại thuộc họ hòa thảo, chứa 10-15% SiO2 trong chất khô. Nhóm này cũng bao gồm những loại cây trồng cạn nhưng: ngủ cốc, mía và một số cây song tử diệp với hàm lượng Si trong cây thấp hơn (1-3% SiO2 trong chất khô). Những loài cây có thể thích nghi cao ở đất liền cho đến biển như cỏ, tảo và họ hòa thảo đều là cây thuộc nhóm tích lũy Si. Tro của một số cây đơn tử diệp có thể chứa đến 90% SiO2.
30124723_980952385401762_8906550574514700288_n.jpg


- Nhóm cây không tích lũy Si: gồm hầu hết các loại cây song tử diệp như cây họ đậu với ít hơn 0,5% SiO2 trong chất khô.

Dạng silica vô định hình hiện diện trong cây là dạng silica gel (tức là một dạng của silica vô định hình được hydrate hóa, SiO2.n H2O, hoặc axit silica dược trùng hợp). Silica gel là dạng phổ biến nhất của Si trong cây, chiếm 90 – 95% Si tổng số trong cây. Ngoài ra: Si cũng hiện diện ở những dạng khác, Si trong nhựa cây ở dạng axit silic H4SiO4. Silic có thể được kết hợp với các

thành phần của vách tế bào dạng silica hoặc có thể trong pectin. Phân tử của axit silic sẵn sàng kết hợp với nhiều chất (cả cá phân tử đơn giản như methemoglobin, albumin, collagen, gelatin, insulin, pepsin và lamirarin). Một phần silica trong cây được liên kết chặt trong cấu trúc của cellulose và chỉ có thể tách rời được sau khi cellulose bị phân hủy.

***Theo tính toán, mỗi tấn rơm rạ chứa khoảng 40 kg Si, chứa trong thành tế bào dưới dạng Phytolits, nếu để các dạng này phân hủy hữu cơ quay lại đất tự nhiên, nó sẽ bù đắp trở lại lượng Si hút đi.

Nhưng khi đốt rơm rạ thành tro, bón lại đất, lượng Si này trở thành “trơ”, cây trồng không hút được, là nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt, khủng hoaảng thiếu Si trên nhiều loại đất, đặc biệt vùng đất cát bạc màu vùng ven biển, nội đồng thiếu phân hữu cơ, phù sa bồi đắp.

Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho cây trồng dễ đổ ngã trước gió mạnh, dễ xâm nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất lượng nông sản ngày càng giảm. Vấn đề làm sao bù đắp được lượng Si thiếu hụt.
----------------------------------------------------------------------------

***Nguồn tham khảo thêm:

- Cây hút Silic nhiều hơn đạm và kali? nongnghiep.vn

- VAI TRÒ CỦA SILIC ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
website: maydoph.info
 




Back
Top