Máy dò ngang JMC CSL – 1000 cho phép quan sát 360o trên các góc nghiêng từ 0-90o, tầm dò đến 800m, với 4 chế độ màn hình hiển thị bằng cách kết hợp các phương pháp dò đứng, dò ngang, quét dọc giúp cho thuyền trưởng có thể quan sát đàn cá từng vị trí xung quanh tàu, vừa quan sát mặt cắt không gian nước xung quanh tàu, ước lượng được mức độ tập trung của đàn cá… Nhờ đó tăng xác suất bắt gặp đàn cá cao hơn nhiều lần so với máy dò đứng thông thường.
Được sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, trong năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định cùng chính quyền địa phương xã Mỹ Thành, chọn chủ hộ là ông Nguyễn Văn Bông, trú tại thôn Vĩnh Lợi 1 – xã Mỹ Thành – huyện Phù Mỹ – Bình Định, chủ tàu BĐ 94017 TS, làm nghề lưới vây rút chì để xây dựng mô hình máy dò ngang.
Để triển khai thực hiện mô hình, chủ hộ đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật chuẩn bị cho công tác lắp đặt máy dò ngang, đồng thời Trung tâm cũng tổ chức các lớp tập huấn cho hơn 200 thuyền viên và chủ tàu.
Trước khi quyết định làm mô hình này, ông Bông có đi tham quan và học hỏi về mô hình máy dò ngang đã được lắp đặt trên tàu của ông Phạm Gia Thanh ở Thanh Hóa. Tại đây, ông đã được ông Phạm Gia Thanh hướng dẫn tận tình và truyền đạt một số kinh nghiệm trong quá trình vận hành máy dò ngang.
Sau khi tìm hiểu máy dò ngang của hãng sản xuất FURUNO và JMC, ông quyết định chọn máy dò ngang của hãng JMC. Ông Bông trực tiếp đến nhà cung cấp máy ở TPHCM để tìm hiểu thêm về một số tính năng kỹ thuật của máy trước khi tiến hành ký hợp đồng mua, lắp đặt.
Tàu BĐ 94017 TS được đóng bằng vỏ gỗ có kích thước cơ bản L x B x H = 17,9m x 5,4m x 2,6m, tải trọng 30 tấn, công suất máy chính 90 CV. Trên tàu được trang bị máy phát điện dùng thắp sáng trong đánh bắt và sinh hoạt. Các trang thiết bị khai thác bao gồm máy tời thu lưới, tời trích lực thu giềng rút và trang thiết bị hàng hải gồm có máy định vị, máy đo sâu dò cá, máy bộ đàm tầm xa, rada cảnh giới. Tàu được trang bị vàng lưới vây có kích thước: 1.000 x 100 (m). Ngoài ra tàu còn được trang bị tời thuỷ lực để thu lưới.
Các thông số kỹ thuật của máy dò ngang JMC CLS – 1000: Màn hình tinh thể lỏng màu 17 inch. Màu tín hiệu 8 màu tuỳ theo độ mạnh của tín hiệu phản hồi. Các kiểu màn hình: kiểu 1: màn hình quét ngang; kiểu 2: màn hình quét lệch tâm; kiểu 3: màn hình quét mạn; kiểu 4: màn hình dò đứng. Thang đo có 10 nấc thang tự cài đặt trong khoảng 20m-2.000m. Tần số phát 180 khz. Độ mở chùm tia 10o. Công suất máy phát 1,5kW. Đường kính đầu dò 146mm. Hành trình nâng hạ đầu dò 200 - 400mm. Góc mở ở chức năng quét ngang 5o hoặc 10o. Góc mở ở chức năng quét mạn 3o hoặc 5o. Điều chỉnh góc nghiêng chùm tia: + 5o đến -90o. Tốc độ tàu cho phép là 10 hải lý. Nguồn điện cung cấp từ 20-30 VDC.
Toàn bộ lao động trên tàu có 14 người, trong đó gồm: 1 thuyền trưởng: nhiệm vụ điều động tàu; 1 máy trưởng: phụ trách máy móc trên tàu + 12 thuỷ thủ boong. Ngư trường đánh bắt từ vùng biển Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Từ lúc triển khai lắp đặt máy dò ngang đến nay tàu đã đi khai thác được 4 chuyến biển. Chuyến thứ nhất từ ngày 13/5 đến 2/6, doanh thu: 13 tấn cá x 9 triệu đồng/tấn = 117 triệu đồng, sau khi trừ chi phí 76,8 triệu đồng bao gồm tiền dầu, đá lạnh, thức ăn, tiền trả công cho những người đi bạn, tiền khấu hao tàu và ngư cụ, ông Bông lãi 40,2 triệu đồng. Chuyến thứ hai từ 11/6 đến 1/7: Doanh thu: 30,5 tấn cá x 10 triệu đồng /tấn = 305 triệu đồng, tổng chi phí 87,2 triệu đồng, lãi 217,8 triệu đồng. Chuyến thứ 3 từ ngày 10/7 đến 31/7: doanh thu: 32 tấn cá x 10 triệu đồng/tấn = 320 triệu đồng, tổng chi phí: 88,2 triệu, lãi 231,8 triệu đồng. Chuyến thứ 4 từ ngày 6/8 đến 2/9: Doanh thu: 85 tấn cá x 11 triệu đồng/tấn = 935 triệu đồng, tổng chi phí: 90,43 triệu đồng, lãi 867,7 triệu đồng. Như vậy, sau 4 chuyến biển, ông lãi hơn 1,35 tỷ đồng.
Với tình hình giá xăng dầu tăng cao, nhưng giá cá bán không tăng, bên cạnh do chủ hộ mới đưa vào sử dụng máy dò ngang, nên thời gian đầu còn bỡ ngỡ chưa quen, sử dụng chưa thành thạo. Do đó chuyến biển đầu tiên hiệu quả chưa cao. Chuyến biển thứ 2 và chuyến biển thứ 3 do có sự trục trặc về ngư cụ là đứt dây giềng rút, rách lưới (mất trên 1 tạ lưới) nên kết quả của 2 chuyến biển này cũng chưa được cao lắm. Đến chuyến biển thứ 4 thì kết quả chuyến biển mới thật sự là cao, máy dò ngang mới thực sự phát huy tác dụng. Đến nay ông Bông đã sử dụng tương đối thành thạo máy dò và thấy được hiệu quả của máy trong khai thác “con cá chạy”.
Việc đưa máy dò ngang vào khai thác khảo nghiệm thành công tại Bình Định là một tin vui đối bà con ngư dân khai thác hải sản, đặc biệt đối với nghề khai thác lưới vây. Tuy nhiên, máy dò ngang không phải là một thiết bị “vạn năng” lắp lên tàu là phát hiện ra đàn cá ngay, mà đây chỉ là thiết bị có tầm dò rộng, nâng cao xác suất bắt gặp đàn cá, việc khai thác hiệu quả kinh tế hay không còn phụ thuộc vào ngư trường chọn đánh bắt phải có cá, vào kỹ năng ngưới sử dụng, kiến thức, sự chính xác, năng lực khai thác của người thuyền trưởng trong mỗi chuyến biển.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Được sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, trong năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định cùng chính quyền địa phương xã Mỹ Thành, chọn chủ hộ là ông Nguyễn Văn Bông, trú tại thôn Vĩnh Lợi 1 – xã Mỹ Thành – huyện Phù Mỹ – Bình Định, chủ tàu BĐ 94017 TS, làm nghề lưới vây rút chì để xây dựng mô hình máy dò ngang.
Để triển khai thực hiện mô hình, chủ hộ đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật chuẩn bị cho công tác lắp đặt máy dò ngang, đồng thời Trung tâm cũng tổ chức các lớp tập huấn cho hơn 200 thuyền viên và chủ tàu.
Trước khi quyết định làm mô hình này, ông Bông có đi tham quan và học hỏi về mô hình máy dò ngang đã được lắp đặt trên tàu của ông Phạm Gia Thanh ở Thanh Hóa. Tại đây, ông đã được ông Phạm Gia Thanh hướng dẫn tận tình và truyền đạt một số kinh nghiệm trong quá trình vận hành máy dò ngang.
Sau khi tìm hiểu máy dò ngang của hãng sản xuất FURUNO và JMC, ông quyết định chọn máy dò ngang của hãng JMC. Ông Bông trực tiếp đến nhà cung cấp máy ở TPHCM để tìm hiểu thêm về một số tính năng kỹ thuật của máy trước khi tiến hành ký hợp đồng mua, lắp đặt.
Tàu BĐ 94017 TS được đóng bằng vỏ gỗ có kích thước cơ bản L x B x H = 17,9m x 5,4m x 2,6m, tải trọng 30 tấn, công suất máy chính 90 CV. Trên tàu được trang bị máy phát điện dùng thắp sáng trong đánh bắt và sinh hoạt. Các trang thiết bị khai thác bao gồm máy tời thu lưới, tời trích lực thu giềng rút và trang thiết bị hàng hải gồm có máy định vị, máy đo sâu dò cá, máy bộ đàm tầm xa, rada cảnh giới. Tàu được trang bị vàng lưới vây có kích thước: 1.000 x 100 (m). Ngoài ra tàu còn được trang bị tời thuỷ lực để thu lưới.
Các thông số kỹ thuật của máy dò ngang JMC CLS – 1000: Màn hình tinh thể lỏng màu 17 inch. Màu tín hiệu 8 màu tuỳ theo độ mạnh của tín hiệu phản hồi. Các kiểu màn hình: kiểu 1: màn hình quét ngang; kiểu 2: màn hình quét lệch tâm; kiểu 3: màn hình quét mạn; kiểu 4: màn hình dò đứng. Thang đo có 10 nấc thang tự cài đặt trong khoảng 20m-2.000m. Tần số phát 180 khz. Độ mở chùm tia 10o. Công suất máy phát 1,5kW. Đường kính đầu dò 146mm. Hành trình nâng hạ đầu dò 200 - 400mm. Góc mở ở chức năng quét ngang 5o hoặc 10o. Góc mở ở chức năng quét mạn 3o hoặc 5o. Điều chỉnh góc nghiêng chùm tia: + 5o đến -90o. Tốc độ tàu cho phép là 10 hải lý. Nguồn điện cung cấp từ 20-30 VDC.
Toàn bộ lao động trên tàu có 14 người, trong đó gồm: 1 thuyền trưởng: nhiệm vụ điều động tàu; 1 máy trưởng: phụ trách máy móc trên tàu + 12 thuỷ thủ boong. Ngư trường đánh bắt từ vùng biển Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Từ lúc triển khai lắp đặt máy dò ngang đến nay tàu đã đi khai thác được 4 chuyến biển. Chuyến thứ nhất từ ngày 13/5 đến 2/6, doanh thu: 13 tấn cá x 9 triệu đồng/tấn = 117 triệu đồng, sau khi trừ chi phí 76,8 triệu đồng bao gồm tiền dầu, đá lạnh, thức ăn, tiền trả công cho những người đi bạn, tiền khấu hao tàu và ngư cụ, ông Bông lãi 40,2 triệu đồng. Chuyến thứ hai từ 11/6 đến 1/7: Doanh thu: 30,5 tấn cá x 10 triệu đồng /tấn = 305 triệu đồng, tổng chi phí 87,2 triệu đồng, lãi 217,8 triệu đồng. Chuyến thứ 3 từ ngày 10/7 đến 31/7: doanh thu: 32 tấn cá x 10 triệu đồng/tấn = 320 triệu đồng, tổng chi phí: 88,2 triệu, lãi 231,8 triệu đồng. Chuyến thứ 4 từ ngày 6/8 đến 2/9: Doanh thu: 85 tấn cá x 11 triệu đồng/tấn = 935 triệu đồng, tổng chi phí: 90,43 triệu đồng, lãi 867,7 triệu đồng. Như vậy, sau 4 chuyến biển, ông lãi hơn 1,35 tỷ đồng.
Với tình hình giá xăng dầu tăng cao, nhưng giá cá bán không tăng, bên cạnh do chủ hộ mới đưa vào sử dụng máy dò ngang, nên thời gian đầu còn bỡ ngỡ chưa quen, sử dụng chưa thành thạo. Do đó chuyến biển đầu tiên hiệu quả chưa cao. Chuyến biển thứ 2 và chuyến biển thứ 3 do có sự trục trặc về ngư cụ là đứt dây giềng rút, rách lưới (mất trên 1 tạ lưới) nên kết quả của 2 chuyến biển này cũng chưa được cao lắm. Đến chuyến biển thứ 4 thì kết quả chuyến biển mới thật sự là cao, máy dò ngang mới thực sự phát huy tác dụng. Đến nay ông Bông đã sử dụng tương đối thành thạo máy dò và thấy được hiệu quả của máy trong khai thác “con cá chạy”.
Việc đưa máy dò ngang vào khai thác khảo nghiệm thành công tại Bình Định là một tin vui đối bà con ngư dân khai thác hải sản, đặc biệt đối với nghề khai thác lưới vây. Tuy nhiên, máy dò ngang không phải là một thiết bị “vạn năng” lắp lên tàu là phát hiện ra đàn cá ngay, mà đây chỉ là thiết bị có tầm dò rộng, nâng cao xác suất bắt gặp đàn cá, việc khai thác hiệu quả kinh tế hay không còn phụ thuộc vào ngư trường chọn đánh bắt phải có cá, vào kỹ năng ngưới sử dụng, kiến thức, sự chính xác, năng lực khai thác của người thuyền trưởng trong mỗi chuyến biển.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: