An Giang là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lúa của ĐBSCL, với diện tích canh tác lúa mỗi năm khoảng 550.000 ha, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đã giúp sản lượng lúa không ngừng gia tăng, cụ thể năm 2009 đạt 3,38 triệu tấn; năm 2010 đạt trên 3,6 triệu tấn đã góp phần đáng kể cùng các tỉnh ĐBSCL đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước.
Với nhiều chính sách, chủ trương hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh về việc đầu tư máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nên khâu cơ giới hoá trong nông nghiệp đã phát triển, hiện tỉ lệ ứng dụng máy móc trong khâu làm đất và tưới tiêu chiếm 95%, khâu gieo sạ chiếm trên 48%.
Trong những năm gần đây, đối phó với tình hình rầy nâu gây hại trên lúa, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, xuống giống lúa đồng loạt để né rầy tạo nên áp lực thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, vấn đề này có ảnh hưởng đến khâu cơ giới hoá trong sản xuất, đặc biệt là khâu thu hoạch trước tình hình lực lượng lao động nông thôn đang giảm dần. Thông qua các chương trình khuyến nông: trình diễn, thao diễn các loại máy gặt lúa, tổ chức các hội thi máy gặt đập liên hợp đã giúp nông dân nhận định việc thu hoạch lúa bằng giải pháp cơ giới là hết sức cần thiết.
Qua triển khai thực hiện chính sách khuyến khích của tỉnh về việc hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại dưới các hình thức: cho vay mua máy gặt hỗ trợ từ 70 - 100% lãi suất; ngân sách nhà nước tiếp tục trợ giá 20% chi phí mua máy GĐLH... nhờ đó số lượng máy gặt lúa tăng nhanh, toàn tỉnh hiện có 1.635 máy gặt lúa các loại gồm 1.254 máy gặt đập liên hợp, 381 máy gặt xếp dãy, đảm bảo diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới đạt khoảng 42% diện tích canh tác vụ đông xuân (97/234 ngàn ha).
Với sự hỗ trợ của chương trình DANIDA, các mô hình trình diễn kết hợp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn vận hành sử dụng, tham quan của các chương trình khuyến nông, nông dân An Giang được trang bị kiến thức phơi sấy và bảo quản lúa đúng kỹ thuật, nâng cao chất lượng lúa, mức độ thất thoát và hao hụt sau thu hoạch được khống chế. Qua nhiều nghiên cứu, chế tạo và cải tiến kỹ thuật, hiện nay nhiều loại máy sấy ra đời có kiểu dáng mới, đơn giản, gọn nhẹ, hệ thống sấy hiện đại có công suất hàng chục tấn giờ, chi phí sấy thấp, dễ dàng vận hành sử dụng, ít ô nhiễm môi trường, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân và xã hội.
Đến nay số lượng máy của tỉnh An Giang gồm 2.403 máy sấy các loại tương đương 5.662 máy (qui về loại 4 tấn/mẻ), khả năng sấy khoảng 74% sản lượng lúa hè thu. Hiện tỉnh An Giang đang hình thành những cánh đồng mẫu với hệ thống giao thông nội đồng ngày càng hoàn chỉnh, đảm bảo cho các loại máy nông nghiệp hoạt động dễ dàng, các công đoạn trong canh tác được cơ giới hóa dần; điện khí hóa khâu bơm tưới; thực hiện qui trình 3 giảm, 3 tăng rộng rãi; sử dụng 1- 2 giống lúa chủ lực, chất lượng cao, nông sản được bao tiêu trực tiếp...
 Do đó vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất lúa đang được chú trọng và cần có những giải pháp để đẩy mạnh: Cần có chủ trương chính sách quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp nói chung, quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng nói riêng để tạo điều kiện nâng cao tỉ lệ cơ giới hoá trong sản xuất. Tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất lúa, đặc biệt là máy thu hoạch và máy sấy lúa nhằm tăng chất lượng hạt gạo. Thực hiện tốt khâu trang bằng mặt ruộng, dồn điền cho thửa ruộng đủ lớn để máy xoay trở, vận hành hoạt động có hiệu quả hơn.
Tỉnh có những chương trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc phù hợp với tình hình thực tế của đồng ruộng. Cũng như sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa về kiến thức cũng như vật chất, từ các dự án, chương trình nhằm đầu tư thiết bị, máy móc, có chất lượng cao để tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ cho lắp ráp và sửa chữa máy móc, dần thay thế phụ tùng nhập ngoại, làm tiền đề tiến tới sản xuất đồng loạt máy nông nghiệp (gặt đập liên hợp) với chất lượng hoàn hảo và giá cả cạnh tranh mang thương hiệu Việt Nam.
Tổ chức hội thi, thao diễn giới thiệu cho nông dân những loại máy có chất lượng hoạt động tốt, có hiệu quả. Thông tin trên trang web về các trang thiết bị máy móc hay các địa chỉ sản xuất chế tạo các loại máy nông nghiệp, để nông dân dễ dàng đầu tư và lựa chọn. Tăng cường cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề cho công nhân vận hành máy GĐLH. Có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất máy GĐLH mở đại lý, bán phụ tùng rộng rãi đến tận cơ sở. Có chính sách khen thưởng cho doanh nghiệp làm tốt khâu hậu mãi theo bình chọn của nông dân.
Nghiên cứu chế tạo máy thu gom rơm (bên cạnh phát triển máy gặt đập liên hợp) để thuận tiện trong việc làm đất và phát triển nghề trồng nấm rơm.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Với nhiều chính sách, chủ trương hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh về việc đầu tư máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp nên khâu cơ giới hoá trong nông nghiệp đã phát triển, hiện tỉ lệ ứng dụng máy móc trong khâu làm đất và tưới tiêu chiếm 95%, khâu gieo sạ chiếm trên 48%.
Trong những năm gần đây, đối phó với tình hình rầy nâu gây hại trên lúa, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, xuống giống lúa đồng loạt để né rầy tạo nên áp lực thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, vấn đề này có ảnh hưởng đến khâu cơ giới hoá trong sản xuất, đặc biệt là khâu thu hoạch trước tình hình lực lượng lao động nông thôn đang giảm dần. Thông qua các chương trình khuyến nông: trình diễn, thao diễn các loại máy gặt lúa, tổ chức các hội thi máy gặt đập liên hợp đã giúp nông dân nhận định việc thu hoạch lúa bằng giải pháp cơ giới là hết sức cần thiết.
Qua triển khai thực hiện chính sách khuyến khích của tỉnh về việc hỗ trợ cho nông dân đầu tư mua máy gặt lúa các loại dưới các hình thức: cho vay mua máy gặt hỗ trợ từ 70 - 100% lãi suất; ngân sách nhà nước tiếp tục trợ giá 20% chi phí mua máy GĐLH... nhờ đó số lượng máy gặt lúa tăng nhanh, toàn tỉnh hiện có 1.635 máy gặt lúa các loại gồm 1.254 máy gặt đập liên hợp, 381 máy gặt xếp dãy, đảm bảo diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới đạt khoảng 42% diện tích canh tác vụ đông xuân (97/234 ngàn ha).
Với sự hỗ trợ của chương trình DANIDA, các mô hình trình diễn kết hợp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn vận hành sử dụng, tham quan của các chương trình khuyến nông, nông dân An Giang được trang bị kiến thức phơi sấy và bảo quản lúa đúng kỹ thuật, nâng cao chất lượng lúa, mức độ thất thoát và hao hụt sau thu hoạch được khống chế. Qua nhiều nghiên cứu, chế tạo và cải tiến kỹ thuật, hiện nay nhiều loại máy sấy ra đời có kiểu dáng mới, đơn giản, gọn nhẹ, hệ thống sấy hiện đại có công suất hàng chục tấn giờ, chi phí sấy thấp, dễ dàng vận hành sử dụng, ít ô nhiễm môi trường, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân và xã hội.
Đến nay số lượng máy của tỉnh An Giang gồm 2.403 máy sấy các loại tương đương 5.662 máy (qui về loại 4 tấn/mẻ), khả năng sấy khoảng 74% sản lượng lúa hè thu. Hiện tỉnh An Giang đang hình thành những cánh đồng mẫu với hệ thống giao thông nội đồng ngày càng hoàn chỉnh, đảm bảo cho các loại máy nông nghiệp hoạt động dễ dàng, các công đoạn trong canh tác được cơ giới hóa dần; điện khí hóa khâu bơm tưới; thực hiện qui trình 3 giảm, 3 tăng rộng rãi; sử dụng 1- 2 giống lúa chủ lực, chất lượng cao, nông sản được bao tiêu trực tiếp...
 Do đó vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất lúa đang được chú trọng và cần có những giải pháp để đẩy mạnh: Cần có chủ trương chính sách quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp nói chung, quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng nói riêng để tạo điều kiện nâng cao tỉ lệ cơ giới hoá trong sản xuất. Tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất lúa, đặc biệt là máy thu hoạch và máy sấy lúa nhằm tăng chất lượng hạt gạo. Thực hiện tốt khâu trang bằng mặt ruộng, dồn điền cho thửa ruộng đủ lớn để máy xoay trở, vận hành hoạt động có hiệu quả hơn.
Tỉnh có những chương trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc phù hợp với tình hình thực tế của đồng ruộng. Cũng như sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa về kiến thức cũng như vật chất, từ các dự án, chương trình nhằm đầu tư thiết bị, máy móc, có chất lượng cao để tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ cho lắp ráp và sửa chữa máy móc, dần thay thế phụ tùng nhập ngoại, làm tiền đề tiến tới sản xuất đồng loạt máy nông nghiệp (gặt đập liên hợp) với chất lượng hoàn hảo và giá cả cạnh tranh mang thương hiệu Việt Nam.
Tổ chức hội thi, thao diễn giới thiệu cho nông dân những loại máy có chất lượng hoạt động tốt, có hiệu quả. Thông tin trên trang web về các trang thiết bị máy móc hay các địa chỉ sản xuất chế tạo các loại máy nông nghiệp, để nông dân dễ dàng đầu tư và lựa chọn. Tăng cường cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề cho công nhân vận hành máy GĐLH. Có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất máy GĐLH mở đại lý, bán phụ tùng rộng rãi đến tận cơ sở. Có chính sách khen thưởng cho doanh nghiệp làm tốt khâu hậu mãi theo bình chọn của nông dân.
Nghiên cứu chế tạo máy thu gom rơm (bên cạnh phát triển máy gặt đập liên hợp) để thuận tiện trong việc làm đất và phát triển nghề trồng nấm rơm.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: