Tác dụng của chế phẩm vi sinh trong ao nuôi trồng thủy sản

  • Thread starter ngoctule
  • Ngày gửi
Về vấn đề men vi sinh, có rất nhiều tài liệu, giáo trình... nói đến, tuy nhiên để gói gọn lại tác dụng của men vi sinh tôi xin đưa ra những tóm tắt ngắn gọn sau đây:
1. Khái niệm về chế phẩm vi sinh:
Là các chế phẩm có nguồn gốc từ VSV hữu ích, được tạo ra bằng con đường sinh học, rất đa dạng với nhiều tên thương mại khác nhau.
Thành phần của CPVS rất đa dạng, có thể chứa chỉ một loài hay rất nhiều loài vi khuẩn, có thể bổ sung thêm các men phân giải hữu cơ, các Vitamin hay các chất chiết xuất sinh học…Hầu hết CPVS được tạo nên từ 3 thành phần:
Thành phần I: là các chủng VK có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các HCHC như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp. , Cellulomonas sp. , Lactobacillus sp. , Streptococcus sp. , Sacharomyces sp. , …
Thành phần II: các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
Thành phần III: các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu của hệ vi khuẩn có lợi.
Một số ít CPVS chỉ có hỗn hợp một số enzyme như Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
2. Công dụng của chế phẩm vi sinh:
Phân hủy các HCHC như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn. Hạn chế được nguy cơ ô nhiễm hữu cơ.
Chuyển hóa các khí độc: Nitrosomonas spp. có thể chuyển hóa ammonia thành nitrite và Nitrobacter spp. Chuyển hóa nitrite thành nitrate, Rhodobacter spp. và Rhodococcus spp. có khả năng làm giảm H2S trong đáy bùn ao…
Sự phát triển của các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm chỗ và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh
* Các tác dụng gián tiếp khác:
Có khả năng điều khiển sự phát triển ổn định của tảo, vì sản phẩm hoạt động phân hủy của các vi khuẩn có lợi là CO2 và các loại muối dinh dưỡng, chúng sẽ giúp ổn định hệ thực vật phù du, đồng thời gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tảo đáy.
Khi ao nuôi có màu nước ổn định và thích hợp sẽ giúp ổn định hàm lượng oxy hòa tan và pH trong ngày đêm và trong suốt vụ nuôi.
Một số CPVS còn có tác dụng tăng khả năng hấp thụ thức ăn, cải thiện hệ men và vi khuẩn có lợi ở đường ruột của tôm, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong ruột CPVS về cơ bản không có các phản ứng tiêu cực tới sức khỏe vật nuôi và môi trường. Khi sử dụng CPVS, người nuôi sẽ không hoặc rất ít cần phải sử dụng kháng sinh và hóa chất trong suốt chu kỳ nuôi.
* Nhóm xử lý ao nuôi:
Nhờ tác dụng của VSV phân hủy các chất hũu cơ nằm trong nhóm dị dưỡng (Heterotrophin bacteria).
Điểm yếu: sản sinh ra ammonia.
Nitrosomonas sử dụng ammonia NH4+ làm chất dinh dưỡng. Nhóm VSV này khi sử dụng Ammonia sẽ sinh ra Nitrit (NO2-) cũng gây sốc cho tôm.
Nitrobacter chuyển Nitrite (NO2-) thành dạng Nitrate (NO3-) là chất không độc.
* Một CPVS tốt phải bao gồm:
- Một nhóm vi khuẩn (vi khuẩn dị dưỡng– Heterotrophin bacteria, vi khuẩn hoá tự dưỡng Nitrosomonas, Nitrobacter)
- Các men (Enzym) như: Amylase, Protease, Lipase, Cellulose
- Các chất khoáng dinh dưỡng.
- Có thể có thêm các chất chiết xuất sinh học
* Cơ chế hoạt động:
Các Enzym phân huỷ các HCHC phức tạp thành các HCHC đơn giản. Sau đó các chủng loại vi sinh vật phát huy tác dụng như sau:
@ Giảm Ammonia (NH3):
Vi sinh vật dị dưỡng chuyển hoá các HCHC đơn giản thành các chất vô cơ (CO2, NH3).
NH3 được làm giảm do hai loài vi sinh vật hoá tự dưỡng theo chu trình sau:
NH4+ + 1,5O2 ---------> Nitrosomonas------> NO2- + 2H+ + H2O
NO2- + 0,5O2 --------->Nitrobacter-------> NO3-
* Giảm tảo:
Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate (NO3-) thành Nitơ phân tử (N2) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm hạn chế sự gia tăng mật độ tảo, duy trì độ trong trong ao nuôi tôm các tháng cuối không nhỏ hơn 30cm.
* Giảm bệnh:
Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus sẽ phát triển số lượng rất lớn, cạnh tranh sử dụng hết thức ăn của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và nhóm vi khuẩn Vibrio có hại, ngăn cản sự phát triển của chúng. Từ đó làm giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm nuôi. Nhờ đó, hạn chế được việc sử dụng các hoá chất, thuốc kháng sinh, giảm thay nước trong quá trình nuôi, góp phần cải thiện chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản.
* Nhóm trợ tiêu hoá:
- Được sử dụng trộn vào thức ăn trước khi cho tôm ăn. Bao gồm một số vi sinh vật, một số men trợ tiêu hoá, các Vitamin A, B1, B2, B3, B6, E…, các nguyên tố vi lượng. Có tác dụng giúp tôm, cá tăng tính ngon miệng, giúp tiêu hoá hoàn toàn các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, giảm tiêu hao thức ăn do tiêu hoá kém,
- Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh đường ruột
- Giúp phân huỷ nhanh các chất hữu cơ từ thức ăn thừa
- Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, làm tăng các vi sinh vật có lợi trong thành đường ruột của tôm.
* Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng CPVS:
Trong thực tế thường gặp hiện tượng có ao nuôi dùng CPVS có hiệu quả rất tốt, có ao dùng CPVS nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Do vậy, để dùng CPVS có hiệu quả cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cách dùng và liều lượng dùng: nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên chu kỳ dài, ngắn giữa 2 lần sử dụng phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước của từng ao, từng giai đoạn nuôi khác nhau.
- Nếu có thể, trước khi dùng CPVS nên thay nước mới để tránh ảnh hưởng của kháng sinh và hoá chất đã dùng trước đó tới hiệu quả của CPVS.
- Không dùng chung hoặc ngay trước hay sau khi sử dụng kháng sinh hay các chất diệt khuẩn như BKC, Formalin, Iodine, thuốc tím… vì nếu như vậy sẽ làm vô hiệu hoá tác dụng của CPVS.
- Phải sử dụng CPVS theo định kỳ để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi.
Nếu bệnh xuất hiện trong các ao nuôi đang dùng CPVS, buộc phải dùng thuốc sát trùng hay kháng sinh để xử lý bệnh thì sau khi tôm đã khỏi bệnh từ 3- 5 ngày cần phải dùng lại CPVS để khôi phục lại hệ VSV ở đáy ao, trong đường ruột của tôm .
- Nếu dùng CPVS vào các ngày có nhiệt độ nước ao < 200C, nên nuôi cấy CPVS trong nước ấm với nhiệt độ từ 30- 350C trước khi dùng.
- Đa số VSV trong các CPVS thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí. Do vậy, khi đưa xuống ao nuôi phải tăng cường hàm lượng Oxy hòa tan trong nước, đặc biệt là đáy ao để quá trình tăng sinh khối và hoạt động phân huỷ của các vi khuẩn có lợi được thuận lợi.
- CPVS là sản phẩm chỉ nên dùng trong hệ thống ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh và bán thâm canh là nơi có nhiều nguy cơ ô nhiễm hữu cơ.
Hy vọng những nội dung trên đã giải thích phần nào về vấn đề men vi sinh mà bạn cũng như những ngưòi làm nghề nuôi trồng thuỷ sản quan tâm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại vi sinh ví dụ như men vi sinh Aquaclean của công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đại Việt
Vi sinh xử lý nước ao nuôi trồng thủy sản Microbelift Aqua-C giúp xử lý, giảm các chất khí nặng mùi, độc hại và các chất ô nhiễm trong ao, hồ.
· Vi sinh xử lý đáy ao nuôi trồng thủy sản Microbelift-SA giúp xử lý bùn đáy, mùi nước trong ao, hồ nuôi tôm, cá.
· Vi sinh nuôi trồng thủy sản Microbelift-N1 xử lý khí độc trong ao nuôi thủy sản.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
MS NGỌC TÚ
0902421214
ngoctu@dathop.com.vn
 


Last edited by a moderator:
vi sinh rất tốt nên số lượng và chủng loại,thương hiệu trên thị trường rất nhiều.mọi người nên thử nghiệm trước vì thực tế có rất nhiều vi sinh dởm,không đúng trong quảng cáo
bản thân tôi khuyên mọi người nên dùng hàng nhập của mỹ,đài loan,hoặc thái lan,hàng việt của mình nói thật là hàng dởm rất nhiều
 


Back
Top