Tham khảo: Hiệu quả cao từ nuôi tôm bằng cây Mắm

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
Bài viêt dưới đây trích từ báo dân trí :

Tại ĐBSCL có thể nói cây mắm (loại cây sống ở vùng ngập mặn) mọc ở Cà Mau nhiều nhất. Cây mắm ngoài tác dụng hình thành nên những cánh rừng bảo vệ lở đất thì hiện nay xuất hiện một vấn đề khá lạ đó là dùng cây mắm…làm thức ăn cho tôm.
Qua phà Đầm Cùng (huyện Cái Nước) là đến huyện Năm Căn. Dọc theo tuyến Quốc lộ 1A (đoạn cuối cùng của Tổ quốc) của huyện này xuất hiện 2 bên đường rất nhiều cây mắm. Chúng tôi xuống xã Hàng Vịnh gặp một số hộ dân nuôi tôm để tìm hiểu về việc dùng cây mắm làm thức ăn cho tôm sú.

Ông Sáu Hùng (ngụ ấp 4), một hộ dân từng thực hiện mô hình này cho biết, việc dùng cây mắm nuôi tôm ông đã thực hiện từ 1, 2 năm về trước. Thời điểm đó hiệu quả trong những lần bắt tôm khá cao. Thông thường tôm chừng 30 con/kg nhưng khi ông nuôi cho ăn bằng cây mắm thì tôm đạt 18 - 20 con/kg.

Ongbong3410.jpg

Ông Bông đang chặt cây đọt cây mắm bỏ xuống ao.

Lý giải việc dùng cây mắm cho tôm ăn, theo ông Hùng thì khi cây mắm gặp phải nước, lâu ngày cây mắm (bao gồm lá, thân) bị phân hủy sinh ra một loại thức ăn nào đó và khi tôm ăn thức ăn này thì lớn khá nhanh. Cũng trong ấp 4 có hộ anh Trần Phong Lưu, anh Lưu cũng thực hiện việc cho tôm ăn bằng cây mắm và đạt hiệu quả nhất định.

Theo ông Trương Minh Quang - Trưởng ấp 4 (xã Hàng Vịnh) cho biết, thì cây mắm khi cắm xuống đất sẽ chỉ gây thối đất một vùng rồi phân hủy từ từ. Có thể sự phân hủy ở khu vực này phát sinh ra chất gì đó thu hút tôm lại đeo bám vào đó để tìm thức ăn.

Theo sự chỉ dẫn của cán bộ lâm ngư xã Hàng Vịnh, chúng tôi tiếp tục xuống ấp Xóm Lớn Trong gặp hộ ông Nguyễn Văn Bông. Trước đó, cán bộ xã đã cho chúng tôi biết, hộ ông Bông thực hiện mô hình này có hiệu quả nhất nhì trong xã nên khi nghe ông Bông trò chuyện về công việc nuôi tôm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Ông Bông cho biết đã thực hiện việc dùng cây mắm cho tôm ăn từ năm 2000 và năm nào cũng thu được kết quả tốt. Ông Bông lý giải: “Thời chiến tranh, người dân vùng Cà Mau ở trong rừng không có gì ăn. Họ hái trái mắm chà bỏ vỏ và nhụy bên trong, còn lại ăn sống hoặc luộc ăn thay cơm. Chính vì thế tôi nghĩ có thể dùng cây mắm cho tôm ăn”.

“Thời gian trước năm 2000, tôm thường bị dịch bệnh nên việc nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn, vì thế tui bắt đầu thực hiện dùng cây mắm cho tôm ăn thử xem có hiệu quả hay không” - ông Bông nói.

Thực hiện việc này bằng cách chặt đọt mắm dài khoảng 1,5 - 2m rồi cắm (hoặc quăng) xuống ao, mỗi nhánh cách nhau 3m trải khắp diện tích nuôi. Sau một thời gian ông Bông đi kiểm tra và khi giở những cây mắm này lên thấy tôm bám vào đó, nhìn vào đầu tôm thấy có màu xanh thẫm chứng tỏ tôm đã ăn.

Cứ thế, cách 2 tháng là ông Bông chặt cây mắm bỏ xuống ao. Nuôi khoảng 4 - 5 tháng và khi xổ tôm (bắt lên bán) chỉ từ 14 - 15 con/kg, ông Bông thu hoạch đáng kể. Theo ông Bông cũng từ khi thực hiện việc cho tôm ăn cây mắm thì tôm không bị bệnh nữa mà lớn nhanh và phát triển tốt hơn nhiều.

Caymam3410.jpg

Nhiều ao tôm cũng xuất hiện các cây mắm dưới ao.

Lý giải về cây mắm, ông Bông cho biết: “Chất thối của cây mắm (đặc biệt là vỏ) có thể sinh ra chất men xúc tác đến tôm. Khi phân hủy tất sẽ sinh ra những loại sinh vật khác và tôm đeo vào để ăn. Ngoài ra, còn phải giải phân hữu cơ để tạo ra chất tảo cho ao tôm”.

Theo ông Bông, nhiều hộ nuôi tôm ở ấp Xóm Lớn Trong như hộ ông Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Đen… cơ sở sản xuất tôm giống Mai Sáu ở ấp 2 (xã Hàng Vịnh) cũng thực hiện nuôi tôm kiểu này và thu được hiệu quả cao.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Thành Nhân - Cán bộ Lâm - ngư xã Hàng Vịnh cho biết, vấn đề này như một kiểu nuôi theo kinh nghiệm dân gian: nuôi tôm kết hợp với trồng rừng. Sự kết hợp này làm cho đất màu mỡ hơn so với dọn ao đầm trống. Việc chặt cây mắm bỏ xuống ao cũng giống như kiểu này. Tuy nhiên mô hình này chưa phát triển đại trà do người này thực hiện được nhưng người khác thấy vẫn còn e ngại.

Còn theo ông Nguyễn Như Độ - Phó Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT Cà Mau) cho biết, trước đây có một Xí nghiệp ở Cà Mau chuyên làm bột lá mắm để nuôi tôm, tuy nhiên chỉ hoạt động một thời gian rồi ngưng vì không hiệu quả.

“Song, việc cây mắm khi phân hủy trở thành thức ăn cho tôm là có” - ông Độ khẳng định. Cũng theo ông Độ, cây mắm thường mọc ở xung quanh bờ ao nên khi lá mắm rụng xuống, lâu ngày phân hủy làm thức ăn cho tôm là chuyện bình thường. Còn việc chặt cây mắm cắm xuống ao để làm thức ăn cho tôm thì có vẻ “hơi lạ” và hầu như rất ít nói đến.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lá mắm có lượng đạm cao hơn so với một số lá khác, chính vì thế khi phân hủy tạo chất đạm làm thức ăn cho tôm. Ngoài ra, vỏ cây mắm khi phân hủy có những chất nhờn cần thiết cho các loài sinh vật phát triển rất tốt làm thức ăn cho tôm.

Tuy nhiên qua sự việc này, phải cần thêm sự vào cuộc của các nhà khoa học để có thể có hướng đi mới cho việc phát triển nghề nuôi tôm ở vùng ĐBSCL.
 


Tám Lúa nầy đã hiểu biết trước rồi ... và đọc bên trang web Vietlinh .....Con tôm ăn lá của cây Mấm ????????
tại sao??? và tại sao??????

Chuyện dễ mà người nuôi trồng không biết, giống như con tôm lủi vô bờ ......

Nó giống như câu chuyện 1 vụ lúa 1 vụ tôm vậy. ......biết 1 mà không biết 2 pó tay.
 
Last edited by a moderator:
Đói quá nó phải ăn lá cây mắm bằng không lấy gì sống??
Bên cạnh nhà tôi có 1 gia đình chồng là Họa Sỹ...họ đào ao nuôi cá kiểu gia đình..và thả vào đó rất nhiều cá phi nhỏ..
họ không cho cá ăn gì cả...chỉ đổ xuống hồ những cộng rau thừa sau khi làm bếp xong..
Có 1 lần tôi thấy ông chồng vất xuống ao cá những khúc bánh mì thừa...bà vợ la ầm lên : uổng phí vậy nó ăn rau còn không hết kìa..
Con tôm đói quá phải ăn lá cây...từ đó kết luận rằng lá cây là thực phảm của tôm...thì con lâu mới khá lên nổi
 
Tôm ăn lá cây như heo ăn rau muống ....suy luận của người kém trình độ nuôi trồng ....pó tay.

Trên đời nầy có ai từng nghe Tôm ăn lá cây?

Xin chừa 1 chổ cho Tám Lúa nầy ngu với.

======================

1 vụ lúa 1 vụ tôm cũng như hiệu quả cao từ nuôi tôm bằng cây Mắm, đây là 2 đề tài khác nhau, nhưng xài và áp dụng 1 NGUYÊN LÍ chung.

http://agriviet.com/home/showthread.php?t=17705

Xin lập lại 1 lần nữa cho rõ ràng, dưới đây là chỉ điểm cho người nông dân kém trình độ, còn mình nói thẳng với những Khoa Bảng phải lấy cây gậy chóng mí mắt, dùng lổ tai t....để lắng nghe cho rõ:

1 vụ lúa 1 vụ tôm cũng như hiệu quả cao từ nuôi tôm bằng cây Mắm, dù cho bất cứ 1 ai có lật ngữa lật nghiên, nói xuôi nói ngược thì 2 vấn đề nầy cũng dùng chung 1 NGUYÊN LÍ:

Người nông dân kém trình độ thì mình không nói, còn những khoa bảng, miệng thì nói hiệu quả, nhưng nói đến sự giải thích căn cư, nguyên nhân và lý do tại sao hiệu quả thì không biết, chỉ đành câm miệng á khẩu.

NGUYÊN LÍ CHUNG:

Tất cã con người, con vật và thực vật cũng đều cần vitamin và thực vật cần Đa, Trung và Vi Lượng (Phân bón) cũng như nguồn phân đạm hữu cơ.

Điểm quan trọng nè:

Vườn tượt ruộng lúa ao nuôi cá tôm, khi nuôi trồng vài năm đất đai hết mầu mở, cho nên chúng ta phải bón phân bổ xung để đất đai mầu mở trở lại thì việc nuôi trồng mới được hiệu quả.

- Lá cây mắm là nguồn phân đạm phân xanh là nguồn thức ăn cho rong tảo, rong tảo là nguồn thức ăn cho phiêu sinh vật phù du, sinh vật phù du là thức ăn cho tôm cá.

Cá ăn lá rau cải, còn con tôm làm gì có ăn lá cây mắm!

Trên đời nầy có ai từng nghe Tôm ăn lá cây?

- 1 vụ tôm 1 vụ lúa thì cùng nguyên lí như trên, làm 1 vụ lúa là chúng ta bón phân, tới vụ tôm thì lượng phân bón còn tồn đọng để nuôi rong tảo, rong tảo nuôi sinh vật phù du, sinh vật phù du nuôi con tôm .........Con tôm nó ị thì phân thải của nó trở thành phân bón cho cây lúa chỉ cung cấp 1 phần nào, trồng lúa thì người nông dân phải bón phân thêm phân hữu cơ và vô cơ, đó là cái nguyên lí là vòng lẫn quẩn xoay vòng để có 1 vụ lúa và 1 vụ tôm đều trúng ....hiệu quả.

Ông bạn Thiên Thu ơi, bí kíp Tám Lúa đã đưa ra rồi đó.

*********
Học 1 biết 2
Đọc 2 hiểu 4

Ngu dốt đọc hoài
Đọc 100 bài chỉ hiểu 1

Bớ làng xóm, bớ ông trời
Xin cho Tám Lúa chổ ngồi để ngu
***************************
 
Last edited by a moderator:


Back
Top