Thông tin về cây keo dậu

Thời gian gần đây có rất nhiều bạn tìm hỏi thông tin về cây keo dậu để làm thức ăn cho gia súc đặt biệt là cho dê. Hôm nay ngaytrovellcd xin được chia sẻ một vài thông tin về cây này. Mong là sẽ giúp ích được cho các bạn.
Keo dậu hay keo giậu (Leucaena leucocephala), còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, là một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt Nam thường được trồng làm hàng rào nên người ta thường gọi là keo dậu. Nó thuộc về chi Keo dậu trong họ Đậu và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Tán rộng, vỏ cây màu xám. Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu (một đặc điểm điển hình thuộc phân họ trinh nữ). Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng. Quả tạo thành chùm. Hạt khi xanh có thể ăn được và thường dùng làm thuốc trục giun, khi quả chín, hạt chuyển màu nâu đen.

[h=2]Sử dụng[/h] Hiện nay nó được coi như là một nguồn cung cấp than củi và năng lượng (tương đương 1 triệu thùng dầu hàng năm từ diện tích 120 km²) hay thuốc trừ giunSumatra, Indonesia. Trong tiếng Indonesia nó được gọi là petai cina và trong tiếng Java là lamtoro hay lamotorogung. Nó được coi là một cỗ máy sản xuất sinh khối, do sản lượng lá của nó tương đương với khối lượng khô khoảng 2-20 tấn/ha trong một năm và củi khoảng 30–40 m³/ha trong một năm, với sản lượng có thể gấp đôi trong những khu vực có khí hậu thích hợp. Nó cũng là loài cây rất hiệu quả trong việc cố định đạm, với khối lượng lớn hơn 500 kg/ha mỗi năm.
Quả và lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn phụ cho gia súc. Do khả năng sinh thái có thể tái sinh hạt rất tốt nên người ta thường sử dụng keo dậu làm 1 loài cây tiên phong phục hồi rừng. Hạt keo dậu sẽ được gieo vãi trên đất mất tính chất đất rừng, keo dậu nảy mầm và sẽ cải tạo dần tính chất đất ở đây, tạo hoàn cảnh cho các loài cây gỗ khác có thể sinh trưởng.
Tại Việt Nam, cây keo dậu còn có tên gọi khác là bình linh (Nam Bộ), táo nhơn (Trung Bộ) hay bọ chít v.v. Keo dậu phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng nhiều ở nam Trung Bộ, như ở Khánh Hòa. Keo dậu sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo dậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non.

Bột keo dậu là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và gia súc non. Lượng protein trong lá keo dậu khá cao (270 - 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và hàm lượng caroten khá cao (200 mg). Keo dậu có chứa độc tố mimosin nên chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối với lợn và dưới 5% đối với gia cầm. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là loại thực vật xâm hại.
Thông tin từ bách khoa toàn thư.
 


Ngày bé khu vực em sống có nhiều cây này .Quả ăn bùi bùi thấy các cụ bảo ăn vào tẩy giun.Giờ chẳng bao giờ thấy nữa :lol:
 
đúng rồi bác, cây keo dậu là loài thức ăn cho gia súc rất tốt, hàm lượng chất đạm cao, dê và bò rất thích ăn, trái non của nó thì có thể phòng và tẩy giun...
Thanks anh Ngaytrovellcd về bài viết!
Ngày bé khu vực em sống có nhiều cây này .Quả ăn bùi bùi thấy các cụ bảo ăn vào tẩy giun.Giờ chẳng bao giờ thấy nữa :lol:
 
Nếu là cây này thì ở ngoài Bắc có vùng gọi là Xoan tây,hồi nhỏ cũng lấy trái nó về luộc ăn,ngon bùi lắm nhưng ác cái ăn xong miệng hôi.

Keo%20d%E1%BA%ADu.jpg

...
upload_4e898a12608ed_113.191.253.23_www_maltawildplants_comMIMOLeucaena_leucoce___.jpg
 
"một số vùng gọi nó là cây táo nhơn" : em càng nhìn càng thấy nó giống quả .... táo :blush: vãi cả trái táo
 
Hì hì, Đúng là cây đó rồi đó bác Gia Mẫn. Lúc đầu em cũng chẳng biết tên thật của nó. Sau khi hỏi lại ông thầy dạy bộ môn đa dạng sinh học thì mới vỡ lẽ. Cây này rất dễ trồng, nếu có điều kiện đất ven sông suối thì cứ đem ra đó trồng thoải mái luôn. Khi nào cần thì ra cắt về. Hôm qua tình cờ đi ngang cầu Bồng Sơn (Thị trấn Bồng Sơn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định) thấy cây này rất nhiều. Nó mọc dưới sông nơi đất bồi nhô cao. Tiết là không mang theo máy ảnh nếu ko thì anh em "chiêm ngưỡng" tác phẩm "lòng sau sau mùa lù" rồi hì hì!!!
 
Cây keo dậu này trồng tiêu kết hợp nuôi dê quá tuyệt
 

Hôm trước đi qua vùng Xuân Lộc - Đồng Nai, có thấy một số vườn tiêu trồng cây Bình linh này làm trụ sống.
 
đúng rồi bác, cây keo dậu là loài thức ăn cho gia súc rất tốt, hàm lượng chất đạm cao, dê và bò rất thích ăn, trái non của nó thì có thể phòng và tẩy giun...
Thanks anh Ngaytrovellcd về bài viết!
Cây này còn tốt cho cá và thỏ nó dễ sống trên mọi vùng đất từ đồng bằng tới núi đá, chỉ mỗi tội lá nó hơi ít nên nếu trồng cho chăn nuôi phải trồng dày như trồng rau đay. hiện nay trên thị trường có bán hạt keo này với giá từ 1-300 ngàn đối với keo dậu lai lá to hơn và nhiều lá hơn keo cỏ. dọc dường từ khánh hòa lên dacklak trên đoạn đèo cây này mọc rất nhiều ven đường
 
ở chổ em người a trồng để che mát cho cà phê, làm trụ trồng tiêu, chắn gió, hàng rào.....phải gọi là rất nhiều, em định ra tết kiếm miếng đất trồng theo kiểu của bác vu_tuan là trồng như chè, mổi lần cắt xong cho nó ít phân và ít nước là nó phát triển lại liền...có thể làm thức ăn cho gia súc vào mùa khô, vì cây chịu hạng tốt, lá phát triển quanh năm.
 
ở chổ em người a trồng để che mát cho cà phê, làm trụ trồng tiêu, chắn gió, hàng rào.....phải gọi là rất nhiều, em định ra tết kiếm miếng đất trồng theo kiểu của bác vu_tuan là trồng như chè, mổi lần cắt xong cho nó ít phân và ít nước là nó phát triển lại liền...có thể làm thức ăn cho gia súc vào mùa khô, vì cây chịu hạng tốt, lá phát triển quanh năm.

Ngày trước dâm bụt , trè lá lớn, keo dậu toàn thứ trồng bờ rào , rồi cỏ voi dại um tùmnhưng bây giờ phải công nhận tính hữu dụng và tác dụng của nó đối với chăn nuôi. lá sắn, lá khoai lang. thân cây ngô nữa chứ em là bò cũng thèm rỏ nước miếng.
 
Thêm công dụng của keo giậu nữa nè: hạt keo giậu có tác dụng gây ngủ (như thuốc ngủ vậy).
Cách làm như sau:
Lấy quả khô đập lấy hạt rồi đem rang sắc lấy nước. Cách này mấy thầy thuốc nam hay dùng để cho một lượng nhỏ vào trong than thuốc nhầm gây buồn ngủ cho người bệnh hấp thụ thuốc được tốt (như các loại thuốc tây đều gây buồn ngủ). Chiêu này mới "học lõm" của ông thầy thuốc nam nên chia sẻ cùng anh em.
Có thể áp dụng (thử nghiệm) cho gà uống khi đàn gà bị xáo trộn dẫn đến cắn mổ phao câu. Nếu cho nó uống nước này nó sẽ đi ngủ thế là hết cắn mổ!!!! Mới có ý tưởng chưa thử nghiệm lần nào. Bác nào thử nghiệm nhớ cho kế quả nhé (cẩn thận với số lượng lớn, em không biết gì thêm đâu nhé!!!)
Thân cây keo giậu rất cứng, ngaytrove dùng đinh 10 mà đóng cong cả đinh luôn. Hướng sử dụng làm trụ tiêu sống chắt là tốt lắm (mới nghĩ ra chuẩn bị làm).
ANh em có thông tin gì chia sẻ tiếp nhé.
 
Thêm công dụng của keo giậu nữa nè: hạt keo giậu có tác dụng gây ngủ (như thuốc ngủ vậy).
Cách làm như sau:
Lấy quả khô đập lấy hạt rồi đem rang sắc lấy nước. Cách này mấy thầy thuốc nam hay dùng để cho một lượng nhỏ vào trong than thuốc nhầm gây buồn ngủ cho người bệnh hấp thụ thuốc được tốt (như các loại thuốc tây đều gây buồn ngủ). Chiêu này mới "học lõm" của ông thầy thuốc nam nên chia sẻ cùng anh em.
Có thể áp dụng (thử nghiệm) cho gà uống khi đàn gà bị xáo trộn dẫn đến cắn mổ phao câu. Nếu cho nó uống nước này nó sẽ đi ngủ thế là hết cắn mổ!!!! Mới có ý tưởng chưa thử nghiệm lần nào. Bác nào thử nghiệm nhớ cho kế quả nhé (cẩn thận với số lượng lớn, em không biết gì thêm đâu nhé!!!)
Thân cây keo giậu rất cứng, ngaytrove dùng đinh 10 mà đóng cong cả đinh luôn. Hướng sử dụng làm trụ tiêu sống chắt là tốt lắm (mới nghĩ ra chuẩn bị làm).
ANh em có thông tin gì chia sẻ tiếp nhé.

cam on ban da chia se . tui chua du tuoi thaks
 
Cây này có lẽ là Xoan Tép, ngày nhỏ thường hay ăn, bây h mình trồng cho Dê ăn.
 
Thời gian gần đây có rất nhiều bạn tìm hỏi thông tin về cây keo dậu để làm thức ăn cho gia súc đặt biệt là cho dê. Hôm nay ngaytrovellcd xin được chia sẻ một vài thông tin về cây này. Mong là sẽ giúp ích được cho các bạn.
Keo dậu hay keo giậu (Leucaena leucocephala), còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, là một loài cây gỗ nhỏ, loài cây này tại Việt Nam thường được trồng làm hàng rào nên người ta thường gọi là keo dậu. Nó thuộc về chi Keo dậu trong họ Đậu và sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Tán rộng, vỏ cây màu xám. Lá thuộc dạng lá kép lông chim 2 lần chẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu (một đặc điểm điển hình thuộc phân họ trinh nữ). Hoa tự đầu trạng, tràng hoa màu trắng. Quả tạo thành chùm. Hạt khi xanh có thể ăn được và thường dùng làm thuốc trục giun, khi quả chín, hạt chuyển màu nâu đen.

[h=2]Sử dụng[/h] Hiện nay nó được coi như là một nguồn cung cấp than củi và năng lượng (tương đương 1 triệu thùng dầu hàng năm từ diện tích 120 km²) hay thuốc trừ giunSumatra, Indonesia. Trong tiếng Indonesia nó được gọi là petai cina và trong tiếng Java là lamtoro hay lamotorogung. Nó được coi là một cỗ máy sản xuất sinh khối, do sản lượng lá của nó tương đương với khối lượng khô khoảng 2-20 tấn/ha trong một năm và củi khoảng 30–40 m³/ha trong một năm, với sản lượng có thể gấp đôi trong những khu vực có khí hậu thích hợp. Nó cũng là loài cây rất hiệu quả trong việc cố định đạm, với khối lượng lớn hơn 500 kg/ha mỗi năm.
Quả và lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn phụ cho gia súc. Do khả năng sinh thái có thể tái sinh hạt rất tốt nên người ta thường sử dụng keo dậu làm 1 loài cây tiên phong phục hồi rừng. Hạt keo dậu sẽ được gieo vãi trên đất mất tính chất đất rừng, keo dậu nảy mầm và sẽ cải tạo dần tính chất đất ở đây, tạo hoàn cảnh cho các loài cây gỗ khác có thể sinh trưởng.
Tại Việt Nam, cây keo dậu còn có tên gọi khác là bình linh (Nam Bộ), táo nhơn (Trung Bộ) hay bọ chít v.v. Keo dậu phát triển ở hầu hết các vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng nhiều ở nam Trung Bộ, như ở Khánh Hòa. Keo dậu sinh trưởng tốt trên đất thoát nước, ít chua, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển. Keo dậu chịu khô hạn rất tốt nhưng không chịu úng đặc biệt là khi còn non.

Bột keo dậu là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và gia súc non. Lượng protein trong lá keo dậu khá cao (270 - 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và hàm lượng caroten khá cao (200 mg). Keo dậu có chứa độc tố mimosin nên chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối với lợn và dưới 5% đối với gia cầm. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là loại thực vật xâm hại.
Thông tin từ bách khoa toàn thư.
bạn nào có nhu cầu mua hạt keo dậu thì liên hệ mình . 150k/ 1kg. Đt 0966.44.45.46
Cây này có lẽ là Xoan Tép, ngày nhỏ thường hay ăn, bây h mình trồng cho Dê ăn.
ban
Cây keo dậu này trồng tiêu kết hợp nuôi dê quá tuyệt
bạn có nhu cầu mau hạt keo dậu thì liên hệ 0966.44.45.46
 


Back
Top