tâm sự chăn nuôi vật hoang dã

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Về chăn nuôi thì có rất nhiều con vật để nuôi, nhưng ở đây tôi muốn nói đến là con vật hoang dã, cũng là con vật mới được nuôi gần đây. Nuôi vật hoang dã là ranh giới giữa cái ngheò và giàu. Người nghèo nuôi vật hoang dã được giàu lên, người giàu nuôi vật hoang dã lại giàu thêm, và cũng có không ít nhiều giàu nuôi ĐVHD bị phá sản, người nghèo nuôi ĐVHD không giàu lên, mà lại mạt hạ thấp hơn nghèo.
Lý do;
- Vật hoang dã khó nuôi , bệnh không có thuốc trị nên bị phá sản, đối với những con khó nuôi
- Đối với những con dể nuôi. Người nuôi chạy theo phong trào, không biết rỏ về giá trị đích thực của nó, chỉ ảo với giá con giống hay giá ảo trên thị trường đang nóng bổng. Khi đã bảo hòa giống, bán thịt thương phẩm thấp
- Nuôi nhốt, thức ăn, không thích hợp với con vật, như nuôi chật chội, thức ăn nhân tạo, không đủ chất cần thiết cho con vật, nên giá trị thịt không đạt yêu cầu.....
Những nguyên do trên đã đẩy lùi đi giá trị của con vật hoang dã, được thuần nuôi gần đây. và cũng là nguyên nhân làm cho người nuôi bị thua lổ. Vì thế trước khi bắt tay vào nuôi con vật mới, nhất là ĐVHD nên tìm hiểu giá trị đích thực của nó.
- Giá thịt thực tế là bao nhiêu, có ảnh hưởng đến xuất khẩu hay không, tốc độ sinh sản nhanh hay chậm, nhất là giá con giống và giá con thương phẩm. Tình hình khí hậu địa phương nuôi, thức ăn có sẵn, rẻ, dể tìm hay không. và đồng vốn mình có để đầu tư...
Đôi điều tâm sự với những bạn cần tâm sự, ý của mình là như thế đấy. Không phải ai nuôi ĐVHD đều thấp bại hết, nhưng cũng không ít người bị thua lỗ.
 


Cám ơn bác nhiều, nông dân được cái siêng năng chăm chỉ nhưng chỉ được 1 phần, cần thêm các nguồn lực khác hỗ trợ: kỹ thuật, thị trường, định hướng,.. sẽ có bước phát triển vượt bậc hơn! Mong là như vậy!
 
nuôi hoang dã ........... để có sản phẩm thì cực lâu .....và giá cả có như mong muốn trong khi kinh tế đang khó khăn
 
ĐVHD khác vật nuôi ở chỗ nào?
Ở thời gian thuần hoá.
Chúng vốn đều là ĐVHD cả kia mà!
*
Vì sao khác thời gian thuần hoá?
Vì nhu cầu loài người.
Loài người đều đã thuần hoá đủ các loại
động vật rồi, chứ không phải bây giờ mới
thuần hoá ĐVHD đâu.
*
Gọi là ĐVHD vì thuần hoá mãi mà vướng chuyện
cung cầu nên không xong, trong khi các con
khác thì đã xong từ vài nghìn năm trước rồi.
*
Cuối cùng thì ĐVHD vẫn trở về ĐVHD thôi.
Những con nào còn đang bán được cho Trung Quốc,
thì chúng ta hãy tận dụng vài năm nữa. Đến khi
họ hết cơn sốt, không mua của ta nữa, thì ta dẹp
tiệm. Chẳng con nào ăn vào làm cho của quý cứng
mãi, và giúp đàn ông làm được nhiều lần mà không
hao mòn sức khoẻ cả.
*
 
theo mình thấy DVHD là vật nuôi của người giàu (hoặc cũng khá ) chứ người nghèo không phù hợp , người giàu thua keo này ta bầy keo khác , một lần thất bại 1 lần rút kinh nghiệm , còn người ngèo thất bại một lần là trắng tay hết vốn lấy gì mà bầy keo khác được đúng không các bác mà thường đvhd nuôi 2-3 lần thất bại mới thành công được chứ dễ gì 1 lần đầu mà thành công liền
 
Nuôi thành công hay không thành công là 1 chuyện. Ở đây ý muốn nói là đã nuôi được rồi, nhưng giá rất thấp, bán ra không được hoặc bán được thì bị lổ, để nuôi lại bị lổ hơn..................

Những con dể nuôi, sinh sản nhanh, được nhiều người nuôi mới có tình trạng trên
 
Về chăn nuôi thì có rất nhiều con vật để nuôi, nhưng ở đây tôi muốn nói đến là con vật hoang dã, cũng là con vật mới được nuôi gần đây. Nuôi vật hoang dã là ranh giới giữa cái ngheò và giàu. Người nghèo nuôi vật hoang dã được giàu lên, người giàu nuôi vật hoang dã lại giàu thêm, và cũng có không ít nhiều giàu nuôi ĐVHD bị phá sản, người nghèo nuôi ĐVHD không giàu lên, mà lại mạt hạ thấp hơn nghèo.
Lý do;
- Vật hoang dã khó nuôi , bệnh không có thuốc trị nên bị phá sản, đối với những con khó nuôi
- Đối với những con dể nuôi. Người nuôi chạy theo phong trào, không biết rỏ về giá trị đích thực của nó, chỉ ảo với giá con giống hay giá ảo trên thị trường đang nóng bổng. Khi đã bảo hòa giống, bán thịt thương phẩm thấp
- Nuôi nhốt, thức ăn, không thích hợp với con vật, như nuôi chật chội, thức ăn nhân tạo, không đủ chất cần thiết cho con vật, nên giá trị thịt không đạt yêu cầu.....
Những nguyên do trên đã đẩy lùi đi giá trị của con vật hoang dã, được thuần nuôi gần đây. và cũng là nguyên nhân làm cho người nuôi bị thua lổ. Vì thế trước khi bắt tay vào nuôi con vật mới, nhất là ĐVHD nên tìm hiểu giá trị đích thực của nó.
- Giá thịt thực tế là bao nhiêu, có ảnh hưởng đến xuất khẩu hay không, tốc độ sinh sản nhanh hay chậm, nhất là giá con giống và giá con thương phẩm. Tình hình khí hậu địa phương nuôi, thức ăn có sẵn, rẻ, dể tìm hay không. và đồng vốn mình có để đầu tư...
Đôi điều tâm sự với những bạn cần tâm sự, ý của mình là như thế đấy. Không phải ai nuôi ĐVHD đều thấp bại hết, nhưng cũng không ít người bị thua lỗ.
cám ơn Bác:
nhưng mình cũng góp ý nho nhỏ:
một phần nào đó là bà con mình thường thấy trên các phuơng tiện thông tin,báo chí cứ ca tụng giá con vật nuôi khá cao( đa số là thái hóa) nên mọi người đổ xô đi nuôi, đến khi thu hoạch thì giá rất thấp. Hãy nghiên cứu kỹ giá cả trước khi đầu tư nuôi.:huh:
 

Nuôi thành công hay không thành công là 1 chuyện. Ở đây ý muốn nói là đã nuôi được rồi, nhưng giá rất thấp, bán ra không được hoặc bán được thì bị lổ, để nuôi lại bị lổ hơn..................

Những con dể nuôi, sinh sản nhanh, được nhiều người nuôi mới có tình trạng trên
những con nuôi được nói thật ko có con nào giá thấp hết ,ví dụ nhím bây giờ 200k 1kg nhưng được 1 kg nhím vốn chưa tới ,nuôi 1 năm đã hơn 6kg mà 1 ngày tốn chưa tới vài ngàn đồng ,chẳng qua là bà con ta hễ thấy cái gì mới là lạ nghe ...có lý là làm theo nhưng ko phát triển theo hướng bền vững mà chỉ làm theo phong trào vdụ con cá sấu đã có lúc còn 50k 1kg ,nhưng những người lúc đó ko bán vẫn cho ăn nuôi theo quy trình lấy da bán 110k 1kg thì vẫn lãi trong khi nhiều người tự nhận cá sấu hết thời ???? gia đình em xây chuồng nuôi lấy da 1 chuồng 1 con vay vốn làm với cty hoa cà và tồn phát ,1 con mua có lúc còn 45k 1kg nuôi 6 tháng bán 110k 1kg làm sao ko có lãi trong lúc bàn con mình cứ bán bán và bán đi nuôi là chết
Và cũng chính những người đó lại nuôi nhiều con khác trong khi đó em chỉ chọn tuyển nuôli ại cá sấu bố mẹ trên 60kg/con giờ đã hơn 200kg 1con ....và mấy bác đó lại gọi điện mua cá sấu giống của em về nuôi ,hỏi loanh quanh thì ra là bầy cá năm 2006-2007 họ bán cho trại của em .và họ phát biểu là "biết vậy để lại nuôi giờ khỏi mua cá con"
đâu phải họ ko biết cá sấu dễ nuôi có thể nuôi đẻ tỷ lệ cũng rất cao nhưng họ làm theo thị hiếu thiên hạ nuôi gì họ nuôi cái đó chứ ko nuôi và phát triển bền vững ,cá sấu bán ko được để lại nuôi cho đẻ khỏi phải năm nào cũng mua cá sấu giống về nuôi đã nuôi con này thì phải nuôi trên 200 con thì mới thấy hiệu quả của nó mang lại ,nếu nuôi thử 30- 50 con thì chỉ cần 1 năm xuống giá người nuôi đã muốn giải nghệ ,vì vậy nếu chúng ta nuôi 1 con gì đó bất kể ko có kiến thức chuyên môn + lòng đam mê +yêu nghề ,ko từ bỏ cuộc chơi thì mới mong thành công được
muốn có 1 kg cá sấu chúng ta cung cấp cho nó khoảng 4kg mồi ,em hiện tại mua mồi chở tới nhà giá là 8000/kg nên 1kg là 32.000 ngàn + chi phí con giống điện nước nhân công ..v..vv. ra 1 kg 50.000 bán 110k 1kg mà bà con ta vẫn kêu lỗ quá chừng "mồi tui mua 1kg 12k ... v..v.v giá 140 -150k bán mới được..."
sau đó em đi thực tế mới biết mồi tại chỗ ở nông thôn 1 kg cá mồi chỉ có 3000-5000 đ/kg có nơi có ao cá nuôi thêm cho ăn hoặc mua cá phi thuốc vuông giá rẻ cho ăn mà cứ than là ...lỗ
Rồi thêm mấy bác nhà báo ..nuôi cá sấu ko hiệu quả này nọ ,lúc có giá mấy bác vô phỏng vấn trại của em ..v...v
tới khi rớt giá mấy bác cũng vào phỏng vấn...theo thị trường......tới em bán cá giống tự sinh sản cũng thế này thế nọ nên năm nay em đâu có cho ông nào vô viết phóng sự hay lên đài cà mau nữa đâu
Đồng ý nuôi cá sấu cần nhiều vốn nhưng với khoảng 50 triệu là ta có thể nuôi khoảng 50 con 2 năm là có thể bán và cứ như thế nuôi dần lên .trại cá sấu của em là 1 trại như vậy lúc đầu chỉ có 2 chuồng mỗi chuồng 25 con ,nhưng qua 6 năm phát triển đã lên tới 20 chuồng tập thể 1 chuồng là 65con ,220 chuồng chiếc dưỡng da 1 chuồng 1 con. 50 chuồng dưỡng cá con 1 chuồng dưỡng khoảng 40 con từ mới nở 2tấc 8 tới khoảng 5 tấc là đưa ra chuồng tập thể nuôi tăng trưởng lên 15 hoặc 25 kg 30 cứ có giá là bán ,ko có giá nữa trên 30kg tới 40kg là bỏ vô chuồng 1 con nuôi dưỡng da 1kg bây giờ là 160k., còn cá sấu bố mẹ thì em có khoảng 150 cá sấu mẹ và 65 cá sấu bố ,với 150 con này đẻ từ 15 tới những 45 trứng 1 ổ thì mỗi năm em đã có hơn 2000 cá con bán giống 1 mớ để lại nuôi 1 ít tuỳ theo giá cả năm nào cá sấu được giá cá con có giá thì bán nhiều ,còn như năm nay từ 550k1 con xuống còn 280k 1 con nên em để lại nuôi hết.
 
Chuyện Cá Sấu, bạn nói có lý nếu tỷ lệ mồi và trọng lượng hơi là 4/1.
Vấn đề ở đây là Đầu Ra.
Đó cũng là vấn đề của tất cả các con DVHD, không loại trừ con nào.
*
Theo tôi biết, Cá Sấu có khó khăn ở đầu ra:
1- Chủ yếu là lấy da. Thịt Sấu không mấy được tiêu thụ.
2- Da Sấu chỉ tốt ở đúng lứa. Sấu to quá, thì da dày, sần, không đẹp,
không ai mua. Nếu Sấu đến lứa, phải giết ngay để lột da. Nếu không,
sẽ bị ế, trong khi phải tốn tiền nuôi nó khỏi chết đói.
3- Thị trường Da Sấu không lớn. Người ta chuộng Da Bò nhất. Da Bò
hút hàng nhất, và không bao giờ chậm tiêu thụ. Da Sấu chỉ làm được
một số mặt hàng thôi, nên dễ bão hoà, hay bị dìm giá.
*
Vì chuyện đầu ra, phong trào nuôi cá Sấu trồi sụt nhiều lần. Không
biết bao giờ thì người Việt Nam mới hợp đồng với nhau để có tiếng
nói trên thị trường Da Sấu trên thế giới. Đến lúc đó, giá Sấu và
nguồn Cầu của Sấu mới ổn định. Đến bây giờ, ai nuôi Sấu vẫn chưa thể
biết mình lời, lỗ, hay phá sản. Máy chém vãn treo trên đầu.
*
 
Chuyện Cá Sấu, bạn nói có lý nếu tỷ lệ mồi và trọng lượng hơi là 4/1.
Vấn đề ở đây là Đầu Ra.
Đó cũng là vấn đề của tất cả các con DVHD, không loại trừ con nào.
*
Theo tôi biết, Cá Sấu có khó khăn ở đầu ra:
1- Chủ yếu là lấy da. Thịt Sấu không mấy được tiêu thụ.
2- Da Sấu chỉ tốt ở đúng lứa. Sấu to quá, thì da dày, sần, không đẹp,
không ai mua. Nếu Sấu đến lứa, phải giết ngay để lột da. Nếu không,
sẽ bị ế, trong khi phải tốn tiền nuôi nó khỏi chết đói.
3- Thị trường Da Sấu không lớn. Người ta chuộng Da Bò nhất. Da Bò
hút hàng nhất, và không bao giờ chậm tiêu thụ. Da Sấu chỉ làm được
một số mặt hàng thôi, nên dễ bão hoà, hay bị dìm giá.
*
Vì chuyện đầu ra, phong trào nuôi cá Sấu trồi sụt nhiều lần. Không
biết bao giờ thì người Việt Nam mới hợp đồng với nhau để có tiếng
nói trên thị trường Da Sấu trên thế giới. Đến lúc đó, giá Sấu và
nguồn Cầu của Sấu mới ổn định. Đến bây giờ, ai nuôi Sấu vẫn chưa thể
biết mình lời, lỗ, hay phá sản. Máy chém vãn treo trên đầu.
*
đầu ra thì hợp tác với cty theo hình thức lấy da ký hợp đồng ,còn nếu thịt thì bán cho china
 
đầu ra thì hợp tác với cty theo hình thức lấy da ký hợp đồng ,còn nếu thịt thì bán cho china
Lý thuyết thì vậy, nhưng thực tế cụ thể thì sao:
*
1- Thịt bạn bán thịt đông lạnh?
Bao nhiêu tiền một ký?
Một năm bạn bán bao nhiêu ký thịt Sấu đông lạnh?
*
2- Da thì giết Sấu lúc bao ký?
Một bộ da Sấu giá bán bao nhiêu?
Bạn phải sơ chết mất bao nhiêu tiền?
Một năm bạn bán bao nhiêu bộ da Sấu?
*
Phí tổn giấy tờ bán sang TQ bao nhiêu phần trăm?
Tiền chuyên chở chiếm bao nhiêu phần trăm giá bán?
Tỷ lệ lỡ và hỏng khi chuyên chở bao nhiêu phần trăm?
*
 
Về chăn nuôi thì có rất nhiều con vật để nuôi, nhưng ở đây tôi muốn nói đến là con vật hoang dã, cũng là con vật mới được nuôi gần đây. Nuôi vật hoang dã là ranh giới giữa cái ngheò và giàu. Người nghèo nuôi vật hoang dã được giàu lên, người giàu nuôi vật hoang dã lại giàu thêm, và cũng có không ít nhiều giàu nuôi ĐVHD bị phá sản, người nghèo nuôi ĐVHD không giàu lên, mà lại mạt hạ thấp hơn nghèo.
Lý do;
- Vật hoang dã khó nuôi , bệnh không có thuốc trị nên bị phá sản, đối với những con khó nuôi
- Đối với những con dể nuôi. Người nuôi chạy theo phong trào, không biết rỏ về giá trị đích thực của nó, chỉ ảo với giá con giống hay giá ảo trên thị trường đang nóng bổng. Khi đã bảo hòa giống, bán thịt thương phẩm thấp
- Nuôi nhốt, thức ăn, không thích hợp với con vật, như nuôi chật chội, thức ăn nhân tạo, không đủ chất cần thiết cho con vật, nên giá trị thịt không đạt yêu cầu.....
Những nguyên do trên đã đẩy lùi đi giá trị của con vật hoang dã, được thuần nuôi gần đây. và cũng là nguyên nhân làm cho người nuôi bị thua lổ. Vì thế trước khi bắt tay vào nuôi con vật mới, nhất là ĐVHD nên tìm hiểu giá trị đích thực của nó.
- Giá thịt thực tế là bao nhiêu, có ảnh hưởng đến xuất khẩu hay không, tốc độ sinh sản nhanh hay chậm, nhất là giá con giống và giá con thương phẩm. Tình hình khí hậu địa phương nuôi, thức ăn có sẵn, rẻ, dể tìm hay không. và đồng vốn mình có để đầu tư...
Đôi điều tâm sự với những bạn cần tâm sự, ý của mình là như thế đấy. Không phải ai nuôi ĐVHD đều thấp bại hết, nhưng cũng không ít người bị thua lỗ.


Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng... Có ai biết vì sao mình đang tìm tòi cho loài vật nuôi lai ghép, cho ra giống vật nuôi có tính ưu hơn..

Mình đang thực nghiệm trên con vịt..
Con bò khoảng 3 tháng nữa mình cho xuất trại con giống bò nuôi thương phẩm..Số lượng vài mươi con/1 tháng

Tại sao mình phải chăn những con này..........................................???????????????????
Mong nhận được câu trả lời từ anh em diendan Agriviet..
Thân chào
 
Bác hay lắm, nâng cao giống cho những con thường ngày, như người Thái đã làm với con Ếch vậy? họ bắt lai với con Ếch nơi khác ưu việt hơn thôi.
 
Không biết chừng nào thì mình lai ghép được con long thừa với con long thừa đá vậy các bác ????
Có ai biết cách không ????? hi hi hi...
 
Không biết chừng nào thì mình lai ghép được con long thừa với con long thừa đá vậy các bác ????
Có ai biết cách không ????? hi hi hi...
Theo mình nghỉ con long thừa với con hổ mây đá rất giống nhau, về hình dáng và trọng lượng cũng gần bằng nhau. Thì lai ghép cũng không khó. Nhưng sợ nó ra con lai không biết thế nào thôi. Nhiều người cho rằng con hổ mây đá là bị lai giữa con hổ mây ( ráo thường) với con long thừa mà ra, Vì nó có những điểm giống giữa 2 con này. Nhưng chưa có ai cho lai, hổ mây và long thừa nên chưa có chứng minh cụ thể
 
Nhà cháu có nuôi 5 con long thừa đá .
Nguồn gốc rắn hoang nhưng rất hiền ( không cắn ) ăn như pháp .
Cháu thấy con long thừa thường nếu là nguồn gốc hoang thì nó dữ lắm .
Không biết có phải nó lai với hổ mây không nữa ?
Xương của nó cứng hơn long thừa / không uốn dẻo bằng long thừa với hổ mây .
Nhưng về vóc dáng thì nó to như long thừa có phần còn to hơn .
Nếu con long thừa đá với con long thừa thường mà lai được với nhau thì có thể phát triển mạnh .
Bởi vì hai con này đều ăn mạnh và có vóc dáng rất to .
 
Các giống mà dễ lai vậy thì mất giống rồi, còn đâu nữa.
Từ vạn năm trước, chỉ có giống bị mất, chứ rất ít có giống
mới. Con Chó, con Lợn có nhiều giống, nhưng vẫn là Chó, là
Lợn, chứ không thể lai với chồn cáo hay sư tử được.
*
Những con vật rất giống nhau, may ra có thể lai, nhưng
con lai không thể chửa đẻ. Đó là chuyện Lứa và Ngựa.
Cách đây nửa thế kỷ, miền bắc Việt Nam cũng đưa tin lai
Bò với Trâu được, nhưng sau đó chìm thuyền luôn.
*
Bây giờ ta lai Rắn Hỏ Chúa với Trăn Gấm (Mắt Võng) nếu
thành công, có thể dài trăm mét, đường kính bụng mét rưỡi,
răng nanh dài nửa thước, nọc độc phun ra xa 10 mét, thì
cho thuê đóng phim Holliwood làm giàu được.
*
 


Back
Top