THƠ và QUÀ TẶNG nhân ngày 20/10

  • Thread starter 4tthanh
  • Ngày gửi
....
Made in Agriviet
Agriviet.Com-10686924_10204222297420287_5389846496336449404_n.jpg
Bác làm ơn cho đôi lời giới thiệu về sản phẩm trên :
thành phần gồm những gì ?
Ở đâu sản xuất ?
là 1 "thực phẩm chức năng" ? hay chỉ là để ăn cho ....ngon thôi
cám ơn
 
Bác làm ơn cho đôi lời giới thiệu về sản phẩm trên :
thành phần gồm những gì ?
Ở đâu sản xuất ?
là 1 "thực phẩm chức năng" ? hay chỉ là để ăn cho ....ngon thôi
cám ơn
Con cảm ơn Bác Mục đã quan tâm đến sản phẩm này ạ
Con xin trả lời hihihi sẽ trả lời dư phần Bác hỏi luôn ạ! (Có lẽ hơi bị lạc chủ đề nhưng chắc cũng không sao, anh chủ topic thông cảm nhé!)
Tên gọi: Xay (Nhung) muối ớt
Thành phần: Xay rừng nguyên chất, muối, ớt bột.
Xuất xứ: Trái Xay từ rừng Ân Nghĩa, Ân Lão...Huyện Hoài Ân - Bình Định.
Sản xuất thủ công tại: 1171 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận GV.
Xay rừng (xay trái, xay ngào, xay rim đường, xay trộn muối ớt) là 1 món ăn ngon chơi thôi ạ. Không có gì liên quan đến tên gọi " thưc phẩm chức năng" ạ
Vốn dĩ từ rừng nên được người dân Thành phố khá ưa chuộng.
Theo 1 số khách quen cho biết món này giúp nhuận trường tốt.

-----------------------------------
Xin chia sẽ 1 chút về trái Xay, nó đã được hái và đưa vào đô thị như thế nào?

Bài viết: Thú vị nghề nhặt phân loại trái xay

Hễ cứ tới tháng 8, tháng 9 là người dân các huyện Hoài Ân và Huyện An Lão (tỉnh Bình Định) lại rủ nhau vào rừng thu hoạch trái xay để bán, họ chia thành nhiều tốp, mỗi tốp từ 3 đến 7 người. Cây xay thường mọc ở những vùng rừng xâu, muốn tới được đó người dân phải trèo đèo lội suối đi hàng km để cưa cây lấy trái hoặc trèo lên cây để hái. Việc hái trái xay cũng không hề đơn giản, người hái phải trải bạc xuống đất, sau đó rung nhành cho trái xay rớt xuống, còn những trái già (mùa vàng mơ) thì phải tước bằng tay, những quả say được gom vào bao và được vận chuyển về nhà để bán cho những chủ vựa Xay. Tuy nhiên, trái xay chưa được phân loại nên lẫn vào đó rất nhiều quả xanh, quả hư, lá cây,...buộc chủ vựa phải thuê đội nhũ phân loại xay (nhặt xay),.....từ đó hình thành nghề nhặt (hay phân loại trái xay).
Nghề nhặt phân loại trái xay thu hút đông đảo người dân, đa số là phụ nữ trong lúc nông nhàn, có cả trẻ em học các cấp học tới phụ giúp mẹ hoặc làm thêm. Ban đầu xay sẽ được đổ ra các tấm bạc bự hoặc nền xi măng, sau đó họ chia thành nhiều nhóm để nhặt xay, những trái xay nguyên vẹn chín đen và vàng mơ được để vào bao riêng, mỗi kg phân loại được chủ vựa sẽ trả từ 2000 đ đến 3000 đ. Bình quân mỗi người nhặt phân loại xay thu nhập bình quân từ 60.000 đến 100.000 đ/ ngày. Chị Nguyễn Thị Dung (huyện Hoài Ân) cho biết: trong tháng 8 là đầu và giữa mùa nên công việc nhặt phân loại xay diễn ra đều đều, tranh thủ lúc nông nhàn tôi tham gia nhặt phân loại trái xay. Nhờ đó hằng ngày tôi thu nhập từ 80.000 đ đến 200.000 đ. Còn tháng 9 là tháng cuối mùa rồi nên việc nhặt xay cũng ít đi, 1 tuần chỉ được vài ngày nhặt phân loại, thu nhập cũng giảm đáng kể, chỉ từ 60.000 đến 100.000 đ/ ngày thôi nhưng dù sao cũng đỡ hơn là ngồi không ở nhà.
Thấy vậy chứ việc nhặt phân loại xay không hề đơn giản, trước tiên phải phân loại từng loại và để riêng 2 loại quả màu đen và màu vàng mơ trong cả đống đủ loại nào là trái hư, trái bị côn trùng ăn, lá cây, .....sau đó phải chọn những quả có kích thước to nhỏ giống nhau vào từng bao riêng,..
Ghé thăm vựa xay tại đội 4 - thôn Tân An - xã An Tân - huyện An Lão - tỉnh Bình Định, không khi nhặt xay tại đây rất nhộn nhịp, có khoảng gần 20 phụ nữ tham gia nhặt phân loại xay. Nghề nhặt xay cũng đã giúp cho mỗi người dân thu nhập từ 60.000 đến 100.000 đ, nhờ đó ổn định và cải thiện cuộc sống trong lúc nông nhàn. Theo quan sát của tôi thì thì vẫn có trẻ em tham gia phụ giúp mẹ khi đi học về.
Những bao xay chín đen sau khi được phân loại xong sẽ được đem đi bỏ mối ở các đại lý trái cây, hoặc những lái buôn nơi khác tới thu gom, còn những bao xay chưa chín màu vàng mơ sẽ được đem phơi nắng, sau khi quả đen lại mới được đem bán. giá xay các chủ vưa mua về chưa phân loại là 10.000 đ/ kg, sau khi phân loại sẽ bán cho các đại lý trái cây hoặc thương lái từ 17.000 đ đến 20.000 đ/ kg. Khi đến tay người tiêu dùng giá xay lên đến từ 30.000 đ đến 50.000 đ/ kg, ở các thành phố lớn giá xay thậm chí còn được đẩy cao hơn nữa. Từ đó ta thấy được nổi vất vả của người nhặt phân loại xay là như thế nào, mà thu nhập lại không tương xứng với công sức họ bỏ ra.
-
Tg: Lưu Quốc Trí

Agriviet.Com-10626549_650395908411022_4472948824661288361_n.jpg

Việc làm thêm của những cô cậu học trò
Agriviet.Com-10690110_650395778411035_4874888026965643294_n.jpg

Hình ảnh quen thuộc khi Xay vào mùa
-----------------------------------------------------------------------------
Bác Mục muốn thưởng thức con rất sẵn sàng tặng Bác ạ
 
Mấy hôm nay cái máy tính hư.
Bữa nay mượn máy gửi bài thơ viết tặng em xã vì thấy chủ đề hợp với bài này.
Chỉ là múa rìu qua mắt thợ các bác ạ:

Bát canh rau

Anh mơ màng hương sắc hoa
Em thì cuốc đất để mà trồng rau
Anh say hương cúc sắc đào
Thương mong em hái ướp vào bát canh

Ruổi rong mê đắm qua nhanh
Anh về cơm dẻo nóng canh em chờ!
Bếp hồng em chẳng thờ ơ
Yêu thương ủ ấm em chờ đợi anh

Em ơi canh ngọt rau lành
Canh rau ngọt thấm máu anh mỗi ngày
Lửa hương em giữ không phai
Yêu thương tình vẫn tươi hoài nhé em!

 
Hjhj....bài tham gia giựt giải...cho vui.
*
Con gái nghèo

TS3asb.jpg


*
Trời sinh ra không ai chọn kiếp nghèo
Bởi mẹ cha vốn nông dân giầu giãi
Em lớn lên em cũng là con gái
Con gái nghèo thổn thức những buân khuâng
*
Nắng vừa lên em đeo từng lớp học
Giữa trưa trời em thả cỏ trâu ăn
Em lớn lên theo gợn sóng lăn tăn
Bên vũng sình trâu nằm trưa tắm mát
*
Qua tuổi thơ tâm hồn em dào dạt
Ngắm trăng tròn em mơ mộng tiếng yêu
Thương nghĩ mẹ gầy nặng trĩu gánh liu xiu
Em cam phận em chỉ là con gái
Con gái nghèo chỉ mãi... gánh liu xiu.
*
 
Mấy bài trên làm cháu nhớ lại bài thơ cháu từng đọc của 1 chú mà cháu chưa từng gặp mặt, cháu xin chép lại và cũng là cho vui :)
TRĂNG NGHẸN

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẻn lẻn ngó bàn chân.

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

Hoài Tường Phong
 
Thú thật...tôi rất thích những bài thơ tự do, không niêm luật
Vì nó biểu hiện cho cái u uẩn trong lòng. Mà không thể viết theo luật được
Nhưng vẫn rất cần phải viết ra..và vần được gieo theo bất kì chỗ nào trong câu

Vì thế với những bài thơ loại này...Mục tôi , đọc kĩ ( bài thơ "màu tím hoa sim" của Hữu Loan là thơ tự do đấy)

Thơ “mượt mà” của cao thủ...thực ra theo tôi chỉ là kết quả của “kĩ thuật dụng từ và kĩ thuật niêm luật” thôi

Nó không phải là cảm xúc thật. chuyện thật như người làm thơ tự do
 
Last edited by a moderator:
Mấy bài trên làm cháu nhớ lại bài thơ cháu từng đọc của 1 chú mà cháu chưa từng gặp mặt, cháu xin chép lại và cũng là cho vui :)
TRĂNG NGHẸN
...Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Hoài Tường Phong
Gửi bác @Mục-Tử : thơ thì em kém, nhưng đọc "khổ" này, em thấy khổ quá: khổ cho dân mình, dẫn tới khổ cuốc da
 
Đang chờ đón đọc những vần thơ hay vào dịp cuối tuần!!!
Hổng biết có ai cuối tuần ngắm trăng làm thơ hông nè!
Agriviet.Com-1196076043.jpg
 
@Loan Nguyen không tham gia hả Loan?
Thấy topic nguội cũng buồn....mấy ngày.
Thôi xin phép bác Thanh chủ thớt cho..... viết tiếp câu chuyện con gái nghèo vậy.... Hjhj.....thơ xin góp vui cho xôm tụ.
*
15259892478_6d42705ccc_o.jpg

*
Qua mấy con nước trăng giờ đã lên cao
Cô gái năm nào nay đã là cô giáo
Dìu lớp trò nghèo theo từng con chử cái
Nắn nót bàn tay trang giấy nét thanh tao
*

543136834ea2c.jpg

*
Mẹ yêu con gái mẹ hỏi: rễ mẹ đâu?
Con gái lớn rồi thôi "bây"đừng có giấu
Nói mẹ nghe mẹ còn dặn kịp ... "bây" vài câu.
Bên mẹ con gái... thường nhõng nhẽo:
Mẹ này... con mẹ đã lớn ....lúc nào đâu.

54313b242d596.jpg

*
Rồi một ngày nắng đứng mãi trên đồng
Nghe hoa tím mở lời chuyện chờ mong
Con gái nghèo thẹn thùng nghiêng nón lá:
Để về nhà hỏi mẹ...có được không?
*
 
trích :......
....Để về nhà hỏi mẹ...có được không?

Mẹ khôn quá...con không dám lấy chồng
Mẹ ngu quá...con cũng chẳng kiếm được chồng

chuyện này thấy trước mắt mấy người rồi đó

Phúc đức tại mẫu
 
Last edited by a moderator:
Mẹ khôn quá...con không dám lấy chồng
Mẹ ngu quá...con cũng chẳng kiếm được chồng

chuyện này thấy trước mắt mấy người rồi đó

Phúc đức tại mẫu
Vậy người mẹ phải làm sao hả bác? Vậy hỏi bố nhé đc ko bác? :D Bỗng dưng cháu thấy người mẹ đoạn này khổ quá, nhiều khi cái gì cũng bảo lỗi phúc đức tại mẫu, còn không biết nếu bố làm phúc thì để phúc cho ai? hihi.
Theo cháu, thì phúc đức của mẫu hay của cha là những gì cha mẹ để lại cho tâm thức của con, để sau này nó tự biết ứng xử. Vì cháu cũng là phụ nữ, mẹ cháu cũng là phụ nữ, cháu thấy đau khổ hay hạnh phúc của mẹ cháu đều được ăn sâu vào cuộc sống của cháu.
Nếu đứa con được phúc tại mẫu chắc sẽ dùng câu "để về nhà hỏi mẹ" là để gác lại câu trả lời, thực tế cô ấy có hỏi mẹ nhưng trong lòng biết câu trả lời từ chính con người cô ấy và cô ấy cần 1 khoảng tĩnh lặng, cần có những quyết định trong lúc tâm bình an nhất :D, tự dưng cháu đoán thế ko biết đúng không (chỉ là cháu nghĩ thôi nhé đừng bẻ cháu ạ hihi)

Cháu mạn phép đùa bác Mục 1 chút không biết có đắc tội không? Xin tha cho cháu nhé :)

Chúc bác và cả nhà tuần mới bình an!
 
Last edited by a moderator:
"Để về nhà hỏi mẹ ...có được không?"
Ý của bác mục ...chính xác. Câu này nói hạnh phúc con gái là của Mẹ. Một người Mẹ biết yêu thương con gái, hẳn sẽ biết làm thế nào để con gái tìm được hạnh phúc. Yêu thương một cách thái quá cũng không được, mà hờ hững thì càng tệ hơn. Cháu nghĩ trong cuộc sống hiện nay, mọi thứ đã không còn nguyên vẹn, những quan điểm xưa củ đã bị đổ vỡ. Với đôi mắt của một người mẹ biết yêu thương và quan tâm con gái, cháu nghĩ chỉ cần nhìn chồng-của-con-gái thì biết rõ con gái có hạnh phúc hay không. Nhìn cảnh đời xã hội bây giờ, ngẫm nghĩ hạnh phúc vốn khó tìm mà lại rất...dễ vỡ! Cưới thì nhanh mà chia tay càng nhanh hơn.

5432109410775.jpg
 
*
Vì cháu cũng là phụ nữ, mẹ cháu cũng là phụ nữ, cháu thấy đau khổ hay hạnh phúc của mẹ cháu đều được ăn sâu vào cuộc sống của cháu.
Chẳng phải đây cũng chính là câu trả lời đó sao ? Thông thường Người mẹ luôn gần gũi , lắng nghe tâm tư nguyện vọng của con hơn người cha và đức tính người con cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ .
Một người cha không ra gì thì người con vẫn còn mẹ là người bầu bạn , chia sẻ ,Một người mẹ không ra gì thì đứa trẻ lớn lên sẽ có tính tự lập rất cao nhưng lại ít mở lòng , chia sẻ tâm tư với những người xung quanh .
MT tạm gác lại chuyện này vì đây là chuyện dài nhiều tập .
--------------
... Thấy đoạn này vui vui làm MT cũng có ngẫu hứng theo . MT viết tiếp nhe

" Để em về hỏi mẹ ... có được không ?"
Muốn hỏi bao phen rồi em lại ngại ngần
Lần chần ... lần chần ... mãi mà không dám hỏi
Bởi trong lòng em thật tình đang bối rối
Yêu ? Chưa Yêu ? Là yêu hay chưa yêu ?

Nếu chưa yêu , hỏi mẹ quở em liều
Nếu đã yêu sợ mẹ bảo rằng : Đã quyết định rồi còn hỏi làm chi nữa ?
Lần lữa ... lần lữa ... rồi lần lữa ...
Hẹn trả lời đành thất hứa với "người ta"

Thẫn thờ ... Hôm nay đôi chân đưa em ghé bước ngang nhà ...
Từ xa xa ... đã trông thấy tấm bảng Tân Hôn treo đỏ thẫm
Ôi ! Sao bỗng dưng trong lòng em hụt hẫng ...
Chẳng lẽ mới chậm trả lời ... "người ta" đã quên người ta ?

------------------
Tấm bảng treo kia của ai ? Phải chăng là ...
Caymangcut ơi ! Viết tiếp hộ nha .

@ Cảm ơn các bạn đã đem đến MT những phút giây trẻ lại . hi hi
 
*

Chẳng phải đây cũng chính là câu trả lời đó sao ? Thông thường Người mẹ luôn gần gũi , lắng nghe tâm tư nguyện vọng của con hơn người cha và đức tính người con cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ .
Một người cha không ra gì thì người con vẫn còn mẹ là người bầu bạn , chia sẻ ,Một người mẹ không ra gì thì đứa trẻ lớn lên sẽ có tính tự lập rất cao nhưng lại ít mở lòng , chia sẻ tâm tư với những người xung quanh .
MT tạm gác lại chuyện này vì đây là chuyện dài nhiều tập .
--------------
... Thấy đoạn này vui vui làm MT cũng có ngẫu hứng theo . MT viết tiếp nhe

" Để em về hỏi mẹ ... có được không ?"
Muốn hỏi bao phen rồi em lại ngại ngần
Lần chần ... lần chần ... mãi mà không dám hỏi
Bởi trong lòng em thật tình đang bối rối
Yêu ? Chưa Yêu ? Là yêu hay chưa yêu ?

Nếu chưa yêu , hỏi mẹ quở em liều
Nếu đã yêu sợ mẹ bảo rằng : Đã quyết định rồi còn hỏi làm chi nữa ?
Lần lữa ... lần lữa ... rồi lần lữa ...
Hẹn trả lời đành thất hứa với "người ta"

Thẫn thờ ... Hôm nay đôi chân đưa em ghé bước ngang nhà ...
Từ xa xa ... đã trông thấy tấm bảng Tân Hôn treo đỏ thẫm
Ôi ! Sao bỗng dưng trong lòng em hụt hẫng ...
Chẳng lẽ mới chậm trả lời ... "người ta" đã quên người ta ?

------------------
Tấm bảng treo kia của ai ? Phải chăng là ...
Caymangcut ơi ! Viết tiếp hộ nha .

@ Cảm ơn các bạn đã đem đến MT những phút giây trẻ lại . hi hi
Cháu cảm ơn bác Mây Trắng
Cháu nhớ lại thời nhỏ của cháu, thời còn những vết khổ của mẹ cháu, nên có phần hơi thắc mắc về cảm xúc của cha và mẹ với con cái.
Cái câu "phúc đức tại mẫu bà ơi"....., mà vì lẽ này dễ thành cái cớ để rũ bỏ trách nhiệm của người cha với các con. Đâu có phải những thứ mà người cha gây ra không có ảnh hưởng lên con trẻ phải không bác? Đó là lý do bác viêt cái từ "Thông thường" tô đậm, cháu hiểu ạ.
Cháu biết còn rất nhiều người cha người chồng tốt trên thế gian này cháu cũng rất ngưỡng mộ, và cũng có rất nhiều người mẹ chẳng ra gì mà đáng phải lên án.
Chỉ là cháu mong rằng xã hội Việt Nam đừng quy hết trách nhiệm vào vai người phụ nữ :)
hihi, cháu mong tiếp tục đc đọc thơ vui của bác như hôm nay bác vui :D
 
Dạ vụ cái bảng Tân Hôn do cháu nôn quá gắn nhầm bác Mây Trắng ơi! Giáo viên gặp Công An thì cặp đôi hoàn hảo cho cuộc sống bây giờ, nên cho gặp rồi nỡ nào lại chia đôi.
@Loan Nguyen ... Hỏi mẹ chưa? anh siêu tầm...mấy cái cổng mà kiếm cô dâu hoài.....hổng có nè.


15269658368_c228a9d92e_o.jpg


15455933252_58d597b574_o.jpg

Hjhj...thư giản với cưới xin, cháu xin phép nói tiếp về cha và con gái để tránh lạc đề của topic.
Nói như bạn @chienmdht thì đâu phải cha không quan tâm con-gái-của-cha, đôi khi quan tâm hơn cả mẹ, nhưng bản tính đàn ông cha không thể sâu sắc bằng mẹ, nhưng cái tình cha và con gái cũng vô bờ bến, nhưng với cha thấy con gái hạnh phúc, vui cười là cha đã mãn nguyện ở cái lòng cha. Chứ nếu gặp chuyện cha cũng đâu nỡ khoanh tay để nhìn con gái mình khổ.
Còn nếu so sánh cái tình cha và mẹ với con thì khó nói lắm. Lòng cha yêu con theo cách của cha và lòng mẹ yêu con theo cách của mẹ. Thân phận phụ nữ do xét toàn cảnh của xã hội chứ không xét một góc riêng cho gia đình nên chỉ cần trong một trăm gia đình mà có ba gia đình ly tán, bổng nhiên cũng thấy xót xa, cám cảnh cho thân phận phụ nữ. Có một điều cần tôn vinh vì sự chịu đựng của người phụ nữ luôn giỏi hơn đàn ông.
Là con gái....cũng nên tâm sự với cha, Bởi mẹ có thể lắng nghe thì cha sẽ nhìn thấy được rũi ro cho con gái.
Hjhj....Chỉ vài dòng phiếm luận....trà dư tữu hậu....với các bác tiền bối. mong rằng không bị lạc chủ đề...
 
Trích : Mẹ khôn quá...con không dám lấy chồng
Mẹ ngu quá...con cũng chẳng kiếm được chồng

Câu trích dẫn trên là nguyên văn lời nói của 1 phụ nữ quen thân ( bà Sáu H...) chị lớn hơn tôi 10 tuổi...rất sâu sắc...chuyên ngiền ngẫm kinh Phật đến độ thành chuyên gia , tôi ngĩ :chị có thể thuyết pháp ngang cơ 1 cao tăng..
và chị thích thiền...chị có cô con gái thứ 3 năm nay trên 50 rồi mà .... chưa có chồng
Trong 1 lần ghé thăm và nói chuyện với chị...khi tôi hỏi thăm về cô con gái còn cô độc ấy...chị buông ra câu nói trứ danh trên

trích : Phúc đức tự mẫu
Câu trên là lời dạy của người xưa để lại

Học giả Nguyễn Hiến Lê ( là kĩ sư công chánh từ bên Pháp về ) là người có ảnh hưởng nhiều đến rất nhiều người...khi ông dịch thuật các bộ sách học làm người các bộ sách nổi tiếng ở miền nam trong giới sinh viên và thanh niên..là sách gối đầu giường của nhiều người...trong đó có....Mục tôi

Ông thành công về tài chánh đến độ tậu nhà ở đường Kì Đồng đây là khu vi la cao cấp xây kiểu Pháp và có từ đời Pháp thuộc

Khi cáo lão với các độc giả để về hưu ông viết cuốn cuối cùng...tự thuật về cuộc đời của mình
Cuốn sách rất hay về con đường học hành rồi thành danh...thành công...của ông...

Ông nhắc nhiều về người mẹ của ông....đã ảnh hưởng đến ông thế nào...để ông có ngày hôm nay...câu cuối cùng trong cuốn sách là : cuộc đời tôi đúng là...phúc tự mẫu thân
 
Back
Top