MÔ HÌNH HỆ THỐNG TƯỚI TREO

A -TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG TƯỚI TREO​
Những khu đất trồng cỏ nuôi bò; trồng rừng, trồng rau, hoa màu vv... nói chung là loại cây trồng có thể tưới toàn diện; tưới ướt toàn bộ mặt đất... thì ta nên áp dụng mô hình hệ thống tưới treo.

Đối với một số cây ăn quả, người ta yêu cầu tưới sát gốc để nước cung cấp thẳng vào bộ rể, hạn chế cỏ mọc tràn lan giữa các hàng cây vv thì không nên áp dụng mô hình hệ thống tưới treo.



Hệ thống tưới treo có các ưu điểm:



1 - Ưu điểm lớn nhất của hệ thống tưới treo là giá thành xây lắp rất rẻ: đối với nơi có nhiều gió, giá thành xây lắp khoảng 20 triệu đồng/ha (Mô hình các hàng trụ cách nhau 50 mét) và khoảng 28 triệu/ha (Nơi ít gió -các hàng trụ cách nhau 25 mét)

2 - Máy cày, máy xới, máy thu hoạch có thể chạy dễ dàng trên đồng ruộng mà ít bị vướng bởi hệ thống tưới.

3 - Có thể kết hợp tưới nước với bón phân, phun thuốc BVTV theo nước.



Nhược điểm của hệ thống tưới treo: áp dụng nơi có gió.



- Gió ít: Gió hiu hiu, lay động ngọn cây; chuyển động lá cờ nhưng chưa bay ngang: Áp dụng mô hình các hàng trụ cách nhau 20 mét; các trụ trong hàng cách nhau 15 mét

- Gió nhiều: Những nơi gần biển hoặc trên đồi núi, thường xuyên có gió lớn ta áp dụng mô hình hệ thống tưới treo trụ thưa: Các hàng trụ cách nhau 50 mét. Các trụ trong hàng cách nhau 12,5 mét.



B -MÔ TẢ CHI TIẾT



Dưới đây mô tả cách xây dựng hệ thống tưới treo có hàng trụ dày (Nơi ít gió -các hàng trụ cách nhau 25 mét)



Giả sử khu đất có kích thước 50 mét x 100 mét= 5.000 m2 =0,5 ha.

- Hai hàng đầu cùng ta chôn các trụ sắt tròn 60mm, cao 2,5 mét (Cây sắt dài 6 mét, cắt đôi thành 2 cây dài 3 mét -chôn dưới đất 0,5 mét -phần nỗi trên đất 2,5 mét). Các trụ sắt trong hàng cách nhau 12,5 mét.

- Ba hàng trụ giữa: chôn các trụ sắt 60mm cao 5,5 mét (Cây sắt dài 6 mét -chôn dưới đất 0,5 mét -phần nỗi trên đất cao 5,5 mét). Các trụ sắt trong hàng cũng cách nhau 12,5 mét.

+ Chân trụ sắt -phần âm dưới đất 0,5 mét được ém bê tông đá dăm hoặc bê tông đá 4x6 đầm chặt chờ khô (28 ngày)

+ Trên đầu trụ: Cắt các khe chữ thập sâu 5 cm -rộng 5mm làm nơi chứa và cố định các sợi kẽm 3mm. Tiến hành giăng các sợi thép 3mm trên đầu trụ theo chiều dọc và ngang. Các đầu cùng của sợi thép 3mm được giằng xuống đất, có bê tông hoặc vật cố định giữ chặt vào đất. Từ đất lên đến tầm cao ngang ngực gắn tăng đưa tự chế để sau thời gian dây thép 3 mm bị chùng ta sẽ vặn tăng đưa tự chế để căng nó lên.

+ Đi 2 ống 49 (màu đỏ) dọc theo hàng trụ trục B và D (xem hình)

+ Từ ống 49, cắt T49-42; gắn ống 42 đi dọc các trụ sắt lên đến đầu trụ. Từ mặt đất lên tầm cao ngang ngực, cắt ống 49 - gắn van 49,

+ Từ ống 42 trên đầu trụ -gắn 2 T42-27 + Gắn 2 ống 27 vào lổ 27 của T42-27. Cuối T42-27 sau, dùng bít 42 bỉ lại. Các ống 27 đi từ đầu ống 42 tẻ về 2 phía; cuối ống 27 - dùng nút bít 27 bịt lại. Như vậy có 2 dãy ống 27, mỗi dãy có van riêng.

+ Trên ống 27, cứ 1 mét khoan lổ 8mm; gắn ron cao su; văn béc đa năng vô chỉnh dạng phun sương để tưới.

+ Hoạt động:

- Mỗi lần tưới chỉ mở 3 hàng: Từ hàng giữa +2 hàng bên phải hoặc 2 hàng bên trái là tùy theo hướng gió.

Ví dụ: Hướng gió thổi từ trái sang phải thì mở van các hàng 1/2/3. Nếu hướng gió thổi từ phải sang trái thì mở van các hàng 5/4/3 để tưới; khóa van các hàng 1/2/3.

- Trường hợp béc tưới các hàng ở 2 đầu khu đất gắn cao (2,5 mét) không tưới ướt đất dưới chân -sát ranh đất thì có thể gắn thêm 1 hàng ống + béc ở tầm cao phù hợp để tưới ướt đều thêm.

+Kinh nghiệm: Ban đầu nên làm mô hình hàng trụ thưa (50 mét) cho giá thành thấp. Nếu thấy tưới không giáp nhau do gió ít-khi đó mới cấy thêm các hàng trụ tùy điều kiện gió trong vùng.

1-Tải bảng dự toán Excel về nghiên cứu :


2-Tải bản vẽ AutoCAD về nghiên cứu :




VĐT
HTT TREO.png
 




Back
Top