Trong chương trình nghị sự ngày đầu tiên của Hội thảo Quốc gia về Lúa gạo của Thái Lan được tổ chức từ ngày 3-4/6/2011 tại Bangkok, Cục Lúa gạo Thái Lan phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế IRRI và Hội Kinh doanh vật tư nông nghiệp Thái Lan (TABA, Thai Agro Business Association) đã cùng phát động chương trình “Nông dân Thái Lan ngừng sử dụng thuốc trừ sâu gốc Cypermethrin và Abamectin cho cây lúa”.
Chương trình này được hình thành từ kết quả bàn luận giữa các nhà côn trùng học, sinh thái học, Cục Lúa gạo Thái Lan, TABA và từ thực tế sản xuất lúa gạo của Thái Lan đã bị rầy nâu gây hại liên tiếp trong 8 vụ lúa kể từ năm 2008 đến nay ở miền Trung nước này. Chính phủ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la để mua thuốc trừ rầy hỗ trợ cho dân, tổ chức các chiến dịch rầm rộ để ra quân diệt trừ rầy, các doanh nghiệp thuộc TABA đã nhập khẩu thuốc trừ rầy trên 120 triệu đô la mỗi năm nhưng thiệt hại do rầy nâu gây ra vẫn còn tiếp diễn.
Các nhà khoa học đã cảnh báo về tình trạng nông dân Thái phun phổ biến, thường xuyên, phun sớm bằng thuốc trừ sâu Cypermethrin và Abamectin. Đây là hai loại thuốc gây bộc phát của rầy nâu bởi vì chúng tiêu diệt quần thể ong ký sinh trứng rầy và các loài thiên địch khác trong ruộng lúa. Việc phát động chiến dịch “Nông dân Thái Lan ngừng sử dụng thuốc trừ sâu gốc Cypermethrin và Abamectin cho cây lúa” với kỳ vọng là ngăn chặn sự bộc phát của rầy nâu, giảm thiệt hại của dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới lan truyền bệnh cho sản xuất lúa của Thái Lan kể từ vụ lúa mùa 2011 trở đi.
Trao đổi qua điện thoại với ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam là khách mời của Cục Lúa gạo Thái Lan, đang dự hội thảo, ông Chiến nói: “Đây là động thái rất tích cực của các “nhà” ở Thái Lan, việc làm này rất hay và ta cần học tập kinh nghiệm này của Thái Lan. Danh mục thuốc của ta hiện có quá nhiều hỗn hợp hai gốc thuốc này, thậm chí cả ba nhóm thuốc sử dụng trên cây lúa, và với tình trạng quảng cáo thuốc BVTV khá phổ biến ở nước ta hiện nay, coi chừng rầy nâu sẽ gây thảm họa lớn trong tương lai”.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Chương trình này được hình thành từ kết quả bàn luận giữa các nhà côn trùng học, sinh thái học, Cục Lúa gạo Thái Lan, TABA và từ thực tế sản xuất lúa gạo của Thái Lan đã bị rầy nâu gây hại liên tiếp trong 8 vụ lúa kể từ năm 2008 đến nay ở miền Trung nước này. Chính phủ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la để mua thuốc trừ rầy hỗ trợ cho dân, tổ chức các chiến dịch rầm rộ để ra quân diệt trừ rầy, các doanh nghiệp thuộc TABA đã nhập khẩu thuốc trừ rầy trên 120 triệu đô la mỗi năm nhưng thiệt hại do rầy nâu gây ra vẫn còn tiếp diễn.
Các nhà khoa học đã cảnh báo về tình trạng nông dân Thái phun phổ biến, thường xuyên, phun sớm bằng thuốc trừ sâu Cypermethrin và Abamectin. Đây là hai loại thuốc gây bộc phát của rầy nâu bởi vì chúng tiêu diệt quần thể ong ký sinh trứng rầy và các loài thiên địch khác trong ruộng lúa. Việc phát động chiến dịch “Nông dân Thái Lan ngừng sử dụng thuốc trừ sâu gốc Cypermethrin và Abamectin cho cây lúa” với kỳ vọng là ngăn chặn sự bộc phát của rầy nâu, giảm thiệt hại của dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới lan truyền bệnh cho sản xuất lúa của Thái Lan kể từ vụ lúa mùa 2011 trở đi.
Trao đổi qua điện thoại với ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam là khách mời của Cục Lúa gạo Thái Lan, đang dự hội thảo, ông Chiến nói: “Đây là động thái rất tích cực của các “nhà” ở Thái Lan, việc làm này rất hay và ta cần học tập kinh nghiệm này của Thái Lan. Danh mục thuốc của ta hiện có quá nhiều hỗn hợp hai gốc thuốc này, thậm chí cả ba nhóm thuốc sử dụng trên cây lúa, và với tình trạng quảng cáo thuốc BVTV khá phổ biến ở nước ta hiện nay, coi chừng rầy nâu sẽ gây thảm họa lớn trong tương lai”.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: