Thức ăn cho bò đắt hàng

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ ủ chua, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp mới phát triển mạnh tại Đồng Nai trong vài năm trở lại đây. Mặt hàng này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang một số nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng với sự lan rộng của phong trào nuôi bò sữa và nhập khẩu bò Úc nguyên con về vỗ béo đã mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này.

images1379862_6_bo.jpg

Công nhân đóng gói sản phẩm tại Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom).
Theo một số doanh nghiệp (DN) chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc, không thiếu cơ hội phát triển thị trường cho dòng sản phẩm thức ăn này. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

* Có thể bán nội địa

Ông Hồ Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Vài tháng trở lại đây, nhà máy phải hoạt động tăng công suất vì ngoài thị trường xuất khẩu, chúng tôi đã có một số đơn hàng từ các trang trại nuôi bò Úc trong nước. Tuy các đơn hàng DN cung cấp cho thị trường nội địa chỉ mới bằng khoảng 1/4 sản lượng xuất khẩu, nhưng vẫn là tín hiệu vui cho nhà sản xuất”. Hiện Việt Nông Lâm đang trong giai đoạn củng cố lại nhà máy theo hướng đầu tư thêm máy móc, công nghệ nhằm sản xuất theo hướng công nghiệp với quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu thị trường của dòng sản phẩm còn rất giàu tiềm năng này.
Ông Hồ Sáu cho biết: “Tôi đang nghiên cứu tìm công thức chế biến thức ăn chăn nuôi từ cây siêu cao lương, một giống mới đang được trồng thử nghiệm tại Đồng Nai. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt trong chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là với con bò sữa. Ngành nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh nên tôi muốn tiếp cận thêm thị trường giàu tiềm năng này”.

Đồng Nai đã hình thành được những vùng chuyên canh cây bắp với diện tích lớn, điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi để phát triển vùng cỏ làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp khác đang thu hút DN quan tâm đầu tư. Nhiều DN nước ngoài cũng đang tìm hiểu và triển khai một số dự án đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc từ cỏ và cây bắp, như: dự án hợp tác với DN Hàn Quốc phát triển vùng cỏ nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Agropark (huyện Xuân Lộc); dự án hợp tác giữa Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) và DN Nhật Bản phát triển giống cây siêu cao lương... Hiện Đồng Nai đang trồng thử nghiệm giống cây siêu cao lương tại 2 huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.

* Tăng sức cạnh tranh

Công ty TNHH Bình Phú, đơn vị đầu tư nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ, hiện đang cung cấp ra thị trường 10 mặt hàng thức ăn chăn nuôi với nguyên liệu chính là cây bắp. DN này đang điều chỉnh lại quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm với những tiêu chuẩn khắt khe hơn theo yêu cầu của khách hàng Nhật Bản. Đại diện Công ty TNHH Bình Phú chia sẻ: “Áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng lớn. Khó khăn nhất là bị sức ép cạnh tranh về thị trường xuất khẩu từ các nước lân cận, như: Philippines, Indonesia... Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, thì nay 100% sản lượng đều xuất sang Nhật Bản vì thị trường này ổn định hơn. Đơn vị đang tiếp tục làm việc thêm với nhiều DN Nhật Bản để tăng đơn hàng xuất khẩu vào thị trường này”.

Ông Hồ Sáu cũng cho rằng, ngay tại thị trường nội địa cũng đang diễn ra cuộc chạy đua khá căng thẳng vì ngày càng nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn đại gia súc chứ không chỉ có một vài đơn vị như trước. Chính vì vậy, ngoài việc đầu tư cải tiến chất lượng thì sự đa dạng sản phẩm và nguồn nguyên liệu là vấn đề DN phải luôn nghĩ tới. Theo ông Hồ Sáu, ngoài thức ăn thô, khoảng 1 năm trở lại đây DN đã sản xuất thêm dòng thức ăn tinh với nguyên liệu chính là hạt bắp. Với dòng sản phẩm mới này, DN chủ động hơn về nguồn nguyên liệu với đơn hàng đều đặn quanh năm chứ không mang tính thời vụ như sản xuất thức ăn thô thường tập trung vào mùa thu hoạch bắp như trước.

Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
 


Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ ủ chua, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp mới phát triển mạnh tại Đồng Nai trong vài năm trở lại đây. Mặt hàng này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang một số nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng với sự lan rộng của phong trào nuôi bò sữa và nhập khẩu bò Úc nguyên con về vỗ béo đã mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này.

images1379862_6_bo.jpg

Công nhân đóng gói sản phẩm tại Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom).
Theo một số doanh nghiệp (DN) chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc, không thiếu cơ hội phát triển thị trường cho dòng sản phẩm thức ăn này. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

* Có thể bán nội địa

Ông Hồ Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Vài tháng trở lại đây, nhà máy phải hoạt động tăng công suất vì ngoài thị trường xuất khẩu, chúng tôi đã có một số đơn hàng từ các trang trại nuôi bò Úc trong nước. Tuy các đơn hàng DN cung cấp cho thị trường nội địa chỉ mới bằng khoảng 1/4 sản lượng xuất khẩu, nhưng vẫn là tín hiệu vui cho nhà sản xuất”. Hiện Việt Nông Lâm đang trong giai đoạn củng cố lại nhà máy theo hướng đầu tư thêm máy móc, công nghệ nhằm sản xuất theo hướng công nghiệp với quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu thị trường của dòng sản phẩm còn rất giàu tiềm năng này.


Đồng Nai đã hình thành được những vùng chuyên canh cây bắp với diện tích lớn, điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi để phát triển vùng cỏ làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp khác đang thu hút DN quan tâm đầu tư. Nhiều DN nước ngoài cũng đang tìm hiểu và triển khai một số dự án đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc từ cỏ và cây bắp, như: dự án hợp tác với DN Hàn Quốc phát triển vùng cỏ nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Agropark (huyện Xuân Lộc); dự án hợp tác giữa Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) và DN Nhật Bản phát triển giống cây siêu cao lương... Hiện Đồng Nai đang trồng thử nghiệm giống cây siêu cao lương tại 2 huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.

* Tăng sức cạnh tranh

Công ty TNHH Bình Phú, đơn vị đầu tư nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ, hiện đang cung cấp ra thị trường 10 mặt hàng thức ăn chăn nuôi với nguyên liệu chính là cây bắp. DN này đang điều chỉnh lại quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm với những tiêu chuẩn khắt khe hơn theo yêu cầu của khách hàng Nhật Bản. Đại diện Công ty TNHH Bình Phú chia sẻ: “Áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng lớn. Khó khăn nhất là bị sức ép cạnh tranh về thị trường xuất khẩu từ các nước lân cận, như: Philippines, Indonesia... Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, thì nay 100% sản lượng đều xuất sang Nhật Bản vì thị trường này ổn định hơn. Đơn vị đang tiếp tục làm việc thêm với nhiều DN Nhật Bản để tăng đơn hàng xuất khẩu vào thị trường này”.

Ông Hồ Sáu cũng cho rằng, ngay tại thị trường nội địa cũng đang diễn ra cuộc chạy đua khá căng thẳng vì ngày càng nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn đại gia súc chứ không chỉ có một vài đơn vị như trước. Chính vì vậy, ngoài việc đầu tư cải tiến chất lượng thì sự đa dạng sản phẩm và nguồn nguyên liệu là vấn đề DN phải luôn nghĩ tới. Theo ông Hồ Sáu, ngoài thức ăn thô, khoảng 1 năm trở lại đây DN đã sản xuất thêm dòng thức ăn tinh với nguyên liệu chính là hạt bắp. Với dòng sản phẩm mới này, DN chủ động hơn về nguồn nguyên liệu với đơn hàng đều đặn quanh năm chứ không mang tính thời vụ như sản xuất thức ăn thô thường tập trung vào mùa thu hoạch bắp như trước.

Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
Cty này đã xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc từ hàng chục năm nay. Hồ Sáu là một nông dân cực chất phác và chân tình. Ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. Anh @vodinhtien chắc biết rõ về Cty của lão nông này, phải không anh?
 
e nghe nói có nhiều công ty mua cây bắp 80 ngày, e tính chuyển hết đất trồng lúa sang trồng bắp bán, mà ko biết có được như báo đài nói ko? anh chị nào biết về vấn đề này tư vấn e với, trồng lúa mãi không khá nổi, gom hết diện tích đất của dòng họ cũng được hơn 30ha. có cty nào ở miền nam thu mua ko? e ở Đồng Tháp, cám ơn ac!!
 
Cty này đã xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc từ hàng chục năm nay. Hồ Sáu là một nông dân cực chất phác và chân tình. Ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. Anh @vodinhtien chắc biết rõ về Cty của lão nông này, phải không anh?
+Mình đã đến tận nơi xem cách ông Hồ Sáu làm giàu. Nhà ông ở Trãng Bom...một khu biệt htự nguy nga như cung vua, lầu chúa.
+Xuất thân Hồ 6 là cậu bé bán cà rem ở Quảng Ngãi, vì mang thùng cà rem lên xe đò bán rồi ngủ quên, xe chạy đưa ông "quá giang" đến ngã ba Dầu Giây thì bị lơ xe đuổi xuống. Với thùng cà rem, ông lảng vảng ở ngã ba Dầu Giây bán đến 5 năm, đêm ngủ vỉa hè...chợ búa...
Khi trưởng thành, ông xin vào làm công nhân tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Xuân Lộc-Đồng Nai). Nhờ cần cù và chịu khó học hỏi, ông đã học được các bí quyết tăng năng suất cây mì (sắn). Ông là người đầu tiên trồng mì đạt năng suất 100 tấn củ tươi/ha và là người ít học nhất được hãng bột ngọt của Nhật thuê sang Campuchia giúp cho dự án trồng mì của họ với lương 20.000 đô/tháng.
+Thấy ông làm nông giỏi, huyện Thống Nhất cử ông vào hội Nông dân huyện. Ông đề ra dự án trồng 10 ha thanh long ruột đỏ H14 Long Định. Huyện hổ trợ kinh phí mua hom giống cấp cho bà con. Nhưng khi mua về, không ai chịu trồng vì cây lạ,,,Ông phải "chịu đòn" trồng 3 ha, không ngờ trúng lớn, cả tiền bán trái và hom giống...(Trong đó @hongdang nhà mình cũng góp tiền mua hom của ổng).
+Rồi ông lập nhà máy chế biến thức ăn cho bò xuất sang Nhật, Hàn với quy mô khá lớn. Thời điểm tôi tham quan, nông dân Xuân Lộc-Long Khánh trồng bắp non (rất dày, ra "con chàng" là thu họach-sơm hơn lấy hạt nhiều), lúc đó doanh thu là 80 triệu/ha...
+Thiển nghĩ Agriviet nên tổ chức tham quan các mô hình làm nông rất sáng tạo của ông Hồ 6.
 
+Mình đã đến tận nơi xem cách ông Hồ Sáu làm giàu. Nhà ông ở Trãng Bom...một khu biệt htự nguy nga như cung vua, lầu chúa.
+Xuất thân Hồ 6 là cậu bé bán cà rem ở Quảng Ngãi, vì mang thùng cà rem lên xe đò bán rồi ngủ quên, xe chạy đưa ông "quá giang" đến ngã ba Dầu Giây thì bị lơ xe đuổi xuống. Với thùng cà rem, ông lảng vảng ở ngã ba Dầu Giây bán đến 5 năm, đêm ngủ vỉa hè...chợ búa...
Khi trưởng thành, ông xin vào làm công nhân tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Xuân Lộc-Đồng Nai). Nhờ cần cù và chịu khó học hỏi, ông đã học được các bí quyết tăng năng suất cây mì (sắn). Ông là người đầu tiên trồng mì đạt năng suất 100 tấn củ tươi/ha và là người ít học nhất được hãng bột ngọt của Nhật thuê sang Campuchia giúp cho dự án trồng mì của họ với lương 20.000 đô/tháng.
+Thấy ông làm nông giỏi, huyện Thống Nhất cử ông vào hội Nông dân huyện. Ông đề ra dự án trồng 10 ha thanh long ruột đỏ H14 Long Định. Huyện hổ trợ kinh phí mua hom giống cấp cho bà con. Nhưng khi mua về, không ai chịu trồng vì cây lạ,,,Ông phải "chịu đòn" trồng 3 ha, không ngờ trúng lớn, cả tiền bán trái và hom giống...(Trong đó @hongdang nhà mình cũng góp tiền mua hom của ổng).
+Rồi ông lập nhà máy chế biến thức ăn cho bò xuất sang Nhật, Hàn với quy mô khá lớn. Thời điểm tôi tham quan, nông dân Xuân Lộc-Long Khánh trồng bắp non (rất dày, ra "con chàng" là thu họach-sơm hơn lấy hạt nhiều), lúc đó doanh thu là 80 triệu/ha...
+Thiển nghĩ Agriviet nên tổ chức tham quan các mô hình làm nông rất sáng tạo của ông Hồ 6.

Em rất quan tâm chủ đề này, khi nào các anh chị thành viên mình có tổ chức đi thăm quan cho em 1 vé theo với ạ
 
+Mình đã đến tận nơi xem cách ông Hồ Sáu làm giàu. Nhà ông ở Trãng Bom...một khu biệt htự nguy nga như cung vua, lầu chúa.
+Xuất thân Hồ 6 là cậu bé bán cà rem ở Quảng Ngãi, vì mang thùng cà rem lên xe đò bán rồi ngủ quên, xe chạy đưa ông "quá giang" đến ngã ba Dầu Giây thì bị lơ xe đuổi xuống. Với thùng cà rem, ông lảng vảng ở ngã ba Dầu Giây bán đến 5 năm, đêm ngủ vỉa hè...chợ búa...
Khi trưởng thành, ông xin vào làm công nhân tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Xuân Lộc-Đồng Nai). Nhờ cần cù và chịu khó học hỏi, ông đã học được các bí quyết tăng năng suất cây mì (sắn). Ông là người đầu tiên trồng mì đạt năng suất 100 tấn củ tươi/ha và là người ít học nhất được hãng bột ngọt của Nhật thuê sang Campuchia giúp cho dự án trồng mì của họ với lương 20.000 đô/tháng.
+Thấy ông làm nông giỏi, huyện Thống Nhất cử ông vào hội Nông dân huyện. Ông đề ra dự án trồng 10 ha thanh long ruột đỏ H14 Long Định. Huyện hổ trợ kinh phí mua hom giống cấp cho bà con. Nhưng khi mua về, không ai chịu trồng vì cây lạ,,,Ông phải "chịu đòn" trồng 3 ha, không ngờ trúng lớn, cả tiền bán trái và hom giống...(Trong đó @hongdang nhà mình cũng góp tiền mua hom của ổng).
+Rồi ông lập nhà máy chế biến thức ăn cho bò xuất sang Nhật, Hàn với quy mô khá lớn. Thời điểm tôi tham quan, nông dân Xuân Lộc-Long Khánh trồng bắp non (rất dày, ra "con chàng" là thu họach-sơm hơn lấy hạt nhiều), lúc đó doanh thu là 80 triệu/ha...
+Thiển nghĩ Agriviet nên tổ chức tham quan các mô hình làm nông rất sáng tạo của ông Hồ 6.
Với sự hiểu biết gần như ngọn ngành của hơn 100 giống khoai mì (sắn), người trồng mì khắp nơi tôn ông là "vua khoai mì". Mặc dù chỉ là một nông dân chân chất nhưng Hồ Sáu có trình độ lý luận và khả năng truyền thụ kiến thức rất sắc sảo. Không ít người trong giới khoa học nông nghiệp đã tìm gặp ông để được "thọ giáo" về cây khoa mì, trong số đó có khá nhiều người nhờ ông mà bảo vệ được luận án tiến sĩ. Ngoài ra, Hồ Sáu là chuyên gia khoai mì cho tập đoàn Vedan, phụ trách kỹ thuật toàn khu vực Đông dương, với mức lương mà các tiến sĩ cũng phải thèm thuồng... Mặc dù là một doanh nhân thành đạt, giàu có và nổi tiếng nhưng Hồ Sáu luôn khiêm nhường, từ tốn, gần gụi với mọi người, với hàng xóm láng giềng và với nhân viên của mình. Trong ông dường như hình ảnh người nông dân chân chất chưa bào giờ bị đổi thay vậy! Ông là vậy, nhưng người ta chưa bao giờ thấy ông vỗ ngực xưng mình là "vua khoai mì" cả. Ông thực sự là một con người rất đáng để tôi học hỏi...
e nghe nói có nhiều công ty mua cây bắp 80 ngày, e tính chuyển hết đất trồng lúa sang trồng bắp bán, mà ko biết có được như báo đài nói ko? anh chị nào biết về vấn đề này tư vấn e với, trồng lúa mãi không khá nổi, gom hết diện tích đất của dòng họ cũng được hơn 30ha. có cty nào ở miền nam thu mua ko? e ở Đồng Tháp, cám ơn ac!!
Bạn thử liên hệ với Cty của ông Hồ Sáu xem sao? Mình biết Cty này sx thức ăn xuất khẩu sang Hàn và Nhật rất lớn. Họ thu mua nguyên liệu khắp nơi, thậm chí cả ở Tây nguyên cũng chở hàng xuống Đồng Nai để bán đấy bạn. Số điện thoại của người phụ trách thu mua của công ty Nông Lâm Việt là 0979797676 ( số víp khủng). Chúc thành công!
 

Thật khâm fục anh.....ở trong đây có bác nào có kinh nghiệm ủ chua..hay chế biến thức ăn dự trữ cho bò không ạk...
 
Thật khâm fục anh.....ở trong đây có bác nào có kinh nghiệm ủ chua..hay chế biến thức ăn dự trữ cho bò không ạk...
Ủ chua có nhiều cách lắm và cũng đơn giản thôi. Nguyên tắc là hạ độ Ph nhằm ức chế khuẩn hại và nấm mốc
 
Ủ chua có nhiều cách lắm và cũng đơn giản thôi. Nguyên tắc là hạ độ Ph nhằm ức chế khuẩn hại và nấm mốc
Anh có thể chỉ dẫn em cách ủ cỏ voi tươi ko ạk..nghe nói loại này khó ủ hơn các phụ phẩm nông sản khác...và nếu mình áp dụng thu hoạch ngô vừa ngậm trái băm nhỏ ủ có hịu wả ko và có thể bảo quản tối đa sáu tháng ko ạk..vì e muốn tận dụng mùs mưa trồng một diện tích lớn cây ngô để ủ chua dùng mùa khô..các trang trại lớn hoặc bò sữa ngta áp dụng kỉu này nhưng e tò mò cách mà ngta ủ và bảo quản ra sao.. cám ơn anh
 


Back
Top