Tại sao tôm thẻ chân trắng chậm lớn? Nguyên nhân do đâu?

  • Thread starter vietchemhn
  • Ngày gửi
Hiện nay tình trạng tôm thẻ chân trắng chậm lớn hay tôm còi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi tại các tỉnh trên cả nước, do vậy người nông dân cần theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để phát hiện kịp thời nguyên nhân làm tôm chậm lớn từ đó đưa ra giải pháp kịp thời.
Nguyên nhân làm tôm thẻ chân trắng chậm lớn
Con tôm giống kém chất lượng nếu nguồn giống bố mẹ cho đẻ càng nhiều lần thì chất lượng tôm giống càng kém hoặc tôm giống kém chất lượng do quá trình chăm sóc từ ở trại giống không đúng cách. Bởi vậy phải lựa chọn tôm giống có chất lượng, tuyệt đối không mua giống trôi nổi trên thị trường.
cach-chon-tom-giong-tot-2-1.jpg

Tôm mắc bệnh còi có dấu hiệu bắt mồi kém, vỏ sậm màu, bơi lội lờ đờ, dễ bị ký sinh trùng hoặc rong bám, nặng hơn chết rải rác trong thời gian nuôi.
Tôm bị bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm bị chậm lớn.
Tôm thẻ chậm lớn vì bị ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến cho tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và lột xác. Để tránh trường hợp này cần xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi, tuyệt đối không để cua còng vào ao, diệt giáp xác thật kỹ khi thả nuôi.
Trong ao nuôi có các loại vi khuẩn, virus ký sinh đường ruột, gan tụy làm suy yếu giảm ăn, chậm lớn và thậm chí không lớn. Nổi bật là HPV, MPV ký sinh gan tụy của tôm khiên tôm bị còi. Một số còn bị nhiễm bệnh bệnh phân trắng, bệnh đóng rong, tôm cũng sẽ giảm ăn và chậm lớn
Thả nuôi tôm với mật độ quá giày là một trong những nguyên nhân tom chậm lớn bởi khi nuôi tôm với mật độ dày thì những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho tôm không đủ để tôm phát triển và lột xác.
Tham khảo về mật độ thả nuôi phù hợp TẠI ĐÂY
Do việc lạm dụng chất kháng sinh liên tục ở liều cao trong sản xuất, ương gièo để điều trị bệnh nhiễm khuẩn của tôm giống đã làm giảm sức kháng bệnh của tôm khi đưa vào nuôi, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, còi cọc làm tăng hệ số sử dụng thức ăn, tăng chi phí.
thuc-an-cho-tom-the-chan-trang-1.jpg

Thức ăn kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm tôm thẻ chậm lớn do tôm không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng, do đó phải bảo quản thức ăn đúng nơi quy định và không được để bao thức ăn dưới sàn đất.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến làm cho tôm thẻ chân trắng chậm lớn, để hiểu rõ hơn về cách trị bệnh tôm thẻ chậm lớn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 19002620 để được các kỹ thuật viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Chúc bà con một vụ mùa bội thu !!!
 




Back
Top