NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT DỐC

hình3.png




Tôi đi khảo sát làm hệ thống tưới nhiều nơi, thấy nhiều bà con nông dân bố trí hàng cây trồng trên đất dốc sai nguyên tắc, gây nhiều khó khăn cho việc làm hệ thống tưới; đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên, đất canh tác có nhiều đồi dốc.



1 - Về nguyên tắc: ta phải bố trí hàng cây trồng theo đường bình độ (đường đồng mức) để sau này đi ống xuyên hàng (ống thứ cấp) theo hàng cây; nước từ ống chính và ống nhánh (bố trí chạy từ đỉnh dốc xuống-tức là vuông góc với hàng cây) chảy vô ống thứ cấp gần như chảy trên đường bình độ, sẽ giúp cân bằng áp suất trong từng cây trong hàng tốt hơn, và ta dễ dàng cân chỉnh béc cho lưu lượng nước ra ở mỗi béc và bán kính tưới gần như bằng nhau.



2 - Cách xác định đường bình độ dễ nhất là chế tạo cây thước chữ A; hình tam giác cân, mỗi cạnh dài 2 mét; buộc dây dọi (có vật nặng) ở đỉnh A, rà thước chữ A theo đất sao cho dây dọi đi vào “giữa” thanh ngang trên chữ A, cắm cọc làm dấu đường đồng mức.



3 - Nếu bố trí hàng cây từ trên đỉnh dốc xuống chân đồi; còn ống chính, ống nhánh đi theo đường bình độ thì nước đi theo ống xuyên hàng sẽ chênh lệch rất lớn giữa “trên” và “dưới” khiến cho việc chỉnh béc để cân bằng áp suất giữa các cây trồng là rất khó.



4 - Cách chỉnh béc: Nếu bạn dùng béc tưới đa năng của tôi (như trong hình); hoặc các loại béc tưới có nút chỉnh lưu lượng thì khi chỉnh; ta vặn “khóa kín”, không cho nước chảy ra ở các béc dưới thấp nhất (nếu bố trí ống cấp vuông góc với đường bình độ); và vặn chặt các béc ở cuối hàng-nơi xa ống chính nhất)



Ta bắt đầu vặn chỉnh nút B và A cho các béc trên cao và các béc gần ống chính; từ đó chuyển dần đến các béc dưới thấp và các béc xa ống chính; vừa chỉnh vừa ước lượng bằng mắt lưu lượng nước ra và bán kính phun giữa các béc trong hàng là gần như nhau.



Nên dùng cây lục giác để vặn chỉnh, vì khi chỉnh, máy bơm hoạt động, nước phun ra nên các vít rất trơn, khó vặn cho chính xác.



5 - Tính đường kính ống.



Đường kính ống là thông số rất quan trọng khi làm hệ thống tưới nhưng rất nhiều người xác định đường kính ống theo kinh nghiệm hoặc ước lượng



Ta phải dùng công thức của thủy lực đường ống để tính ra kết quả để vừa đảm bảo đủ tải, vừa đảm bảo không bị lãng phí vì “chôn” tiền vào đất khi chọn đường kính ống quá lớn-không cần thiết.



Trong hình vẽ, tôi đã chứng minh công thức tính đường kính ống là lấy 0,63 nhân Q rồi khai căn bậc hai.



Q là lưu lượng nước ta yêu cầu: ví dụ, ta muốn tưới mỗi cây 40 lít trong thời gian 1 giờ (3600 giây) và mỗi lô tưới có bình quân 100 cây; ta tính ra lưu lượng yêu cầu = 100 (cây) * 0,04/(m3/cây)/3.600 (giây) =0,001111 m3/giây

Tính đường kính ống:

D=0,63*0,001111=0,0007.

Khai căn 0,0007=0,0264. Nhân 0,0264 với 1000 (quy đổi từ mét ra milimet), sẽ ra đường kính ống =26,4mm tức 27 mm; nhưng ta không nên chọn đường kính ống bằng 27mm mà phải nhân cho hệ số là 1,5. Khi đó đường kính ống nhánh sẽ bằng 26,4*1.5=39,68mm; ta chọn đường kính ống nhánh bằng 42mm.



Tính đường kính ống chính: Nếu ta tười cùng lúc 2 lô thì ống chính phải có tiết diện gắp hai lần đường kính ống nhánh.

Đường kính ống nhân đôi= 21*21*3,1416*2=2771 mm2, khai căn 2771 ta có đường kính ống chính chọn bằng 60 mm.


Thân mến!

VĐT
 




Back
Top