Tại sao nên chọn và trồng giống bơ trái vụ/nghịch mùa

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Bơ là một loại cây trồng lợi thế và nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của vùng Tây Nguyên, phát triển vườn Bơ ghép hiện đang được các cơ quan chức năng và nhiều nhà vườn quan tâm. Do đó, một số thông tin ghi nhận được về Hiện trạng sản xuất; Tình hình tiêu thụ; Loại giống Bơ ... hy vọng sẽ đóng góp cho nhà vườn có cái nhìn tốt hơn trong việc lựa chọn, quyết định phát triển loại cây trồng này <!--[if !mso]> <style> v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} table.MsoTableGrid {mso-style-name:"Table Grid"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; border:solid windowtext 1.0pt; mso-border-alt:solid windowtext .5pt; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt solid windowtext; mso-border-insidev:.5pt solid windowtext; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapedefaults v:ext="edit" spidmax="1035"/> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapelayout v:ext="edit"> <o:idmap v:ext="edit" data="1"/> </o:shapelayout></xml><![endif]--> Bơ là loại trái cây rất giàu dưỡng và có giá trị xuất khẩu, ngoài ăn tươi quả bơ còn được chế biến thành các món rất hợp khẩu vị như sa lát, sinh tố, súp, nước sốt. Trong công nghiệp, quả bơ đã được chế biến thành gacamol, dầu ăn rất bổ dưỡng, nến xông phòng hay chế biến thành dầu hấp tóc, dưỡng da ...Trong sách kỹ lục Guiness, Bơ là loại quả được xác nhận có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.
1 Cây Bơ trong cơ cấu cây trồng
Bơ là một loại cây trồng lợi thế và nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của vùng Tây Nguyên, qua thực tế trồng trọt lâu đời cùng những kết quả nghiên cứu cho thấy, ở độ cao trên 500m với các nền đất đỏ và đất xám mà nhiều nơi khác không dễ có được, cây bơ sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng vượt trội và có thể xem là cây trồng đặc sản của Vùng. Cây Bơ cũng là cây trồng xen rất phù hợp cho nhiều diện tích ở vùng "thủ phủ" cà phê, cây bơ tiếp nhận ánh sáng ở tầng cao, khai thác dinh dưỡng ở tầng sâu hơn, cây bơ che bóng, chắn gió phù hợp cho cà phê và các ngưồn ký chủ sâu bệnh hại gần như không tương thích.
Trên toàn tỉnh Đắk Lắk đã có gần 50% diện tích cà phê già cỗi và rất khó tái canh (cà phê), trong nhiều năm qua giá cà phê biến động ở mức thấp, hiệu quả đầu tư trên nhiều diện tích cà phê già cỗi không cao. Nhu cầu về giống bơ như là một trong số loại cây trồng luân canh và xen canh hiệu quả, thực tế cây bơ đã đem lại thu nhập rất cao, đặc biệt là bơ nghịch vụ/trái mùa. Ngoài các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh thành khác có bơ cung cấp cho thị trường trong nước nhưng sản lượng không lớn.

2. Tỷ lệ diện tích trồng bơ ở các huyện tại ĐắkLắk
Chỉ có 9 trong 14 huyện/thành phố có diện tích bơ lớn để cung cấp cho thị trường cả nước. Theo thống kê của chương trình Phát triển Chuỗi Giá trị Bơ trái Đắk Lắk năm 2006, vào mùa chính vụ có khỏang 126 vựa bơ, sản lượng bơ cung cấp cho thị trường là 40.410 tấn/mùa, diện tích bơ đang cho thu hoạch quả khoảng 404.100 cây (2.694 ha bơ mật số 150 cây/ha) và đang tăng nhanh ở các năm sau, lợi nhuận đem lại cho Tỉnh hơn 7 triệu USD và hiện nay đã tăng lên khá nhiều. Ngoài ra, kết quả điều tra theo tiêu chuẩn vườn cho quả và vườn đại diện trên 8 huyện/Tp tại Đắk Lắk đến cuối năm 2008 giám định được hơn 5.000 cây bơ, trong đó huyện Ea Kar và Krông Năng chiếm hơn 50% diện tích, chủ yếu là bơ trồng hạt.
Trong 3 năm gần đây, diện tích bơ ghép tăng rất nhanh ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, kể cả Đồng Nai và Quảng Trị. Trong nhiều khâu của Chuỗi giá trị Bơ thì hiện nay, giống được xác định là khâu quan trọng và thăng chốt, nhưng các giống bơ đang cho trái hiện trồng từ hạt, phân ly cao trên nhiều tính trạng như hình dáng, chất lượng quả và năng suất thường thấp, mất giá, đây cũng là khó khăn quan trọng cho việc tiêu thụ bơ tại các thị trường cao cấp trong nước, khó khăn trong bảo quản cũng như đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu.

3. Mùa thu hoạch bơ chính vụ tại một số tỉnh
Bơ có 3 chủng sinh thái và đều thích hợp ở loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước phải tốt và càng lên cao, cây bơ có thời gian sinh trưởng bền hơn và chất lượng bơ tốt hơn. Ngoài điều kiện đất đai, khí hậu, thì hầu như ở các vùng trồng bơ đều có những cây bơ cho quả nghịch vụ (thu sớm hay muộn hơn), đây là nguồn gen quý cần xác định tính ổn định về mùa vụ, năng suất và chất lượng quả trong công tác giống.
Hiện nay, vùng trồng bơ cho thu hoạch gồm một số tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Mộc Châu thu hoạch vào tháng 9-10. Ở miền Trung có trồng được bơ nhưng nổi bật là Quảng Trị có vùng bơ thu hoạch từ tháng 8 &ndash; 10 (muộn so với Đắk Lắk), một số nơi ở miền Đông Nam bộ như huyện Long Khánh, Định Quán của tỉnh Đồng Nai bơ thu hoạch vào tháng 4- 6 (sớm hơn so với Đắk Lắk), bơ Lâm Đồng thu hoạch tập trung từ tháng 6 &ndash; 9. Nhìn chung, những địa điểm trên có sản lượng bơ thu hoạch không nhiều và chất lượng bơ cung ứng cho thị trường không cao, một phần trong đó là yếu tố giống. Riêng bơ tại Đắk Nông, một lượng lớn bơ được thu hoạch và vận chuyển về Đắk Lắk từ tháng 5 &ndash; 8.
Nhìn tổng thể trong nước thì Đắk Lắk là nơi đứng đầu về diện tích, sản lượng bơ, chi phối mùa vụ bơ tập trung từ tháng 5 đến đầu tháng 8. Theo thống kê ở năm 2006, một ngày chính vụ tại ĐăkLăk có 126 vựa hoạt động, cung cấp hơn 400 tấn đi nhiều tỉnh trong nước, trong khi 1 ngày vào giữa tháng 10 chỉ còn 6 vựa bơ và có gần 2 tấn. Sự chênh lệch về sản lượng là quá lớn với <u>tỷ lệ 1/200</u>. Đây là cơ sở quan trọng quyết định việc chọn giống.
Từ 2008 đến nay, sản lượng bơ thu hoạch tăng dần và diện tích trồng bơ ghép cũng tăng nhanh, nhưng chiếm chủ yếu vẫn là giống bơ thu chính vụ cung cấp từ rất nhiều nguồn, tốc độ phát triển nguồn cung và đầu ra nếu không tương xứng trong thời gian tới sẽ kéo theo nguy cơ rớt giá trong mùa chính vụ.

4 Sơ nét tình hình cây bơ giống tại ĐắkLắk
Nhu cầu về giống bơ ghép đã và đang tăng từ năm 2007, thiếu hụt khá lớn vào vụ mưa 2009 và 2010. Trong bối cảnh nguồn giống tốt không đủ đáp ứng và công tác thông tin, tuyên truyền của các đơn vị hỗ trợ bị bỏ ng&otilde;, đây là cơ hội cho rất nhiều đơn vị kinh doanh cây giống gần như chưa biết gì về cây bơ và các tiêu chuẩn tuyển chọn đã chạy theo nhu cầu thị trường, thêm vào đó là một lượng khá lớn bơ từ miền Tây (nơi rất khó trồng bơ) được đưa về cung cấp cho ĐăkLăk và một số tỉnh Tây Nguyên, điều này tồn tại rất nhiều nguy cơ tìm ẩn về giống, là nguy hại lâu dài cho nhà vườn và cho sản xuất
Hiện tại, chỉ có 2 trong gần một trăm đơn vị cung cấp giống tại ĐăkLăk có giống bơ được công nhận, gồm Viện KHKT NLN Tây Nguyên có 5 dòng bơ với các mã hiệu nguồn giống từ CĐD.BO.41.06 đến CĐD.BO.41.10 và Công ty TNHH Một Thành Viên Dak Farm là đơn vị sở hữu 05 dòng bơ nghịch vụ với mã hiệu từ CĐD.BO.41.01 đến CĐD.BO.41.05 (gồm 01 dòng bơ thu sớm, 03 dòng bơ thu muộn và 01 dòng bơ thu hoạch rải vụ). Đây là những nguồn giống được nghiên cứu, tuyển chọn và chính thức công nhận, nên rất cần thông tin để khuyến khích phát triển phục vụ cho sản xuất.
Đặt điểm, năng suất và chất lượng của các cây đầu dòng bơ nghịch vụ có thểm tìm hiểu qua website: <u>www.caygiongdakfarm.vn</u>

5. Vấn đề tiêu thụ
Mùa vụ thu hoạch bơ tại Đắk Lắk cũng như Đắk Nông tập trung chính vụ từ tháng 5 đến tháng 8 và đạt ngưỡng giá cao nhất từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12. Kết quả ghi nhận cho thấy: Trên cùng một loại (3 quả/kg), giá bơ liên tục tăng qua các năm từ 2006 đến 2010; Giá mua tại Buôn Ma thuột cao hơn ở các huyện và thấp nhất ở huyện Ea Hleo; Giá bán bơ muộn cao hơn bơ sớm và thấp nhất vào chính vụ; Nhiều siêu thị trong nước như Metro, Coop Mart, Fivi Mart, Big C ... đang tiếp nhận nguồn bơ của ĐăkLăk với số lượng lớn; Thi trường xuất khẩu đã và đang được xúc tiếp với nhiều tiềm năng khá lớn nhưng vấn đề chất lượng, độ đồng đều, tính liên tục là những rào cản đang tồn tại, mà phải cần đến những diện tích bơ ghép đúng giống có chất lượng tốt, đồng đều và mùa thu hoạch kéo dài là những khâu quan trọng trong nhiều khâu của Chuỗi giá trị cần cải tiến.

6. Hiệu quả kinh tế cho mô hình trồng bơ (trồng hạt, giống chính vụ, nghịch vụ)
Tạm tính trung bình trên mô hình trồng bơ xen cà phê, tuổi vườn bơ 8 -9 năm, trồng 185 cây/ha gồm các nguồn giống bơ trồng từ hạt, trồng giống ghép (từ các nguồn giống trôi nổi) thu hoạch chính vụ và giống bơ ghép thu muộn được công nhận.
Hiệu quả kinh tế các dạng hình trồng bơ xen canh cà phê.
Mô hình
nguồn giống Bơ
Năng suất
kg/cây
Sản lượng
Kg/ha
Giá bán
1.000 đ/kg
Thu nhập
triệu/ha
Trồng từ hạt
70
12950
5
64750
Giống ghép "không tên" thu chính vụ
100
18500
8
148000
Giống bơ Muộn được công nhận
125
23125
18
416250
Thu từ cà phê
3,2
3500
30
105000
Là loại cây lâu năm, dễ chăm sóc, trên 1 ha bơ 8 - 9 năm tuổi, ở vườn bơ trồng 185 cây/ha từ hạt thu nhập gần 65 triệu đồng/ha/năm; Ở vườn bơ trồng từ cây ghép giống trôi nổi thu hoạch chính vụ ước đạt 150 triệu/ha/năm; Trong khi ở vườn bơ ghép giống nghịch vụ, thu nhập khoảng hơn 400 triệu/ha/năm, gấp 2,8 và 6,4 lần so với 2 dạng mô hình trên trong cùng điều kiện chăm sóc. Sự chênh lệch này sẽ tăng cao khi vườn bơ ổn định và tăng cao năng suất

Tóm Lại:
- Bơ là quả rất giàu dinh dưỡng và có giá trị xuất khẩu.
- Là loại cây trồng có thế mạnh và nhiều tiềm năng trong cơ cấu đa dạng hóa cây trồng tại Tây Nguyên
- Bơ là loại cây lâu năm, dễ chăm sóc và đem lại thu nhập rất cao, nhất là bơ nghịch vụ
- Bơ được tiêu thụ ở nhiều thị trường của hơn 36 tỉnh thành trong nước và đang được mở rộng. Tiềm năng xuất khẩu là khá lớn, nhưng hiện ở ĐắkLắk vẫn đang trông đợi những vườn bơ ghép có chất lượng trái đồng đều, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu và thu hoạch ở nhiều thời điểm để cung cấp thường xuyên.
- Nhu cầu về giống bơ đang tăng cao, rất nhiều giống bơ không rỏ nguồn gốc, chất lượng kém, chiếm đa số là giống chính vụ đang "cơ hội" trong thời gian qua sẽ là nguy hại lâu dài cho nhà vườn và cho sản xuất.
- Tỷ lệ sản lượng của bơ trái vụ xấp xỉ 1/200 so với bơ chính vụ, giá bán chênh nhau 5 -7 lần, rất cần thiết để phát triển bơ giống trái vụ
- Chỉ có 2 trong hàng vài chục điểm cung cấp cây giống trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk có được nguồn giống bơ chính thức công nhận, trong đó Công ty TNHH Một Thành Viên Dak Farm (số 142 - Km 12,5 - QL 27 &ndash; Cư Kuin &ndash; ĐăkLăk- <u>www.caygiongdakfarm.vn</u>) đang có nhiều dòng bơ nghịch vụ được công nhận.
- Bơ là loại quả ăn tươi, khó bảo quản, diện tích bơ thu hoạch chính vụ tỷ lệ rất lớn nên rất cần thiết phát triển các giống bơ mùa nghịch để vừa an toàn trong tiêu thụ vừa đem lại thu nhập cao Nguồn: www.caygiongdakfarm.vn
Thông tin được đăng trên Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật &ndash; Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật DakLak số 01-2011
 


Last edited:
Bài viết quá dài và khó hiểu.
Tôi xin chia sẻ ý nghĩ của tôi như sau:

1- Người Việt Nam chưa có thói quen ăn Bơ.
Thị trường trong nước tiêu thụ Bơ rất kém.
Điều đó làm cho nghề trồng Bơ khó phát triển.

2- Bơ Việt Nam trồng quá ít, mẫu mã và chất
lượng không đồng đều, không làm nên thương hiệu.

3- Các giống Bơ gọi là tiêu chuẩn ở Đăk Lăk
cho đến nay chưa đóng vai trò chủ lực hay tiên
phong trong nghề trồng Bơ Việt Nam.

4- Việt Nam thật ra chỉ có một mùa Bơ. Bơ cùng
một giống mà trồng lên phía bắc hay nơi lạnh hơn
thì thu hoạch muộn hơn, mà mang xuống phía nam
hay nơi ấm nóng hơn thì thu hoạch sớm hơn.

5- Nước Mỹ có nhiều giống Bơ, thu hoạch quanh
năm, không có chính vụ. Tuy vậy, giống bơ ngon
nổi tiếng nhất thì vào mùa hè. Do đó, có thể nói
Bơ Mỹ cũng có chính vụ. Các giống Bơ từ mùa Thu,
Đông và Xuân thì kém ngon. Giống Bơ ngon này có
tên là Hass, có trái khá nhỏ. Nó có cái tốt là
vỏ khá cứng, mang chở đi bán đỡ bị giập. Trái nhỏ
cũng là điểm tốt, vì có người chỉ ăn 1 trái, có
người ăn 2 trái. Trái bơ to có dở ở chỗ hầu như
không có ai ăn hết được 1 trái nặng 6 lạng trở lên.

6- Nghề trồng Bơ Việt Nam nên chú trọng tìm giống
Bơ thật ngon trước. Sau tiêu chuẩn ngon, mới đến
các tiêu chuẩn khác, như vỏ tốt, mùa thu hoạch,
cỡ trái, và cuối cùng là tiêu chuẩn hạt nhỏ. Theo
hướng đó, mới có thể bán sang Nhật, Hàn được. Không
cần nhằm bán cho người trong nước, vì hướng đó rất
chậm, không kích thích, đẩy mạnh nghề trồng Bơ.

Trong hình là bơ Hass, tôi mua 1 đô rưỡi 1 trái:

15DollarsAvocado_zpsc7726b70.jpg


Đây là giống bơ không có tên tuổi, giá chỉ một nửa
giá bơ Hass, tôi mua cốt chụp ảnh chứ sau đó chẳng
muốn mua ăn nữa. Trái lớn gấp 4 nhưng giá chỉ gấp đôi:

Avocado002_zps3de006fa.jpg


Giống bơ Hass cũng nổi tiếng ở năng suất khá cao.
Năng suất Bơ tính trung bình theo cây, và mật độ
cây trong 1 héc ta, nên cũng coi là năng suất tính
theo đơn vị diện tích.
 
Có một điều quan trọng mà hầu như mọi người không đề cập đến đó là bệnh của cây bơ.

Nhà tôi ngày xưa có vườn cà phê cũng có vài cây bơ trong vườn để gọi là lấy quả ăn đỡ buồn... vậy mà cà phê chưa tàn mà bơ đã "đội nón" ra đi hết không một triệu chứng báo trước. Chỉ biết là tự nhiên lá khô héo và "lên đường".

Theo quan sát của tôi thì cây bơ không phải loại cây dễ tính. Chỗ đất nào nó hợp thì mọc rất bền lâu. Còn chỗ nào nó đã không ưa thì có trồng lại rồi cũng chết đứng.

Vì vậy, trong vùng thì hiếm khi thấy cây bơ to. Có người bạn nói với tôi, nhà anh ấy có mỗi 1 cây bơ mỗi năm bán được 3 triệu tiền quả, thương lái tự hái quả.

Quả bơ giá cao chính là vì sau 3, 4 năm chăm sóc vất vả sản phẩm bạn thu được nhiều phần trăm là lá khô và củi làm chất đốt.
 
Có một điều quan trọng mà hầu như mọi người không đề cập đến đó là bệnh của cây bơ.

Nhà tôi ngày xưa có vườn cà phê cũng có vài cây bơ trong vườn để gọi là lấy quả ăn đỡ buồn... vậy mà cà phê chưa tàn mà bơ đã "đội nón" ra đi hết không một triệu chứng báo trước. Chỉ biết là tự nhiên lá khô héo và "lên đường".

Theo quan sát của tôi thì cây bơ không phải loại cây dễ tính. Chỗ đất nào nó hợp thì mọc rất bền lâu. Còn chỗ nào nó đã không ưa thì có trồng lại rồi cũng chết đứng.

Vì vậy, trong vùng thì hiếm khi thấy cây bơ to. Có người bạn nói với tôi, nhà anh ấy có mỗi 1 cây bơ mỗi năm bán được 3 triệu tiền quả, thương lái tự hái quả.

Quả bơ giá cao chính là vì sau 3, 4 năm chăm sóc vất vả sản phẩm bạn thu được nhiều phần trăm là lá khô và củi làm chất đốt.

bạn có thể chia sẽ thêm: kể từ khi trồng đến khi cây cuối cùng chết là bao lâu không bạn ?
 
gởi bạn @Sương Sâm ,
Tôi không nhớ chính xác khoảng thời gian là mấy năm. Chỉ nhớ rằng tôi có được ăn trái bơ... chưa được bán quả nào.
Hồi ấy nông dân mình cũng có cơn sốt trồng cây bơ. Rồi thì truyền thông cũng tung tin rằng quả bơ bổ dưỡng hơn cả thịt bò... mà hồi ấy thì nông dân mình chỉ khi nào đám cưới đám giỗ thì may ra có đĩa thịt bò xào mà ăn... mà thịt cũng chẳng có mấy, chỉ toàn là hành tây, dứa và cà chua.
Lan man một tí cho vui, giờ vào đúng trọng tâm 1 tí nhé. Đợt sốt cây bơ hồi ấy mọi nhà đều trồng bơ bằng hạt, vì vậy cây mọc cao khoảng 4 - 5 mét, cành lá rậm rạp rồi mới bắt đầu có quả bói. Vì vậy mà tôi đoán nó khoảng 3 - 4 năm thì bắt đầu chết.
Thân cây chết không hề thấy sâu mọt gì cả, lá khô rũ xuống nhưng không rụng khỏi cành ngay. Tôi đoán nó chết từ gốc...
 
Đúng rồi. Bơ chết vì vi trùng hay vi khuẩn
ăn thối rẽ. Tôi đọc nhiều bài về cây Bơ,
nhưng các bài chỉ nói thoáng qua bệnh này.
Dù sao, cũng có vẻ như Bơ bị thì không chữa
được, mà chỉ phòng chống bằng cách chọn đất
cao, cách mực nước ngấm hơn 2 mét, và khi mưa
thì sau đó không được tưới. Mỗi lần tưới, phải
đợi cho nước róc từ trên mặt đất xuống hết dưới
mực nước ngầm, thi mới được tưới lại. Nếu mưa
thuận gió hòa thì không được tưới nước.

Tài liệu nói, bơ trồng từ khi nảy mầm từ hạt
lên, thì phải 7-8 năm mới bói. Bơ ghép thì 1
năm mọc từ hột mới ghép. Sau đó 1-2 năm nữa thì
đã có trái, nhưng vì cây còn nhỏ, nên rất ít trái,
và trái cũng nhỏ. Đến khi cây cao lớn, cành lá
rườm rà, mới có nhiều trái, và có trái bự, thì
phải thêm 1-2 năm nữa. Tính ra thì sớm hơn bơ
trồng từ hạt 2 năm.

Bơ trồng vào đất cao, không bị bệnh nấm rễ, thì
có thể sống già 2 chục năm. Trừ mấy năm già cằn
cỗi, ít trái đi, và 4-5 năm đầu, ít nhất bơ cũng
có chục năm nhiều trái, trái ngon, và chủ nhàn.
May ra thì được 15 năm chủ ngồi thu hoạch, đếm tiền.
 

Bài viết quá dài và khó hiểu.
Tôi xin chia sẻ ý nghĩ của tôi như sau:

1- Người Việt Nam chưa có thói quen ăn Bơ.
Thị trường trong nước tiêu thụ Bơ rất kém.
Điều đó làm cho nghề trồng Bơ khó phát triển.

2- Bơ Việt Nam trồng quá ít, mẫu mã và chất
lượng không đồng đều, không làm nên thương hiệu.

3- Các giống Bơ gọi là tiêu chuẩn ở Đăk Lăk
cho đến nay chưa đóng vai trò chủ lực hay tiên
phong trong nghề trồng Bơ Việt Nam.

4- Việt Nam thật ra chỉ có một mùa Bơ. Bơ cùng
một giống mà trồng lên phía bắc hay nơi lạnh hơn
thì thu hoạch muộn hơn, mà mang xuống phía nam
hay nơi ấm nóng hơn thì thu hoạch sớm hơn.

5- Nước Mỹ có nhiều giống Bơ, thu hoạch quanh
năm, không có chính vụ. Tuy vậy, giống bơ ngon
nổi tiếng nhất thì vào mùa hè. Do đó, có thể nói
Bơ Mỹ cũng có chính vụ. Các giống Bơ từ mùa Thu,
Đông và Xuân thì kém ngon. Giống Bơ ngon này có
tên là Hass, có trái khá nhỏ. Nó có cái tốt là
vỏ khá cứng, mang chở đi bán đỡ bị giập. Trái nhỏ
cũng là điểm tốt, vì có người chỉ ăn 1 trái, có
người ăn 2 trái. Trái bơ to có dở ở chỗ hầu như
không có ai ăn hết được 1 trái nặng 6 lạng trở lên.

6- Nghề trồng Bơ Việt Nam nên chú trọng tìm giống
Bơ thật ngon trước. Sau tiêu chuẩn ngon, mới đến
các tiêu chuẩn khác, như vỏ tốt, mùa thu hoạch,
cỡ trái, và cuối cùng là tiêu chuẩn hạt nhỏ. Theo
hướng đó, mới có thể bán sang Nhật, Hàn được. Không
cần nhằm bán cho người trong nước, vì hướng đó rất
chậm, không kích thích, đẩy mạnh nghề trồng Bơ.

Trong hình là bơ Hass, tôi mua 1 đô rưỡi 1 trái:

15DollarsAvocado_zpsc7726b70.jpg


Đây là giống bơ không có tên tuổi, giá chỉ một nửa
giá bơ Hass, tôi mua cốt chụp ảnh chứ sau đó chẳng
muốn mua ăn nữa. Trái lớn gấp 4 nhưng giá chỉ gấp đôi:

Avocado002_zps3de006fa.jpg


Giống bơ Hass cũng nổi tiếng ở năng suất khá cao.
Năng suất Bơ tính trung bình theo cây, và mật độ
cây trong 1 héc ta, nên cũng coi là năng suất tính
theo đơn vị diện tích.
chào chú!

Cháu cũng mới vào diễn đàn, cháu thấy giống bơ Hass chú đưa mẫu như trên hiện nay bên siêu thi maximark bán giá chính xác là 324.000đ/kg. nhìn giá là choáng luôn
 
Chỉ một năm nay, tôi mới học đòi ăn Bơ.
Ăn để lấy hạt trồng thử, chứ chẳng thấy
ngon gì. Trồng lên được mầm rồi, thì
thôi, không ăn nữa. Bơ Hass bán ở đây đều
là nhập từ nước láng giềng miền Nam là
Mehico, chứ bơ Hass nội địa thì giá cắt
cổ, sức mấy mà bán nhiều, mua nhiều? Vì
thế, ở chợ nhà nghèo, bơ Hass bán 1 đôla
1 trái, không tính ký, nhưng ở chợ nhà
giàu, thì bán 1 đô rưỡi. Ở Mỹ có chợ nhà
giàu và chợ nhà nghèo. Chợ nhà giàu thì ở
giữa khu vực người giàu ở, và mọi thứ đều
đắt gấp rưỡi trở lên, khác nhau ở nhãn hiệu
chứ ăn vào thì cũng cùng một chất lượng. Ví
dụ chợ nhà nghèo bán bơ Hass ngoại, còn chợ
nhà giàu bán bơ Hass nội. Mấy lần tôi vào
chợ nhà giàu lượn một vòng rồi đi ra, không
thể mua được, vì tiếc tiền chứ không phải
thiếu tiền. Thằng chủ chợ cố tình làm như
thế để lời nhiều, và đuổi những người tiếc
tiền, tham rẻ như tôi ra, để hấp dẫn những
người giàu đến chợ của nó. Người ta không
muốn đi chợ chung với người nghèo.

Trước kia tôi lùng kiếm giống bơ ngon nhưng
trái to. Sau này tôi mới hiểu, bơ Hass là
đúng cỡ. Trái bơ to hơn thì khó ăn hết 1
trái. Vì thế, nếu một cây có 2 tạ trái, mà
trái nhỏ, thì số lượng trái nhiều hơn, dễ
bán hơn cây khác cũng có năng suất như thế
mà trái lớn gấp rưỡi, số trái rút xuống chỉ
còn 2/3, người ăn 1 trái không xuể, phải chi
tiền gấp rưỡi? Vậy họ sẽ mua bơ trái nhỏ, cho
dù tính ký thì hơi đắt một chút.
 


Back
Top