Thủ tục pháp lý trong chăn nuôi bồ câu

  • Thread starter hoangthinhcm
  • Ngày gửi
tình tình là e nuôi bồ câu thời gian đầu số lượng ít,giờ nhiều quá nên sợ.nên e muốn hỏi các pác nào đã trải qua chỉ giúp dùm.em muốn làm thủ tục pháp lý để mở trại bồ câu thì phải làm thế nào.mong các pác có kn chỉ tường tận dùm e ạ.chân thành cảm ơn và mong hồi âm ạ-_-
 


Vấn đề này em cũng đang quan tâm ai biết có phải xin giấy phép không nếu mình nuôi khoảng 100 cặp.
 
mình cũng đang ngâm cứu vụ này. nhưng nuôi cỡ 1-2trăm cặp thì chắc ko cằn đâu. khi nào mở rộng lên 500 cặp chắc phải nhờ ae chỉ giáo!
 
Mac du khoang 200 thi minh Nghi chua can.nhung cung hoi lo wa cac Bac nhi? O duoi nay ca mau minh mua 1cap dag de 500k,tinh ra cung gan may chuc trieu,nen so wa.co Bac bocaungocdien thay lam rui ma sao k chi giao ae gi hit
 
Mac du khoang 200 thi minh Nghi chua can.nhung cung hoi lo wa cac Bac nhi? O duoi nay ca mau minh mua 1cap dag de 500k,tinh ra cung gan may chuc trieu,nen so wa.co Bac bocaungocdien thay lam rui ma sao k chi giao ae gi hit

Trước đây đã có thông tin rồi, giờ chép qua đây để mọi người tham khảo nhé:
1. Bước 1: người chăn nuôi làm đơn xin phép chăn nuôi bồ câu, trong đó nói rõ qui mô chăn nuôi, địa điểm xây dựng chuồng trại, gửi cho UBND xã và trạm Thú y cấp huyện. Sau khoảng 10, đơn xin phép của mình được cơ quan Thú y cấp tỉnh (của mình là Chi cục Thú y thành phố) cử người đến thẩm định địa điểm chăn nuôi (địa điểm không được nằm trong khu dân cư; không nằm trong khu quy hoạch; được phép xây dựng, bởi vậy khi làm việc và lập biên bản về địa điểm chăn nuôi phải có xác nhận của UBND xã)

+ Địa điểm chăn nuôi của mình là giữa cánh đồng lộng gió, đảm bảo điều kiện chăn nuôi theo quy định của cơ quan thú y:
8070512227_7da65b4ff7_c.jpg


8086093232_bdca9ab52c_c.jpg


Đây là khu trại thứ 3 đã được xây dựng kế tiếp với khu trại 01 và khu trại 02

8320517286_e088675730_c.jpg

8141502370_a023216ae8_c.jpg


8141478561_f2c213fb0d_c.jpg


2. Sau khi được duyệt về địa điểm chăn nuôi, người chăn nuôi tiếp tục gửi bản vẽ chi tiết khu chuồng trại (trong đó phải có khu nuôi chăn nuôi chính; khu chim cách ly để xử lý chim bệnh; khu tiêu hủy chim chết; khu nuôi chim con; khu chứa cám; đường vào trại phải có khu tiêu độc khử trùng; trại nuôi phải cách ly không cho chim hoang, chuột bọ,... vào khu trại,....). Sau khi nhận bản vẽ chi tiết, cơ quan thú y cấp tỉnh tiếp tục xem xét, góp ý vào bản vẽ này (nếu không đảm bảo) và người chăn nuôi sẽ xây dựng theo bản vẽ này.
Đây là hình ảnh trại mình xây dựng theo bản vẽ chi tiết được duyệt:

8320482674_cc92a43bcd_c.jpg


8319425685_2e1744464b_c.jpg


8141481534_70e26636d7_c.jpg


8141496304_d1a851cf27_c.jpg


8141460209_f0149ce934_c.jpg


8319429769_a4a8ef24c2_c.jpg


+ Khu chăn nuôi chim non tại khu trại số 3

8325147239_b06a061a28_c.jpg


+ Sau khi hoàn thành, khu trại mình nè bà con:

8320512104_f291dc71aa_c.jpg


8320510472_1fcc162154_c.jpg


8320506518_a46dc9b2cd_c.jpg


3. Bước 3: sau khi xây dựng xong trại theo bản vẽ, người chăn nuôi thông báo (bằng văn bản) và đề nghị Chi cục Thú y cấp tỉnh thẩm định thực tế việc xây trại (đến đây thì mất hết 2,5 tháng rồi). Sau khi thẩm định xong việc xây trại theo bản vẽ, người chăn nuôi phải tiếp tục gửi mẫu nước uống, mẫu thức ăn và mẫu máu khoảng 50 chim bồ câu giống (nếu tỷ lệ nuôi ban đầu là 400 cặp chim bố mẹ). Sau khi gửi cơ quan dịch tễ xét nghiệm (thời gian 10 ngày), nếu kết quả đảm bảo theo qui định, cơ quan Thú y cấp tỉnh gửi văn bản chính thức, cấp phép cho trại nuôi bồ câu (theo hướng dẫn và quy định, không thấy có quy định nào phải nuôi 1.000 cặp thì mới làm giấy phép; ban đầu mình nuôi có 400 đôi chim giống là đã phải làm giấy phép chăn nuôi rồi).

8326202354_a12f345048_c.jpg


8326169574_87b8ff55a2_c.jpg


8326215842_f85c00edbc_c.jpg


8326211048_5b8be26a4a_c.jpg


8325149877_7822f8fe5e_c.jpg


4. Chưa hết, trong quá trình chăn nuôi, người chăn nuôi phải lập sổ theo dõi về số lượng đàn chim của mình. Trong sổ phải ghi rõ tổng đàn chim là bao nhiêu, số lượng chim non ra đời hàng tuần; số chim xuất thịt là bao nhiêu; số chim chết là bao nhiêu (nếu có); số chim để tăng đàn là bao nhiêu,... Định kỳ hàng tuần, cán bộ thú y cấp xã sẽ đến và kiểm duyệt vào sổ này.

Ngoài ra, định kỳ hàng quí, trạm thú y cấp huyện sẽ đến lấy mẫu máu (khoảng 15 con bất kỳ) đem đi xét nghiệm, để xem có nhiễm vi rút cúm gia cầm không. Ngoài ra, còn định kỳ phải phun xịt thuốc sát trùng chuồng trại, xét nghiệm lại nguồn nước, mẫu thức ăn (để xem có vấn đề gì ảnh hưởng không).

Đó là toàn bộ quy trình giấy phép chăn nuôi của mình đó.

Việc xin phép là để đảm bảo an toàn cho chính người nuôi và bà con xung quanh. Giờ cũng nhờ có giấy phép mà mình được cấp mã số thuế để làm hóa đơn tài chính luôn đó (thuận lợi rất nhiều cho quá trình buôn bán).

Còn về "phong bì", mình tốn khoảng 1 triệu đồng, để mua đồ ăn cơm mời các anh trong lần cuối cùng thẩm định (thật ra đáng lẽ là không phải tốn, nhưng vì thẩm định lần cuối thời gian kéo dài, sẵn dịp mừng nhà mới nên phải khao thôi). Ở TP.HCM mình không tốn bất kỳ phong bì nào cho toàn bộ quá trình làm giấy phép cả.

Chúc bà con năm mới Quý Tỵ 2013 an khang, hạnh phúc, may mắn và đạt nhiều thắng lợi mới.

Bây giờ chiều chiều bên 03 khu trại, mình có niềm vui là cho cá ăn nè bà con:

8320510472_1fcc162154_c.jpg


8135235698_2a733f565e_c.jpg


8135200935_c8955909f3_c.jpg


 
Chan thanh cam on anh bocaungocdien nhieu lam.nhin may cai trai Bo Cau cua anh ma suong thiet,dep wa.cam on anh rat nhieu
 
mình thấy chỗ mình nó chỉ làng chuồng đơn giản lợp chòi là xong làm gì có khu chim cách ly để xử lý chim bệnh; khu tiêu hủy chim chết; khu nuôi chim con; khu chứa cám; đường vào trại phải có khu tiêu độc khử trùng; trại nuôi phải cách ly không cho chim hoang, chuột bọ,... vào khu trại,....). Sau khi nhận bản vẽ chi tiết, cơ quan thú y cấp tỉnh tiếp tục xem xét, góp ý vào bản vẽ này (nếu không đảm bảo) và người chăn nuôi sẽ xây dựng theo bản vẽ này. thế mà họ vẫn có giấy phép ??????????
 

cái vụ này thấy phức tạp thật, nuôi con vật thông dụng mà thủ tục lại về tới tỉnh. trước giờ mình nghĩ thú y cấp huyện cũng cấp giấy được rồi, em đang có ý định tăng đàn khoảng 100-200 cặp bồ câu + 100-200 con gà mái đẻ để bán giống gà con mà nhà em lại nằm trong khu dân cư nên chắc xin giấy pháp không đc, nuôi nhiều sợ thú y nó đến bắt hết chim và gà thì khổ. khó thật nuôi gia cầm lo sợ cúm lại còn lo này kia nữa không còn nhiều tâm trí làm ăn.
 
cái vụ này thấy phức tạp thật, nuôi con vật thông dụng mà thủ tục lại về tới tỉnh. trước giờ mình nghĩ thú y cấp huyện cũng cấp giấy được rồi, em đang có ý định tăng đàn khoảng 100-200 cặp bồ câu + 100-200 con gà mái đẻ để bán giống gà con mà nhà em lại nằm trong khu dân cư nên chắc xin giấy pháp không đc, nuôi nhiều sợ thú y nó đến bắt hết chim và gà thì khổ. khó thật nuôi gia cầm lo sợ cúm lại còn lo này kia nữa không còn nhiều tâm trí làm ăn.
làm rẫy thì trái cây rẻ bèo, gia súc thì dịch tai xanh giá cả bấp bênh, gia cầm thì dịch cúm giá cả cũng chẳng khá hơn, làm công ăn lương thì khó khá lên nổi, vốn thì có hạn!. muôn điều khó, vạn điều khó, mình cũng đang rất nhức đầu.
 


Back
Top