Thương lái Trung Quốc thao túng thị trường thanh long: Ruột Việt, vỏ Trung...

Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết trái thanh long Việt Nam khi được đóng vào các loại thùng giấy xuất khẩu đều mang thương hiệu Trung Quốc...
13-56-10_nh-1-bi-3.jpg

Những vỏ thùng ghi bằng tiếng TQ để đóng thanh long Việt...

Chỉ trên một đoạn đường ngắn khoảng vài km thuộc tỉnh lộ 827C chạy qua địa bàn hai huyện Châu Thành (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang) có tới hàng chục cơ sở thu mua thanh long lớn nhỏ, trong đó nhiều cơ sở của thương lái Trung Quốc (TQ) đầu tư nhưng lại thuê người Việt đứng tên. Đáng ngạc nhiên khi hầu hết trái thanh long Việt Nam khi được đóng vào các loại thùng giấy xuất khẩu đều mang thương hiệu Trung Quốc...

Làm thị trường cho Trung Quốc
Có mặt tại cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu Cường Thịnh Phát - LA (xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, Long An) chúng tôi chứng kiến những trái thanh long vừa được thu mua từ nhà vườn tập hợp về đây chọn lựa rồi đưa vào rửa sạch cho bóng đẹp. Tại khu vực nhà kho có rất nhiều vỏ thùng giấy các-tông in chữ TQ màu đỏ, không nhãn mác, không phụ đề tiếng Việt dùng để đóng gói thanh long xuất khẩu. Bên cạnh đó là các thùng màu vàng đỏ, kích thước to hơn và cũng in toàn bằng chữ TQ, dùng để đựng quả thanh long. Anh Cường, chủ cơ sở này, cho biết: “Hiện chúng tôi đang phải sử dụng thùng của TQ để đóng hàng xuất khẩu thì bạn hàng mới chấp nhận. Hơn nữa, do chưa có thùng đặc chủng nên lâu nay dù là thanh long của ta nhưng khi đóng hàng xuất khẩu vẫn phải “mượn” thương hiệu TQ cũng thấy thiệt thòi”. Theo anh Cường, trong số thanh long đang đóng gói tại cơ sở, chiếm tới khoảng 70% lượng hàng đều xuất sang thị trường TQ. Còn lại là một số thị trường khác và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, cơ sở đóng gói thanh long phải nhất nhất đúng theo yêu cầu của bạn hàng về cả mẫu mã, chủng loại trái cũng như sử dụng thùng hàng nào phù hợp. Dẫn chúng tôi đi tham quan hệ thống rửa thanh long tự động còn đang lắp đặt, Cường giới thiệu cơ sở anh mới được phía thương lái TQ hỗ trợ đầu tư xây dựng khoảng vài tháng nay, hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, do đơn hàng nhiều, gấp quá nên cơ sở phải sớm hoạt động. Hằng ngày các thương lái TQ vẫn đến trực tiếp chỉ đạo việc chọn lựa đóng hàng thanh long xuất khẩu, với lượng hàng khoảng 20-40 tấn/ngày....
13-56-10_nh-2-bi-3.jpg

Một xe container chở đầy thùng thanh long Tầm Vu nhưng đóng trong vỏ thùng Trung Quốc

Theo các chủ cơ sở ở đây, về chất lượng thanh long của Long An vẫn ngon hơn Bình Thuận, chỉ có nhược điểm là trái hơi nhỏ mà thị trường TQ thường chuộng trái thanh long to. Do vậy, lúc trước nhiều thương lái ở Bình Thuận đã vào tận Long An tuyển mua thanh long loại 1 để đóng hàng lấy tên Bình Thuận xuất bán qua TQ “ăn” giá cao hơn. Tuy nhiên, khi thương lái TQ biết được chuyện này họ đã tự tìm sang Long An thu mua trực tiếp. Do bị thương lái TQ tự làm giá, ép giá thu mua khiến cả người dân trồng thanh long lẫn người thu mua của ta đang phải chịu thiệt đơn thiệt kép. Ông Trương Quang An, Chủ nhiệm HTX thanh long Tầm Vu (Long An), cho biết: “Dù nhiều lúc thương lái TQ ép giá thu mua thanh long của bà con rẻ bèo như vậy nhưng thực tế tại biên giới Việt - Trung giá thanh long vẫn cao gấp khoảng 5-6 lần so với giá mua tại nhà vườn”. Theo ông An, nguyên nhân một phần do các thương lái TQ đang ngầm chi phối việc mua bán thanh long của Việt Nam. Hơn nữa, thật đáng buồn khi tình trạng các cơ sở đóng hàng thanh long vẫn phải lấy tên thương hiệu TQ để xuất khẩu.

Quản lý lỏng lẻo
Những ngày thâm nhập thực tế tại địa bàn trồng thanh long huyện Châu Thành (Long An) và huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chúng tôi ghi nhận được vô số những chuyện dở khóc dở cười về việc các thương lái TQ thao túng thị trường giá và lừa gạt thu mua thanh long rồi xù tiền ngay trên sân nhà....

13-56-10_nh-3-bi-3.jpg

Nhan nhản chữ TQ trên bao bì bọc trái thanh long

Một người tên H, ngụ tại thị trấn Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An) cho biết: Những thương lái TQ thường mang danh nghĩa khách du lịch đến Long An để tìm mối lái, đặt vấn đề thu mua thanh long. Khi về đây họ thường đi cùng một người Hoa ở quận 5 (TP.HCM) rành tiếng Việt để phiên dịch và dẫn dắt làm ăn. Ban đầu, họ rất sòng phẳng, mua bao nhiêu hàng thanh long từ các đại lý thì trả bằng tiền mặt bấy nhiêu. Thậm chí, họ còn trả tiền hoa hồng, tiền công cho những đại lý đứng ra thu mua thanh long, thuê cơ sở chế biến với mức khá cao. Để tiếp tục tạo lòng tin, các thương lái Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền “đô” để lấy lòng một “vệ tinh” nào đó đồng ý đứng ra giúp họ làm các thủ tục kết nối với các nguồn hàng ở địa phương. Cũng theo anh H, thương lái TQ thường thuê người đứng tên coi kho hàng chỉ một thời gian ngắn, xong họ sẽ tìm cách thay thế bằng những “vệ tinh” mới. Có lần chính H cũng được họ thuê coi kho hàng một thời gian, mời lên Sài Gòn ăn chơi mấy bữa, ở khách sạn sang trọng rồi dúi vào tay cho cục tiền tiêu xài thoải mái. Vậy nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn H bị thương lái TQ sa thải không thương tiếc....

13-56-10_nh-4-bi-3.jpg

Mặc dù biết thiệt thòi về thương hiệu, nhưng nhiều chủ cơ sở vẫn chấp nhận phải gắn nhãn mác Bình Thuận, TQ theo yêu cầu bạn hàng

Chúng tôi hỏi thăm A Lương (người TQ còn rất trẻ) được thuê sang đây làm quản lý một cơ sở thu mua thanh long. A Lương cho biết, anh mới sang đây, mướn nhà trọ ở và hằng ngày chịu trách nhiệm quản lý và điều hành việc thu mua thanh long đóng gói tại cơ sở. Mỗi tháng nhận mức lương khoảng vài chục triệu đồng, chưa kể tiền “bo” và các khoản khác… Tuy nhiên, chính A Lương cũng không dám khẳng định chắc chắn rằng anh sẽ được thuê làm quản lý ở đây được bao nhiêu lâu vì chỉ là “hợp đồng miệng”. Tiếp xúc với PV, một chủ cơ sở thu mua thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo tỏ ra lo lắng: “Mặc dù thương lái Trung Quốc sang thu mua thanh long xuất khẩu ngay tại địa phương mình, nhưng cũng phải dè chừng vì họ có rất nhiều “chiêu” ép giá và hẹn nợ tiền hàng. Do vậy, có thể sẽ khó lường được sự rủi ro cho cả nông dân và doanh nghiệp mình khi giao thương với họ!”. Chủ cơ sở này còn dẫn chứng, cách nay không xa, có thương lái “bắt tay” với doanh nghiệp TQ dẫn từ Bình Thuận vào đặt vấn đề thu mua thanh long của HTX thanh long Chợ Gạo với số lượng lớn. Thậm chí, để làm tin họ còn cài người ăn ở tại HTX cả tuần để gom đủ thanh long và đóng hàng xuất khẩu bằng thùng các-tông của họ đưa, có in tên thương hiệu, địa chỉ, số điện thoại rất đầy đủ… Xong việc người của họ kiếm cớ chuồn mất, khi các xã viên HTX không liên lạc được thì mới tá hỏa biết mình bị lừa, vội báo cơ quan chức năng rồi bức xúc đòi theo chân công an ra tận tỉnh Bình Thuận điều tra, nhưng kết quả cũng chẳng tìm được manh mối gì. Từ ghi nhận thực tế, PV NNVN đã tìm gặp trao đổi với lãnh đạo các xã Dương Xuân Hội, Hiệp Thạnh và thị trấn Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An), là những địa bàn trọng điểm về tình trạng người TQ đang cư trú kinh doanh thu mua thanh long xuất khẩu bất hợp pháp....
13-56-10_nh-5-bi-3.jpg


Một cơ sở thu mua thanh long của TQ tư đang xây dựng mới Tuy nhiên, thật bất ngờ khi không có lãnh đạo xã nào nắm được thông tin có người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn xã, mặc dù những cơ sở thu mua thanh long do người TQ trực tiếp quản lý chỉ nằm cách trụ sở ủy ban các xã trên khoảng vài trăm mét (?)....
MINH SÁNG - THANH SA
Nguồn: http://nongnghiep.vn/thuong-lai-tru...thanh-long-ruot-viet-vo-trung-post152516.html
 
Ô hay, thế thương lái Trung Quốc lừa gì người dân Việt nhờ?
Họ mua hàng cho mình, họ làm thương hiệu của họ như vậy là đúng rồi còn gì?
Chỉ trách doanh nghiệp Việt Nam không tự làm được thương hiệu của mình, không đóng được thùng để xuất đi nước ngoài thôi.
 
HTX còn bị lừa đặt hàng không mua rồi chạy mất! Nghe quá nực cười khi không áp dụng biện pháp đảm bảo hợp đồng để hạn chế thiệt hại.

Mà mấy ông quản lý thị trường được dân nuôi đi chơi hết hay sao mà để họ hoạt động bất hợp pháp như vậy? Thật phí tiền ngân sách mà sao không thấy báo chí và dư luận xã hội quy trách nhiệm cho mấy ông này. Để mấy ông ý vẫn ăn ngon ngủ ngon và hàng tháng lĩnh lương đều là sao?
 
Kinh doanh Việt Nam quá tệ về bán, chỉ có mua mà thôi, còn bán thì chẳng biết làm sao mà bán được. Hàng của mình mà mình bán không được, thì mình quá tệ. Cũng là hàng này sao người ta bán được, mình bán không được. Hãy cố lắng nghe , học hỏi và tìm hiểu cái hay của người.
 
Nói về ngành thương mại việt nam thì nó củ chuối lắm! Gần như không được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho phát triển. Mà mấy bố chỉ hướng đến sản xuất, nhưng sản xuất ra nhiều mà không có thương nhân hoạt động tốt thì chịu. Một cách tư duy quá ngược đời!
 
Nếu có trách thì trách các doanh nghiệp Việt Nam quá kém. Không làm ra được cái gọi là thương hiệu. Nên nông dân Việt Nam và nông sản Việt Nam chẳng bao giờ ra thị trường thế giới
 
Thật buồn cười hai thằng ở gần bên nhau, cái của nó mà nó bán không được, thằng kia lại bán được thật buồn cười.
 
Nếu có trách thì trách các doanh nghiệp Việt Nam quá kém. Không làm ra được cái gọi là thương hiệu. Nên nông dân Việt Nam và nông sản Việt Nam chẳng bao giờ ra thị trường thế giới

Em nghĩ bác nên đi buôn bán nông sản đi rồi hẵng trách họ! Tiền thì ít, nông sản thì chất lượng thấp. Không đồng đều này, mẫu mã kém này, tồn dư chất bảo vệ thực vật này....lại phải đi gom ở quá nhiều vườn! Bác cứ đi bán đi xem họ kém hay họ giỏi? Còn chuyện thương hiệu thì nó phụ thuộc vào chất lượng nông sản. Nông dân đã làm ra nông sản tốt đâu mà đòi hỏi có thương hiệu?
 
Em nghĩ bác nên đi buôn bán nông sản đi rồi hẵng trách họ! Tiền thì ít, nông sản thì chất lượng thấp. Không đồng đều này, mẫu mã kém này, tồn dư chất bảo vệ thực vật này....lại phải đi gom ở quá nhiều vườn! Bác cứ đi bán đi xem họ kém hay họ giỏi? Còn chuyện thương hiệu thì nó phụ thuộc vào chất lượng nông sản. Nông dân đã làm ra nông sản tốt đâu mà đòi hỏi có thương hiệu?
Muốn đi buôn mà nghe anh nói cái nản ghê gớm, ACE agriviet nhà mình có gì tốt, chất lượng gửi về Xì Phố Loan Nguyen bán cho nè!
... Hãy cố lắng nghe , học hỏi và tìm hiểu cái hay của người.
Bố ơi, con gái muốn đi buôn quá, Bố chỉ còn vài chiêu đi, mai mốt Bố già con có chiền con lên thăm Bố
 
Bố ơi, con gái muốn đi buôn quá, Bố chỉ còn vài chiêu đi, mai mốt Bố già con có chiền con lên thăm Bố

Cứ mang những sản phẩm của quê mình có ra chợ, bán , rồi quen dần thôi con gái à. Ngày trước Bố bắt đầu đi buôn với mấy chục dế , rồi từ từ tăng dần, sau đó vài con chim chích chòe và tăng lên.. ...Rồi Bố trở thành người luân chuyển hàng từ quê lên phố.
Thế thì Bố chết danh với cái tên "Vũ Dế" hi hi. Bố trở thành người chăn nuôi cũng gì buôn bán mà ra. Hàng bán được thì bán, còn không giữ lại , chờ giá, chờ mùa... Thế là Bố quen dần với nghề nuôi giữ con vật , và trở thành người chăn nuôi vật hoang dã từ bao giờ chẳng hay
Thời thế tạo anh hùng, chứ anh hùng nào tạo ra thời thế
 
Em nghĩ bác nên đi buôn bán nông sản đi rồi hẵng trách họ! Tiền thì ít, nông sản thì chất lượng thấp. Không đồng đều này, mẫu mã kém này, tồn dư chất bảo vệ thực vật này....lại phải đi gom ở quá nhiều vườn! Bác cứ đi bán đi xem họ kém hay họ giỏi? Còn chuyện thương hiệu thì nó phụ thuộc vào chất lượng nông sản. Nông dân đã làm ra nông sản tốt đâu mà đòi hỏi có thương hiệu?
Vậy em hỏi bác hàng triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm. Hàng triệu tấn cà phê. Tiêu. Xuất khẩu ra thị trường thế giới có phải do nông dân làm ra hay không? đó là người nông dân đã làm được sản phẩm đủ đáp ứng xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp đã không làm tốt phần mình là tạo được thương hiệu. Thế nên đến giờ phút này trên thị trường thế giới chưa có thương hiệu gạo nào của Việt Nam.
 
Vậy em hỏi bác hàng triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm. Hàng triệu tấn cà phê. Tiêu. Xuất khẩu ra thị trường thế giới có phải do nông dân làm ra hay không? đó là người nông dân đã làm được sản phẩm đủ đáp ứng xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp đã không làm tốt phần mình là tạo được thương hiệu. Thế nên đến giờ phút này trên thị trường thế giới chưa có thương hiệu gạo nào của Việt Nam.
Tất nhiên là nông dân làm ra nhưng với chất lượng củ chuối và bán với giá rẻ mạt. Bác muốn doanh nghiệp tạo được thương hiệu thì bác phải hợp tác với họ. Liệu bác có sẵn sàng ký hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của họ đưa ra không nếu giá không cao hơn giá thị trường không? Hay là bác chọn không ký vì ký giá chưa chắc đã cao hơn mà lại nhọc người? Bác có tuân thủ hợp đồng khi giá thị trường cao hơn giá trong hợp đồng? Hay là bác bỏ hợp đồng ngay vì bán được giá cao hơn mà doanh nghiệp không làm gì được bác?

Người ta đã bỏ tiền ra xây dựng vùng nguyên liệu thậm trí đầu tư cả phân giống nhưng đến khi thu hoạch lại bị thằng khác xơi mất thì ai dám đầu tư lâu dài để mà gây dựng thương hiệu? Lỗi ở đây thuộc về 3 phía! Doanh nghiêp và nông dân thì bất tín nên thằng tử tế thì không sống được. Nhà nước thì im chẳng xử những thằng bất tín thế nên tất cả mới cùng chết! Trách nhau có trách cả ngày.
 
Doanh nghiệp không dám đầu tư vùng nguyên liệu là vì sợ làm ra sản phẩm mà không bán được. Đặt giả sử nếu 10 hộ nông dân có 100ha đất và 1 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cùng kí hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho 10 hộ nông dân kia. Thì liệu họ có phải bon chen tìm đầu ra không. Hay chính những doanh nghiệp chỉ biết mua sản phẩm của người nông dân làm ra sẵn. Lúc đắt thì mua. Rẻ thì kệ nông dân.
Nếu mà như vậy thì nông dân cũng có quyền với nông sản họ tự làm ra. Ai mua đắt thì tôi bán.
 
Bác ngokhanhhoan nghĩ đơn giản quá! Cứ ký hợp đồng bao tiêu là xong.

Nói là bao tiêu thì giá cố định hay thả nổi? Nếu giá cố định thì nói thẳng chả bác nông dân hay doanh nghiệp nào dám ký vì giá nông sản của mình dao động trong biên độ quá lớn. Giá cao thì doanh nghiệp rủi ro không dám ôm. Giá thấp thì nông dân không ký. Để khớp được giá giữa hai bên là cực khó vì đây là một người đi đàm phán với nhiều người. Còn mang tiếng là bao tiêu mà giá thả nổi thì chẳng khác với không ký là bao! Giá thu mua của doanh nghiệp đưa ra không thỏa mãn là tan ngay.

Tiêu chuẩn nông sản cũng vậy, do nó chung chung quá nên chỉ cần bất đồng trong tiêu chuẩn là hợp đồng tan dã

Nếu cho bác đi soạn thảo hợp động bao tiêu sản phẩm là nông sản thì bác sẽ vỡ lẽ ngay. Nếu làm hợp đồng thật rõ ràng cụ thể về giá, chất lượng nông sản, thời gian giao hàng...và nhất là phải đền bù thiệt hại cho bên kia nếu bên con lại không thực hiện được thì chẳng bên nào dám ký. Còn nếu soạn thảo kiểu chung chung thì kí hết nhưng có ai nghiêm chỉnh thực hiện đâu. Vi phạm đầy dẫy mà nhà nước mình lại không can thiệp!
 
Nói như bác thì cứ để thương lái Trung Quốc sang thu mua rồi lại bỏ rơi người nông dân Việt.
Đặt ví dụ doanh nghiệp A kia kí hợp đồng bao tiêu 100ha thanh long cho 1 hộ nông dân. Phân ra là thanh long loại A giá 20.000d Loại B giá 10.000d
Hoặc đưa ra giá thu mua tối thiểu cho 1kg thanh long là 10.000.
Các doanh nghiệp thủy sản đã làm rất tốt việc này
 
Doanh nghiệp thủy sản họ vẫn không bao tiêu với giá cố định bác ạ. Đa phần vẫn đưa ra giá thu mua từng thời điểm thôi. Những con tôm con cá họ nuôi hướng hoàn toàn cho xuất khẩu nên nông dân mới dính hoàn toàn vào doanh nghiệp. Bán ra thị trường nội địa thì kiếm khách cực khó.

Còn cái ví dụ doanh nghiệp A của bác nếu với giá đó khi giá thị trường có 3000đồng/kg thanh long loại 1 bác có biết họ mất thêm bao tiền cho thực hiện hợp đồng không? Chẳng ai dám ký cả
 
Tất nhiên giá cả là phải theo thị trường. Giá lên thì mua nên giá xuống thì cả doanh nghiệp và nông dân cùng xuống.
Quay lại vấn đề chính là câu chuyện làm thương hiệu.
Em đặt câu hỏi là tại sao Campuchia là 1 nước sản xuất lúa gạo đi sau Việt Nam cả 20 năm nhưng họ đã tạo ra thương hiệu của riêng mình. Chẳng lẽ họ làm ra gạo ngon hơn gạo Việt Nam.
 
Tất nhiên giá cả là phải theo thị trường. Giá lên thì mua nên giá xuống thì cả doanh nghiệp và nông dân cùng xuống.
Quay lại vấn đề chính là câu chuyện làm thương hiệu.
Em đặt câu hỏi là tại sao Campuchia là 1 nước sản xuất lúa gạo đi sau Việt Nam cả 20 năm nhưng họ đã tạo ra thương hiệu của riêng mình. Chẳng lẽ họ làm ra gạo ngon hơn gạo Việt Nam.
Chắc bạn không biết hiện tại nhiều năm liền gạo campuchia la gạo ngon nhất thế giới, , không phải là ngon hơn Việt Nam nhé, Việt Nam bám đuôi Thái Lan còn gạo Cam thì khác bác ak.Nên tìm hiểu kỹ bởi thà không biết còn hơn biết một nữa
 
Back
Top