Mình thấy nhiều bạn cho con trai tè vào gốc cây, bảo là để “bón phân” cho nó. Kỳ thực đây cũng là suy nghĩ vui vẻ của khá nhiều người khi tè vào cây trồng, xuất phát từ ý tưởng trong nước tiểu cũng có đầy ure và điều này xem như một hình thức “bón phân tươi” cho cây. Vậy thực sự cây xanh có hưởng lợi từ nước tiểu? Qua tìm hiểu thì hóa ra nước tiểu có thể được dùng như một loại phân bón tự nhiên, tuy nhiên phải pha loãng và tưới đúng cách lên diện rộng cây trồng.
Theo phó giáo sư sinh hóa Owen Duckworth tại Đại học Bắc Carolina: “Nước tiểu có chứa một số chất dinh dưỡng thường thấy trong các loại phân bón thương mại. Nó có một lượng lớn nito, một chút photpho và kali - đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của cây cỏ. Tuy nhiên, đừng thấy thế mà vội mừng. Trong nước tiểu còn có lượng lớn muối, có khiến cho cây trồng bị mất nước.”
Còn đối với giáo sư Ray Weil tại Viện khoa học công nghệ môi trường tại Đại học Maryland thì: “Nước tiểu đơn giản là quá đậm đặc đối với sự chịu đựng của hầu hết thực vật, đặc biệt là khi tưới lên lá hoặc thậm chí là trên khu vực đất quanh cây con.” Nói cách khác, đối với các loại rau lá, cây con hoặc cỏ thì lượng lớn nước tiểu trực tiếp vào có thể khiến chúng mất nước nghiêm trọng dẫn tới chết.
Tuy nhiên, nếu như lượng nước tiểu đó được phân tán trên diện rộng trên một bãi cỏ với hàm lượng mỗi chỗ một chút thì vấn đề lại khác. Duckworth cho rằng: “Hãy tưởng tượng rằng bạn có khả năng phun nước tiểu một cách phân tán. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ gây hại cho bãi cỏ.” Về phần giáo sư Weil thì ông cho rằng nếu nước tiểu được pha loãng ra, thí dụ như theo tỷ lệ 2 - 1 với nước thì có thể an toàn với cỏ cây. Lầy hơn, theo ông thì chỉ cần pha loãng nước tiểu, khuấy đều lên, cho vào bình phun và tưới lên bãi cỏ thì không sao.
Trên thực tế, các nhà khoa học tại học viên Rich Earth Institute ở Vermont, Mỹ đã từng tiến hành dự án dùng gần 3800 lít nước tiểu để tưới cho một cánh đồng cỏ rộng 0,4 héc ta. Theo họ, lượng chất lỏng giàu ni tơ này sẽ hoạt động như một loại phân bón tổng hợp giúp cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, đồng thời lại tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Khi đó, họ phải kêu gọi sự hỗ trợ từ 100 hộ gia đình, thu nước tiểu bằng các nhà vệ sinh chuyên dụng hoặc các bệ tiểu di động.
Nói cách khác, việc dùng nước tiểu làm phân bón là hoàn toàn khả thi nếu nó được pha loãng đúng cách, tưới trên diện rộng. Việc dùng lượng lớn nước tiểu từ một người đổ xuống thực vật thì còn phải coi nó là loại cây gì, nếu là các cây con hoặc một cây ăn lá, cỏ,… thì có thể có hại. Tuy nhiên đối với một cây lớn đã trưởng thành, thí dụ như một gốc cây ăn quả lâu năm thì lâu lâu trẻ con tè vào đó cũng không sao. Nhưng nếu một lượng quá lớn người tè vào cùng 1 gốc cây thì rõ ràng nó có thể chết vì “ngộ độc phân bón”.
Tham khảo QR, Lifehack, HP
Theo phó giáo sư sinh hóa Owen Duckworth tại Đại học Bắc Carolina: “Nước tiểu có chứa một số chất dinh dưỡng thường thấy trong các loại phân bón thương mại. Nó có một lượng lớn nito, một chút photpho và kali - đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của cây cỏ. Tuy nhiên, đừng thấy thế mà vội mừng. Trong nước tiểu còn có lượng lớn muối, có khiến cho cây trồng bị mất nước.”
Còn đối với giáo sư Ray Weil tại Viện khoa học công nghệ môi trường tại Đại học Maryland thì: “Nước tiểu đơn giản là quá đậm đặc đối với sự chịu đựng của hầu hết thực vật, đặc biệt là khi tưới lên lá hoặc thậm chí là trên khu vực đất quanh cây con.” Nói cách khác, đối với các loại rau lá, cây con hoặc cỏ thì lượng lớn nước tiểu trực tiếp vào có thể khiến chúng mất nước nghiêm trọng dẫn tới chết.
Tuy nhiên, nếu như lượng nước tiểu đó được phân tán trên diện rộng trên một bãi cỏ với hàm lượng mỗi chỗ một chút thì vấn đề lại khác. Duckworth cho rằng: “Hãy tưởng tượng rằng bạn có khả năng phun nước tiểu một cách phân tán. Tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ gây hại cho bãi cỏ.” Về phần giáo sư Weil thì ông cho rằng nếu nước tiểu được pha loãng ra, thí dụ như theo tỷ lệ 2 - 1 với nước thì có thể an toàn với cỏ cây. Lầy hơn, theo ông thì chỉ cần pha loãng nước tiểu, khuấy đều lên, cho vào bình phun và tưới lên bãi cỏ thì không sao.
Trên thực tế, các nhà khoa học tại học viên Rich Earth Institute ở Vermont, Mỹ đã từng tiến hành dự án dùng gần 3800 lít nước tiểu để tưới cho một cánh đồng cỏ rộng 0,4 héc ta. Theo họ, lượng chất lỏng giàu ni tơ này sẽ hoạt động như một loại phân bón tổng hợp giúp cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, đồng thời lại tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Khi đó, họ phải kêu gọi sự hỗ trợ từ 100 hộ gia đình, thu nước tiểu bằng các nhà vệ sinh chuyên dụng hoặc các bệ tiểu di động.
Nói cách khác, việc dùng nước tiểu làm phân bón là hoàn toàn khả thi nếu nó được pha loãng đúng cách, tưới trên diện rộng. Việc dùng lượng lớn nước tiểu từ một người đổ xuống thực vật thì còn phải coi nó là loại cây gì, nếu là các cây con hoặc một cây ăn lá, cỏ,… thì có thể có hại. Tuy nhiên đối với một cây lớn đã trưởng thành, thí dụ như một gốc cây ăn quả lâu năm thì lâu lâu trẻ con tè vào đó cũng không sao. Nhưng nếu một lượng quá lớn người tè vào cùng 1 gốc cây thì rõ ràng nó có thể chết vì “ngộ độc phân bón”.
Tham khảo QR, Lifehack, HP