Thái Lan phát triển công nghệ sấy khô nông sản mới

Các sản phẩm nông nghiệp của những nước có thế mạnh như Việt Nam và Thái Lan sau khi được sản xuất ra sẽ phải bảo quản thế nào để phục vụ xuất khẩu có giá trị cao trong khi các phương pháp truyền thống bị giới hạn về thời gian bảo quản, tốn nhiều nhân lực và mất nhiều diện tích sân bãi luôn đặt ra bài toán nan giải cho giới chuyên gia.

Vì thế, công nghệ mới sấy khô nông sản ngay sau thu hoạch của một chuyên gia Thái Lan đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Công nghệ sấy khô ngay sau khi thu hoạch do một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp Thái Lan, ông Thanachai Tuntijinda sáng chế sẽ giải quyết được những khó khăn trên, làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần giúp người nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản.

Công nghệ sấy khô tức thời là một phương pháp sấy khô bằng lạnh chứ không phải bằng nhiệt. Do vậy, thời gian thực hiện rất nhanh (gấp 20 lần so với thời gian sấy thông thường) và có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, trong ngày mưa phùn ẩm ướt cũng như ngày trời nồm chảy nước.

Thanachai-Tuntijinda.jpg

Ông Thanachai Tuntijinda, chuyên gia nông nghiệp Thái Lan và là người sáng chế ra công nghệ sấy khô tức thời. (Ảnh: Hà Linh/Vietnam+)

Bản chất của công nghệ này là tác động tức thời vào sản phẩm để chia tách thành phần oxy và nước trong đó nhằm làm khô sản phẩm.

Tiến trình sấy khô này được tiến hành qua tám bước: thu hoạch sản phẩm, phân loại, làm sạch bằng Ozon và sóng siêu âm, đưa qua máy thái hoặc bóc vỏ, đưa lên dây chuyển vào máy sấy, đưa sản phẩm vào máy sấy, đầu ra sản phẩm, chuyển lên xe và cuối cùng là xuất khẩu.

Ông Thanachai giải thích không có hơi nước hay độ ẩm bên trong, các sản phẩm sẽ tự giữ khô trong một thời gian dài mà không cần tới chất hóa học và được bảo quản ở môi trường và nhiệt độ bình thường, không cần tới máy hút ẩm hay máy sấy.

Bí quyết của công nghệ mới này là hút nước khỏi sản phẩm để có thể bảo quản được lâu hơn, thậm chí là theo một khoảng thời gian như mong muốn, chứ không phải sử dụng chất bảo quản hay chất hóa học. Việc rút nước khỏi các sản phẩm nông nghiệp không làm thay đổi hàm lượng và kết cấu sản phẩm, trong khi vẫn giữ nguyên được hương vị ban đầu.

Quy trình này khác hẳn với những phương pháp phơi sấy truyền thống, trong đó phải cần tới diện tích mặt bằng rộng lớn, điều kiện thời tiết nắng ráo và nhân công lao động. Sản phẩm phơi sấy kiểu truyền thống có thể nhiễm bẩn từ môi trường và vẫn còn độ ẩm nhất định bên trong.

Thông thường người ta vẫn có thể bảo quản được sản phẩm nếu độ ẩm bên trong vào khoảng 14%. Nhưng công nghệ sấy khô tức thời đã giúp độ ẩm bên trong sản phẩm ở dưới chỉ số này và do vậy nó sẽ không làm hỏng sản phẩm đã được xử lý bằng phương pháp này.
Theo TTXVN/Vietnam+
 


Bài báo nói ca ngợi quá nhiều, mà không nói rõ về nguyên tắc
sấy khô này ra sao. Chỉ nói những điều người nghe đã biết rồi
mà không nói đièu người ta muốn biết thêm.

Ở Mỹ đã có cách làm khô bằng chân không từ lâu, nhưng không
biết vì lý do gì mà đến nay vẫn không làm, mà cứ làm theo kiểu
sấy cổ truyền, tức là làm nóng lên cho hơi nước bay ra.

Cách làm khô bằng chân không như sau: Cho vật cần sấy vào trong
một buồng kín, thường là bằng thép dày và chắc. Sau đó hút bớt
không khí trong buồng đó đi. Lúc đó, thì nước ở ngoài vật thể
bốc hơi mạnh vào trong không khí trong buồng, còn nước ở sâu bên
trong vật thì ngấm ra bên ngoài. Sau đó, máy hút chân không lại
hút thêm chút nữa. Cứ như thế, hơi nước bốc dần ra, và vật khô
đi. Cách này có thể kết hợp với hâm ấm vật làm khô thêm một chút.
Vật bị khô đi ở nhiệt độ thấp hơn cách sấy bình thường nên mùi
vị và màu sắc cũng khác, ít biến chất hơn.

Các món ăn khô của Mỹ đều sấy bằng cách thổi không khí khô và
nóng qua vật mà làm nó khô đi. Cách này tốn tiền sấy đốt, nhưng
bớt nhiều thời gian. Nó rất thích hợp với những món ăn khô, nướng,
chiên, nhưng không thích hợp với những mặt hàng như Gạo, Nấm khô.

Bài báo không cho biết cách sấy khô mới của Thái Lan thì áp dụng
vào sấy khô cái gì? Long Nhãn, Nho Khô, hay Đỗ, Vừng (Mè), Lạc
(đậu phộng), củ cải, măng? Bà con miền núi đến mùa măng có thể
hái mấy trăm ký măng một ngày, phơi ra trên liếp đan bằng nứa,
diện tích cả sào đất. Nếu cách sấy của Thái Lan tốt, có thể giúp
bà con thu hoạch gấp nhiều lần năng suất hái măng bây giờ. Ngày
xưa tôi nói với bà con, hái măng nhiều quá làm rừng không mọc tốt
thì bà con cười ầm lên, nói rằng cả làng hái măng gấp mưới lần
cũng chẳng thấm vào đâu với sức mọc măng của rừng.
 
Sao bác anhmytran không đưa công nghệ đó về việt nam thử nghiệm đi bác ?
 
Công nghệ mới đã được kiểm định chưa đó.
Hay chỉ mới hoàn thành nghiên cứu chưa đưa vào thực tế.
 
Đọc bài mà không hiểu ý tác giả đang muốn nói cái gì ?
< Bí quyết của công nghệ mới này là hút nước khỏi sản phẩm để có thể bảo quản được lâu hơn >. Cái này sao gọi là bí quyết ?
Bài báo nói ca ngợi quá nhiều, mà không nói rõ về nguyên tắc
sấy khô này ra sao. Chỉ nói những điều người nghe đã biết rồi
mà không nói đièu người ta muốn biết thêm.

Ở Mỹ đã có cách làm khô bằng chân không từ lâu, nhưng không
biết vì lý do gì mà đến nay vẫn không làm, mà cứ làm theo kiểu
sấy cổ truyền, tức là làm nóng lên cho hơi nước bay ra.

Cách làm khô bằng chân không như sau: Cho vật cần sấy vào trong
một buồng kín, thường là bằng thép dày và chắc. Sau đó hút bớt
không khí trong buồng đó đi. Lúc đó, thì nước ở ngoài vật thể
bốc hơi mạnh vào trong không khí trong buồng, còn nước ở sâu bên
trong vật thì ngấm ra bên ngoài. Sau đó, máy hút chân không lại
hút thêm chút nữa. Cứ như thế, hơi nước bốc dần ra, và vật khô
đi. Cách này có thể kết hợp với hâm ấm vật làm khô thêm một chút.
Vật bị khô đi ở nhiệt độ thấp hơn cách sấy bình thường nên mùi
vị và màu sắc cũng khác, ít biến chất hơn.

Các món ăn khô của Mỹ đều sấy bằng cách thổi không khí khô và
nóng qua vật mà làm nó khô đi. Cách này tốn tiền sấy đốt, nhưng
bớt nhiều thời gian. Nó rất thích hợp với những món ăn khô, nướng,
chiên, nhưng không thích hợp với những mặt hàng như Gạo, Nấm khô.

Bài báo không cho biết cách sấy khô mới của Thái Lan thì áp dụng
vào sấy khô cái gì? Long Nhãn, Nho Khô, hay Đỗ, Vừng (Mè), Lạc
(đậu phộng), củ cải, măng? Bà con miền núi đến mùa măng có thể
hái mấy trăm ký măng một ngày, phơi ra trên liếp đan bằng nứa,
diện tích cả sào đất. Nếu cách sấy của Thái Lan tốt, có thể giúp
bà con thu hoạch gấp nhiều lần năng suất hái măng bây giờ. Ngày
xưa tôi nói với bà con, hái măng nhiều quá làm rừng không mọc tốt
thì bà con cười ầm lên, nói rằng cả làng hái măng gấp mưới lần
cũng chẳng thấm vào đâu với sức mọc măng của rừng.
Công nghệ sấy chân không hiện nay có mặt tại Việt Nam nhưng chưa phát triển đại trà, lý do theo mình nghĩ rằng hiện nay chưa thể triển khai nó ở quy mô công nghiệp ( công suất chưa cao ) trong khi giá thành đầu tư thiết bị lại quá đắt. Còn về sấy măng hiện nay bên mình có công nghệ sấy nhiệt thấp, về chất lượng thì không bằng so với sấy chân không tuy nhiên giá thành đầu tư và chi phí vận hành rẻ hơn rất nhiều.

Mọi người tham khảo công nghệ này tại đây : http://www.thiennamvn.com/index.php/gioi-thieu-1/33-cong-nghe-say-nhiet-do-thap.html
 
Các sản phẩm nông nghiệp của những nước có thế mạnh như Việt Nam và Thái Lan sau khi được sản xuất ra sẽ phải bảo quản thế nào để phục vụ xuất khẩu có giá trị cao trong khi các phương pháp truyền thống bị giới hạn về thời gian bảo quản, tốn nhiều nhân lực và mất nhiều diện tích sân bãi luôn đặt ra bài toán nan giải cho giới chuyên gia.

Vì thế, công nghệ mới sấy khô nông sản ngay sau thu hoạch của một chuyên gia Thái Lan đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Công nghệ sấy khô ngay sau khi thu hoạch do một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp Thái Lan, ông Thanachai Tuntijinda sáng chế sẽ giải quyết được những khó khăn trên, làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần giúp người nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản.

Công nghệ sấy khô tức thời là một phương pháp sấy khô bằng lạnh chứ không phải bằng nhiệt. Do vậy, thời gian thực hiện rất nhanh (gấp 20 lần so với thời gian sấy thông thường) và có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, trong ngày mưa phùn ẩm ướt cũng như ngày trời nồm chảy nước.

Thanachai-Tuntijinda.jpg

Ông Thanachai Tuntijinda, chuyên gia nông nghiệp Thái Lan và là người sáng chế ra công nghệ sấy khô tức thời. (Ảnh: Hà Linh/Vietnam+)

Bản chất của công nghệ này là tác động tức thời vào sản phẩm để chia tách thành phần oxy và nước trong đó nhằm làm khô sản phẩm.

Tiến trình sấy khô này được tiến hành qua tám bước: thu hoạch sản phẩm, phân loại, làm sạch bằng Ozon và sóng siêu âm, đưa qua máy thái hoặc bóc vỏ, đưa lên dây chuyển vào máy sấy, đưa sản phẩm vào máy sấy, đầu ra sản phẩm, chuyển lên xe và cuối cùng là xuất khẩu.

Ông Thanachai giải thích không có hơi nước hay độ ẩm bên trong, các sản phẩm sẽ tự giữ khô trong một thời gian dài mà không cần tới chất hóa học và được bảo quản ở môi trường và nhiệt độ bình thường, không cần tới máy hút ẩm hay máy sấy.

Bí quyết của công nghệ mới này là hút nước khỏi sản phẩm để có thể bảo quản được lâu hơn, thậm chí là theo một khoảng thời gian như mong muốn, chứ không phải sử dụng chất bảo quản hay chất hóa học. Việc rút nước khỏi các sản phẩm nông nghiệp không làm thay đổi hàm lượng và kết cấu sản phẩm, trong khi vẫn giữ nguyên được hương vị ban đầu.

Quy trình này khác hẳn với những phương pháp phơi sấy truyền thống, trong đó phải cần tới diện tích mặt bằng rộng lớn, điều kiện thời tiết nắng ráo và nhân công lao động. Sản phẩm phơi sấy kiểu truyền thống có thể nhiễm bẩn từ môi trường và vẫn còn độ ẩm nhất định bên trong.

Thông thường người ta vẫn có thể bảo quản được sản phẩm nếu độ ẩm bên trong vào khoảng 14%. Nhưng công nghệ sấy khô tức thời đã giúp độ ẩm bên trong sản phẩm ở dưới chỉ số này và do vậy nó sẽ không làm hỏng sản phẩm đã được xử lý bằng phương pháp này.
Theo TTXVN/Vietnam+
Mình đang nghiên cứu mở xưởng sản xuất hàng nông sản thực phẩm sấy xuất khẩu. Cho mình hỏi lắp đặt hoàn thiện dây chuyền này giá cả là bao nhiêu và công suất thế nào, thời gian hoàn thiện dây chuyền trong bao lâu. Địa chỉ: Mail mình là.(daihaithuy82x82@gmail.com). RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI
 
mình cũng đang quan tâm đến dây chuyền này. bác có thể cho minh xin thông số và giá thành , địa chỉ liên hệ dược k?
cảm ơn rất nhiều
 

mình cũng đang quan tâm đến dây chuyền này. bác có thể cho minh xin thông số và giá thành , địa chỉ liên hệ dược k?
cảm ơn rất nhiều
600k/mẻ giá khoảng 350 triệu đồng. Điện 20kw.h, 3fa chưa kể khay và giá sấy có bánh xe.
mình cũng đang quan tâm đến dây chuyền này. bác có thể cho minh xin thông số và giá thành , địa chỉ liên hệ dược k?
cảm ơn rất nhiều
600k/mẻ giá khoảng 350 triệu đồng. Điện 20kw.h, 3fa chưa kể khay và giá sấy có bánh xe.
 


Back
Top