Thịt gà Mỹ giá dưới 20.000 đồng/kg là rất bất thường'

  • Thread starter TrạiGàGiữaThànhPhố
  • Ngày gửi
Theo Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam chỉ có giá dưới 20.000 đồng/kg là bất thường.

Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mỗi năm trung bình cả nước nhập khoảng 100.000 tấn thịt các loại. Trong đó thịt gà chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhập khẩu, tương đương 80.000 đến gần 90.000 tấn. Trong khi đó sản xuất trong nước khoảng 700.000 tấn thịt gà/năm (gà trắng chiếm gần 30%).


Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT
Trong 6 tháng đầu năm 2015 đã có 91 doanh nghiệp nhập khẩu gia cầm từ 24 nước vào Việt Nam. Riêng thịt gà đã nhập khẩu hơn 50.000 tấn. Có 3 nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất vào nước ta là Mỹ chiếm 58,7%, Brazil 12,3%, Hàn Quốc 11%. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là đùi, chân, cánh gà, gà thải loại nguyên con.

Đáng nói, thịt gà nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam có giá chưa đến 20.000 đồng/kg. So với thịt gà nhập khẩu đông lạnh thì giá thịt gà tươi trong nước đang cao hơn từ 30- 50%.

Trước sức tấn công của thịt ngoại, ngành chăn nuôi trong nước đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức gì, Báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng về vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng giá gà trong nước giảm là do nhập khẩu, ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?

Có nhiều yếu tố khiến giá gà trong nước giảm nhưng việc nhập khẩu cũng là một trong những yếu tố đó. Trong khi sản xuất trong nước vẫn ổn định, tăng nhập khẩu thì dẫn đến cung cầu mất cân đối, kéo theo giá thành hạ. Đó là quy luật tất yếu của thị trường.

Vậy tại sao ngành Chăn nuôi đang gặp khó khăn nhưng chúng ta vẫn tăng lượng thịt nhập khẩu, đặc biệt là thịt gia cầm?

Theo số liệu thống kê thì số lượng nhập khẩu thịt gà 6 tháng đầu năm 2015 có tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là nhu cầu trong nước tăng, một phần có thể do giá rẻ nên người ta nhập về nhiều hơn. Nhất là thịt gà Mỹ đang bán với giá rất rẻ.

Tăng số lượng nhập khẩu không phải là ta chủ động nhưng chúng ta không thể cấm. Trong thị trường mà sắp tới đây gia nhập TPP thì càng có thách thức nhiều nữa. Việt Nam với một số lượng dân tương đối đông sẽ trở thành một thị trường được nhiều nước trông mong.


Đùi gà Mỹ hiện đang có giá rẻ "giật mình". Ảnh minh họa
Cụ thể giá thịt gà nhập khẩu siêu rẻ như hiện nay đang ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi của Việt Nam, thưa ông?

Giá nhập rẻ đương nhiên ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Chính vì vậy trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi cũng đã đưa ra giải pháp làm sao nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để phát triển bền vững, có thể cạnh tranh được thị trường trong nước và cả quốc tế.

Theo ông, giá thịt gà Mỹ chỉ 19.000- 20.000 đồng/kg có phải là bất thường hay không? Có ý kiến cho rằng đây là hàng cận "date", sau khi đưa về Việt Nam sẽ được thay đổi bao bì, hạn sử dụng?

Do tập quán sử dụng nên thịt ức gà ở Mỹ bao giờ cũng có giá trị nhất, bán được giá nhất, còn thịt đùi, cánh gà lại có giá trị thấp hơn.

Ngược lại, ở Việt Nam rất thích ăn thịt đùi, cánh. Chính vì vậy người ta nhập khẩu sản phẩm này ở những nước có giá trị thấp hơn về bán để có lợi nhuận cao hơn.

Nhưng thực chất gía bán dưới 20.000 đồng/kg là bất thường. Còn việc cận hay hết hạn sử dụng hay không thì tôi không dám trả lời. Vấn đề này cần có các cơ quan chức năng khi kiểm soát việc nhập khẩu về thì mới có thể nắm chắc được.

Về mặt kỹ thuật Cục Thú y sẽ kiểm tra xem có dịch bệnh hay không còn về hạn sử dụng hay sâu xa chất lượng bên trong thì cần có cơ quan bộ ngành liên quan. Phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ các lô hàng, không riêng gì gia cầm mà còn nhiều mặt hàng khác nữa.


Lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa
Nhiều ý kiến lo ngại, khi tham gia TPP các sản phẩm thịt đông lạnh như gà, bò, lợn sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam, nhấn chìm ngành chăn nuôi trong nước, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Ở nước ta chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm số lượng lớn, năng suất chưa cao. Cụ thể có 80 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, 40 triệu hộ chăn nuôi lợn. Sản xuất nông hộ thiếu sự liên kết chuỗi. Người làm giống chỉ biết làm giống, người chăn nuôi chỉ biết chăn nuôi, giết mổ chỉ biết giết mổ. Doanh nghiệp thì không thể hợp đồng với từng cá nhân được.

Bên cạnh đó, khâu lưu thông vận chuyển vẫn chiếm lãi nhiều. Cơ quan hữu quan cần phải điều tiết có hiệu quả đối với chuỗi sản xuất, cân đối giá trị gia tăng ở các khâu. Tránh tình trạng người buôn có lợi nhuận cao còn người chăn nuôi lãi ít, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao. Sản xuất phải theo kế hoạch, liên kết chuỗi thì khi tham gia vào thị trường thế giới thì mới đỡ rủi ro.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ta đừng nhìn ngành với một màu đen như thế. Trong những năm vừa rồi chăn nuôi vẫn phát triển, vẫn hiệu quả, tăng trưởng bình thường. Tất nhiên chúng ta phải xác định khi ra thị trường thế giới phải chấp nhận có nhiều thách thức về mặt chất lượng, hiệu quả. Chính vì vậy ngoài ngành chăn nuôi ra thì những ngành khác cũng phải tham gia vào. Ví dụ ngành thú y phải kiểm soát tốt an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn.

Trước những khó khăn, thách thức như vậy ngành chăn nuôi đã có giải pháp gì thưa ông?

Về giá thành thịt gà trong nước, Cục Chăn nuôi cho biết, hiện tại công ty CP đang bán giá gà trắng khoảng 28.000 đồng/kg (gà lông), gà móc hàm khoảng 40.000 đồng/kg. Gà lông màu bán ra khoảng 40.000- 45.000 đồng/kg (gà lông), còn gà móc hàm trên 60.000 đồng/kg.



Tại miền nam, giá gà trắng có giá thành khoảng 25.000/kg (gà lông) và gà lông màu khoảng 35.000 đồng/kg (gà lông). So với thịt gà nhập khẩu đông lạnh thì giá thịt gà tươi trong nước đang cao hơn từ 30- 50%.



Giải pháp trước mắt phải tác động vào khâu giống và quản lý thức ăn. Những cái này vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất khâu giống tác động rất nhiều đến năng suất, chất lượng sản phẩm còn thức ăn chiếm 65%-70% giá thành sản phẩm.

Chính vì vậy Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cũng đã chỉ đạo phải đột phá về hai khâu này. Phải tăng cường nhập những giống có năng suất chất lượng cao trên thế giới. Đồng thời phát huy những giống nội có chất lượng cao vì giống gà nội bao giờ cũng được người tiêu dùng ưa chuộng, có giá thành cao hơn.

Ngoài việc phát triển chăn nuôi bền vững thì theo ông chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước?

Chúng ta phải xem xét liệu có hiện tượng thịt nhập khẩu đang bán phá giá hay không? Sản phẩm nhập khẩu vào chiếm khoảng 10% sản phẩm trong nước, nếu xảy ra hiện tượng đó thì tất cả cơ quan ban ngành phải vào cuộc, đưa ra hàng rào kỹ thuật để siết chặt việc nhập khẩu.

Đặc biệt Bộ công thương phải nên lưu ý quy định chống phá giá. Như cá, tôm và một số sản phẩm khác của nước ta vào Mỹ vẫn bị áp thuế chống bán phá giá, vì thế chúng ta cũng cần phải xem xét kỹ về vấn đề này. Bên cạnh đó cần phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ chất lượng thịt nhập khẩu. Tất cả các bộ ngành khác cũng phải vào cuộc nếu không thị trường sẽ loạn lên ngay.

Diệu Thùy
http://infonet.vn/thit-ga-my-gia-duoi-20000-dongkg-la-rat-bat-thuong-post169088.info
 


Bảo đảm chẳng có cái gì tự nhiên cả, hoặc là gà họ hết hạng hoặc họ muốn giết hết gà giống của VN, sau đó họ tăng giá lên thì người tiêu dùng sẽ lãnh hậu quả.
 
GIá gà Mỹ vào Việt Nam giá dưới 20,000đ/kg là hoàn toàn bình thường. Vì giá thành sản xuất ra đã dưới 10,000đ/kg rồi. Họ dựa vào quy mô công nghiệp, tiết kiệm chi phí và tận dụng phế thải tối đa, nguồn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và được chính phủ trợ giá chăn nuôi nên mới có giá đó.
Thêm nữa là đùi gà, chân gà, cổ gà toàn những thứ người Việt thích ăn thì người Mỹ lại không ăn, nên mới có giá đó. Ức gà thì không có giá đó nhé.
Muốn bảo vệ chăn nuôi trong nước thì phải tiến hành dán nhãn GMO lên thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm từ Mỹ và có nguồn gốc Mỹ. Cuối cùng Việt Nam vẫn phải tăng quy mô, làm ăn bài bản và bỏ những thứ thuế vô lý trên con gà đi.
 
tớ nuôi gà thả vườn thôi gà công nghiệp t ứ quan tâm . :p
 
80 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, 40 triệu hộ chăn nuôi lợn. 1/dân 1 hộ hả đ/c phá cục trưởng.
Vn có 92 triệu dân tính cả con nít, em bé, thế 80tr hộ heo, 40 triệu hộ gà là 120 triệu, kể cả em bé ở một hộ cũng chưa đủ 120 triệu.
 

GIá gà Mỹ vào Việt Nam giá dưới 20,000đ/kg là hoàn toàn bình thường. Vì giá thành sản xuất ra đã dưới 10,000đ/kg rồi. Họ dựa vào quy mô công nghiệp, tiết kiệm chi phí và tận dụng phế thải tối đa, nguồn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và được chính phủ trợ giá chăn nuôi nên mới có giá đó.
Thêm nữa là đùi gà, chân gà, cổ gà toàn những thứ người Việt thích ăn thì người Mỹ lại không ăn, nên mới có giá đó. Ức gà thì không có giá đó nhé.
Muốn bảo vệ chăn nuôi trong nước thì phải tiến hành dán nhãn GMO lên thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm từ Mỹ và có nguồn gốc Mỹ. Cuối cùng Việt Nam vẫn phải tăng quy mô, làm ăn bài bản và bỏ những thứ thuế vô lý trên con gà đi.
Vậy người Mỹ họ ăn phần nào trên con gà? họ ăn như vậy có phải do khẩu vị họ thích vậy ko?
 
Vậy người Mỹ họ ăn phần nào trên con gà? họ ăn như vậy có phải do khẩu vị họ thích vậy ko?
Với gà thì họ ăn ức gà và lấy trứng. Ức gà thịt trắng, mềm, là món ăn sang của nhà hàng mỹ. Họ ăn như vậy để tránh hại răng, và coi rằng thịt trắng thì sạch, ít độc hơn các phần thịt đen. Nó cũng một phần do thói quen nữa.
Những gia đình bình dân thì họ chủ yếu ăn gà tây chứ không ăn gà ta. đùi và cánh gà, lườn gà thì đưa vào các quán đồ ăn nhanh. Các gia đình mỹ coi những thứ đó là rẻ tiền, đồ ăn vặt lâu lâu ăn một lần chứ không ăn thường xuyên như mình.
 
Với gà thì họ ăn ức gà và lấy trứng. Ức gà thịt trắng, mềm, là món ăn sang của nhà hàng mỹ. Họ ăn như vậy để tránh hại răng, và coi rằng thịt trắng thì sạch, ít độc hơn các phần thịt đen. Nó cũng một phần do thói quen nữa.
Những gia đình bình dân thì họ chủ yếu ăn gà tây chứ không ăn gà ta. đùi và cánh gà, lườn gà thì đưa vào các quán đồ ăn nhanh. Các gia đình mỹ coi những thứ đó là rẻ tiền, đồ ăn vặt lâu lâu ăn một lần chứ không ăn thường xuyên như mình.
Cảm ơn bác cho mình mở mang thêm điều này, thật thú vị!
Nói đến gà làm mình nhớ lại cá, cách làm cá của người Mỹ cũng khác hoàn toàn bên mình, họ chỉ sẽ phần thịt trắng để ăn còn lòng ruột đầu, xương gì thì họ không ăn. Vì vậy mà bên bên Mỹ cá nhỏ với vừa vừa ở sông rạch rất nhiều mà họ không thèm bắt. Có lẽ cách ăn này do sự trù phú vốn có từ xưa của thiên nhiên cộng với đầu óc luôn quý trọng thiên nhiên làm cho họ có lối sống hay như vậy.
 
Toàn gà Trung Quốc dán nhãn của Mỹ thôi, chứ 1 kg thịt gà từ Mỹ về mà giá 20000 đ thì tiền cước vận chuyển còn chưa đủ nữa là đòi ăn thịt gà.
Đáp án của Bạn là đáp án chính xác- xin chúc mừng bạn.!!!
 


Back
Top