Tìm cách canh tác đất rừng

  • Thread starter nguyenthenanh
  • Ngày gửi
Tôi là một sinh viên vùng núi thuộc xã quảng hợp, quảng trạch, quảng bình. Nghề chính của xã là khai thác rừng, nhưng cho tới nay rừng hầu như cạn kiệt và cũng đã bị cấm khai thác. Nen nông dân không biết làm gì nữa, chỉ biết đi làm ăn xa. Vậy nên tôi muốn tìm cách nào đó để giúp mọi người. Ai có ý kiến nào hay xin được học hỏi.
Đặc điểm của vùng: Hạn nhiều, thiếu nước vào mùa khô, đất vùng cao, núi thấp nhiều. Nỗi lo sợ nhiều nhất là kỹ thuật và đầu ra của sản phẩm.
XIN MỜI MỌI NGƯỜI CHO Ý KIẾN! Chân thành cám ơn!
 


Bài toán muôn thủa là trồng cây gì, nuôi con gì, đầu ra ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật. Bạn phải nói lên là bạn đang có cái gì, hiện trạng đất, và một vài vấn đề liên quan thì anh em trên diễn đàn mới tư vấn được chứ. nói chung chung thành xui dại thì chết
 
[QUOTE=nguyenthenanh;491179 Vậy nên tôi muốn tìm cách nào đó để giúp mọi người.

Một sinh viên có cái nhìn về quê hương mình,đang ấp ủ để giúp mọi người.
Nhưng bạn cứ xong mấy năm trên Giảng đường đi đã,muốn giúp mọi người trước tiên bản thân mình phải ''Cứng'' đã.
Ở đây bạn là nhân vật chính,nhưng nói thật là vấn đề bạn lo nghĩ cho mọi người ở quê bạn nó vỉ mô quá,trong khi bạn đang là một chàng thư sinh.
Hãy lấy Bằng ĐH ra,rồi vạch 1 kế hoạch chi tiết về mô hình mà mình nung nấu lên đây,bạn sẽ nhận được những lời chia sẽ thiết thực nhất.
 
Trước tiên khăn gói làm 1 chuyến lên tỉnh, chỗ sở nông nghiệp & phát triển nông thôn. Mời các chú các bác ra làm lý cà phê nhờ tư vấn đất chỗ đây nên trồng gì nuôi gì.
Tuy là mấy cha đó phần lớn (ko phải tất cả nha) là phường giá áo túi cơm nhưng thực sự ko ai hiểu về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu trong Tỉnh Quảng Bình bằng họ đâu. anh em trên đây sao hiểu hơn họ đc.
Từ những cái họ đưa ra thì bạn chọn lấy khoảng 3 mô hình theo bạn là phù hợp với bản thân nhất. Xin họ địa chỉ nơi đang nuôi trồng theo mô hình đó thành công. Sau đó tiếp tục khăn gói lên đường đến các địa chỉ trên đi thực tế.

Như vậy bạn vừa có cái nhìn tổng quan nông nghiệp, có thêm kiến thức về địa phương mình sinh sống, và được tận tay tận mắt xem xét nuôi trồng thực tế ra sao. Từ đó bạn phải tự quyết định mình sẽ làm gì. Bạn ko tự quyết định thì đừng mong thành công

Sáng mai khăn gói quả mướp ra đi nào :8^: good luck.
Tráng sĩ ra đi đầu không ngoảnh lại :154: sau lưng thềm nắng lá rơi đầy :157:
 
Last edited by a moderator:
Đề án trồng cây dược liệu

I. ĐỀ ÁN TRỒNG CÂY BƯỞI DA XANH VÀ BƯỞI ĐỎ VỚI CÂY DƯỢC LIỆU
1: cách thức triển khai:
- Cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra
- Đất triển khai đề án. Đất đồi, đất bãi hoặc chân ruộng cao (có đủ nước tưới, không được ngập úng)
2: Giá cả của cây giống:
- 100.000đ /cây ,trả trước 70.000đ/cành khi đăng ký, 30.000đ trả khi thu hoạch quả( với cây Bưởi triết).
- 50.000 đ/cây, trả trước 35.000đ/ cành khi đăng ký, 15.000đ trả khi thu hoạch quả( với cây Bưởi ghép).
3: Chi phí đầu tư:
- Chi phí đầu tư cho 1 sào Bắc Bộ: Từ 1000.000đ – 1.700.000 đ/ sào bắc bộ/năm (gồm: Phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, cây giống: Từ 20 – 25 cây/ sào bắc bộ 360m2)
4: Giá cả và quy cách sản phẩm thu mua:
- Giá thu mua tối thiểu 20.000 đ/ kg với bưởi da xanh và 20.000đ/quả với bưởi đỏ (giá thu mua trên có thể tăng theo giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường tại thời điểm thu hoạch)
- Quy cách sản phẩm thu mua: Quả đạt độ chín từ 1 kg/ quả trở lên
5: Hiệu quả kinh tế:
- Năm thứ 3: Từ 20.000.000đ – 30.000.000 đ/ 360m2
- Năm thứ 4 trở đi: Từ 30.000.000đ – 50.000.000đ/ 360 m2. Từ năm thứ 6 trở đi đến năm thứ 10 năm chăm sóc tốt có thể đạt từ 50.000.000đ – 100.000.000đ/ 360m2.
6: Thời gian ký hợp đồng thu mua: 07 năm kể từ năm thứ 3 (vụ để thu hoạch đại trà đầu tiên)
7. Cây dược liệu xen canh: Cây đinh lăng; Cây kim tiền thảo; Ngưu tất…vv.
II. ĐỀ ÁN TRỒNG CHUỔI XEN CANH VỚI CÂY DƯỢC LIỆU
1: Giống chuối: Chuối tây và Chuối tiêu hồng
2: Thời vụ và điều kiện trồng:
- Thời vụ trồng quanh năm , đất trồng chuối không được ngập úng
- Lượng cây giống cho 1 sào: 60 – 70 cây/ sào( với chuối tây); 100 cây – 110 cây/sào bắc
bộ( với chuối tiêu hồng).
3: Giá cả của cây giống:
- Cây chuối tây: 11.000đ/ cây và Chuối tiêu hồng là 7.500đ/cây( giao tại địa phương).
4: Chi phí đầu tư:
- Chi phí đầu tư cho 1 sào bắc bộ : Từ 700.000 – 1200.000đ/ sào bắc bộ
5: Giá cả và quy cách bao tiêu thu mua sản phẩm:
- Giá thu mua tối thiểu: Chuối tây là 4.500/kg; Chuối tiêu hồng là 1500đ/kg( giá cả này có thể tăng khi giá của sản phẩm cùng loại mua buôn tăng trên 10%).
6: Lợi nhuận: Đạt từ 20.000.000đ – 30.000.000đ/sào bắc bộ/năm
7. Cây dược liệu xen canh:
- Cây đinh lăng; Cây kim tiền thảo; Ngưu tất…( lợi nhuận từ 5.000.000đ – 15.000.000đ/ 360m2)
B. ĐỀ ÁN XEN CANH GIỮA CÂY LÂM NGHIỆP VÀ CÂY DƯỢC LIỆU
I. ĐỀ ÁN XEN CANH GIỮA CÂY LÂM NGHIỆP VÀ CÂY ĐINH LĂNG
1: cách thức triển khai:
- Trồng cây đinh lăng xen canh với cây lâm nghiệp đã có sẵn.
- Cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra
2: Giá cả của cây giống:
- 6.000đ /cây (giao tại nơi triển khai đề án)
3: Chi phí đầu tư:
- Chi phí cây giống: 28.000.000 – 30.000.000 đồng/ha ( từ 4500 – 5000 cây/ha)
- Chi phí phân bón: 10.000.000 – 12.000.000 đồng/ha/năm
4: Giá cả và quy cách sản phẩm thu mua:
- Sau 3 năm Cây đinh lăng cho thu hoạch toàn bộ Giá thu mua tối thiểu từ 14.000đ/kg cây và củ tươi.
- Giá thu mua lá cây đinh lăng (lá khô) 8000 đồng/kg
5: Hiệu quả kinh tế:
- Sau 3 năm cây đinh lăng đã có thể cho thu hoạch toàn bộ
- Năng suất đạt từ thu hoạch toàn bộ cây 15 – 18 tấn/ha (với cây 3 năm tuổi, thời gian trồng lâu hơn năng suất cao hơn)
- Năng suất thu được từ lá ( lá khô) cây đinh lăng: 500 – 600 kg/ha/năm
- Lợi nhuận đạt được từ : 220.000.000 – 260.000.000/ha
6: Thời gian ký hợp đồng thu mua: Trong vòng 05 năm.
II. ĐỀ ÁN XEN CANH GIỮA CÂY LÂM NGHIỆP VÀ CÂY BA KÍCH
1: cách thức triển khai:
- Trồng cây ba kích với cây lâm nghiệp đã có sẵn.
- Cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra
2: Giá cả của cây giống:
- 10.000đ /cây
3: Chi phí đầu tư:
- Chi phí cây giống: 18.000.000 – 23.000.000 đồng/ha ( từ 2000 – 2500 cây/ha)
- Chi phí phân bón: 10.000.000 – 15.000.000 đồng/ha/năm
4: Giá cả và quy cách sản phẩm thu mua:
- Sau 3 năm Giá thu mua tối thiểu từ 110.000đ/kg củ tươi.
5: Hiệu quả kinh tế:
- Năng suất đạt được 2,0 tấn – 2,5 tấn rễ củ/ha
- Lợi nhuận đạt được từ : 220.000.000 – 280.000.000/ha
6: Thời gian ký hợp đồng thu mua: trong vòng 04 năm
C. GHI CHÚ:
- Đơn vị ký hợp đồng thực hiện đề án: Công ty CP Đầu Tư XNK Nông Sản Việt Nam( TW Hội Làm Vườn Việt Nam).
- Các đơn vị, cá nhân đăng ký liên kết thực hiện đề án: Trước ít nhất 30 ngày triển khai đề án.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Câu lạc bộ Trang trại & Ngành nghề Nông thôn – Ban kinh tế Trang trại
Địa chỉ giao dịch tại Hà Nội: 167 Nguyễn Ngọc Nại – TX – HN
bạn quan tâm thì liên hệ với mình nhé
Điện thoại: ms Huế 01656007945 email: huekinhte@gmail.com
 
Thanks

Cám ơn tất cả mọi người đã cho ý kiến.
Nhưng mình nghĩ là không thể chờ đợi lâu hơn dc nữa.
nhất định mình sẽ làm được.
 
Đất rừng của nhà bạn có rộng không vậy? Giá chuyển nhượng 1ha rừng 50 năm chỗ bạn là bao nhiêu?
 

Đất rừng của nhà bạn có rộng không vậy? Giá chuyển nhượng 1ha rừng 50 năm chỗ bạn là bao nhiêu?

Đất rừng chỗ mình thì bao la. Nhưng giá chuyển nhượng thì mình chưa tham khảo dc. Nếu bạn quan tâm thì sẽ ko thành vấn đề.
 
Cám ơn tất cả mọi người đã cho ý kiến.
Nhưng mình nghĩ là không thể chờ đợi lâu hơn dc nữa.
nhất định mình sẽ làm được.

1 trong những nguyên nhân dễ dẫn đến thất bại của nhà nông :unsure:
Bình tĩnh ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh đã bạn.
trong nông nghiệp ko có khái niệm "nhất định mình sẽ làm đc" . Đó là vấn đề của niềm tin thôi:128:
Thay vào đó bạn phải nói là "Mình sẽ làm thế này, thế này, thế này để thực hiện được" :157:
 
1 trong những nguyên nhân dễ dẫn đến thất bại của nhà nông :unsure:
Bình tĩnh ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh đã bạn.
trong nông nghiệp ko có khái niệm "nhất định mình sẽ làm đc" . Đó là vấn đề của niềm tin thôi:128:
Thay vào đó bạn phải nói là "Mình sẽ làm thế này, thế này, thế này để thực hiện được" :157:

em thấy trong từng câu nói thể hiện đúng tính cách của 1 lão nông. cứ bình tĩnh bình tĩnh ghạch từng đầu dòng 1
 
1 trong những nguyên nhân dễ dẫn đến thất bại của nhà nông :unsure:
Bình tĩnh ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh đã bạn.
trong nông nghiệp ko có khái niệm "nhất định mình sẽ làm đc" . Đó là vấn đề của niềm tin thôi:128:
Thay vào đó bạn phải nói là "Mình sẽ làm thế này, thế này, thế này để thực hiện được" :157:

Anh nói cũng chí phải. Nhưng em vẫn tin tưởng rằng bằng niềm tin và niềm đam mê của mình em sẽ cố hết sức để thực hiện được ước mơ của mình.
Nhưng dù sao em vẫn cám ơn lời phê của anh.
 
em thấy trong từng câu nói thể hiện đúng tính cách của 1 lão nông. cứ bình tĩnh bình tĩnh ghạch từng đầu dòng 1
Chỉ có nhà nông "hiện đại" mới có kế hoạch kỹ lượng như vậy thôi chứ còn nhà nông "cũ" thì không có chuyện mà lập kế hoạch như vậy đâu các bác ạ. họ chỉ đến mùa thì cứ như vậy mà làm thôi. có thế nghề nông mói khó làm giàu như vậy.
 
Em thấy làm nông thời gian thảnh thơi nhiều, sao hok dùng thời gian đó để đầu tư suy nghĩ
Nhà nông cũng phải là 1 nhà marketing, 1 nhà kinh doanh. B)
Em viết bài này 1 là giúp chủ topic, tội nghiệp em nó đang sinh viên mà đau đáu về gia đình. 2 là giúp các bác có 1 phương pháp suy luận tổng quát trong bài toán nông nghiệp. Vì đây là phương pháp của dân kinh doanh, nên các bác thấy khó hiểu cứ hỏi, em tư vấn liền, tuy trình em chưa đủ, nhưng được miếng nào hay miếng đó :lol:
Guide tìm giải pháp canh tác rừng (em hay chơi Dota thấy có mấy bài guide tướng, lụm chữ guide cho nó hoành tráng B)
Phân tích vấn đề:
1. Điểm mạnh:
- Đất rừng bao la
- Cả xã Nhân công nhàn rỗi nhiều, giá thuê chắc là rẽ, thân quen, chăm chỉ, khoẻ mạnh (toàn dân đi rừng, ai cũng trâu cả) -_-
- Chủ thớt có nhiệt huyết lớn :062:
2. điểm yếu:
- Tiền hok nhiều
- Hạn nhiều, thiếu nước vào mùa khô,
- đất vùng cao, núi thấp nhiều.
- Nỗi lo sợ nhiều nhất là kỹ thuật
- đầu ra của sản phẩm.
- Chủ thớt thiếu kinh nghiệm và kiến thức trồng trọt, chăn nuôi
- bộp chộp, nóng tính, chưa chín chắn lắm (đc cái biết kiềm chế và sẵn sàng nhận sai, good good)
3. Cơ hội:
- Cả xã chưa có ai mần ăn ra trò, Tìm ra hướng đi mới giúp bà con sẽ phát triển rất nhanh hệ thống tiêu thụ, vệ tinh
- Nếu có phương án sử dụng tốt đất rừng, sẽ có hướng phát triển về lâu về dài, tạo công ăn việc làm cho bà kon
4. Thách thức
- Từ bao nhiêu đời, các thế hệ trước chưa tìm ra giải pháp, mình lao vô tìm ... ai dzà, khó khăn, khó khăn :044: kèo này không thơm
- Sức ì trong suy nghĩ của dân địa phương, xưa giờ vác cưa vô rừng là ra triệu này triệu nọ. Giờ bắt cuốc cuốc tưới tưới, cho ăn, dọn phân, chích thuốc phòng bệnh. Bỏ cả đống tiền vốn mà cả năm mới biết được hay thua, tiền vô lẻ tẻ vài ba trăm :011: dẹp dẹp ngay
- Láu táu là có ngày trào máu :1:
..................... vân vân (do thiếu khá nhiều dữ liệu nên em chỉ phân tích sơ bộ thế thôi. dữ liệu như Độ cao, độ dốc, diện tích cụ thể, chất đất, Khí hậu cả năm, biên độ nhiệt, lưu lượng mưa, gần đó có sông suối hồ đập gì không, nguồn nước tưới vào mùa khô, thêm vài tấm hình chụp quang cảnh, Tiền Vốn .... Nếu chủ thớt bổ sung giúp đc thì tốt quá.)

Giải pháp:
Cái này để mai em viết tiếp, nếu thủ thớt bỏ sung giúp các dữ liệu thì quá tốt, ko thì em tạc bậy theo ý kiến chủ quan vậy :118:
 
Chỉ có nhà nông "hiện đại" mới có kế hoạch kỹ lượng như vậy thôi chứ còn nhà nông "cũ" thì không có chuyện mà lập kế hoạch như vậy đâu các bác ạ. họ chỉ đến mùa thì cứ như vậy mà làm thôi. có thế nghề nông mói khó làm giàu như vậy.

Thế thì bây giờ người ta mới nói " nhà nông học" một từ rất cao quý rành riêng
cho nhà nông.
Một nhà nông thành công lâu bền phải nắm cơ bản được Thiên - Địa - Nhân và kèm theo Tâm - Luật - Năng
 
Em thấy làm nông thời gian thảnh thơi nhiều, sao hok dùng thời gian đó để đầu tư suy nghĩ
Nhà nông cũng phải là 1 nhà marketing, 1 nhà kinh doanh. B)
Em viết bài này 1 là giúp chủ topic, tội nghiệp em nó đang sinh viên mà đau đáu về gia đình. 2 là giúp các bác có 1 phương pháp suy luận tổng quát trong bài toán nông nghiệp. Vì đây là phương pháp của dân kinh doanh, nên các bác thấy khó hiểu cứ hỏi, em tư vấn liền, tuy trình em chưa đủ, nhưng được miếng nào hay miếng đó :lol:
Guide tìm giải pháp canh tác rừng (em hay chơi Dota thấy có mấy bài guide tướng, lụm chữ guide cho nó hoành tráng B)
Phân tích vấn đề:
1. Điểm mạnh:
- Đất rừng bao la
- Cả xã Nhân công nhàn rỗi nhiều, giá thuê chắc là rẽ, thân quen, chăm chỉ, khoẻ mạnh (toàn dân đi rừng, ai cũng trâu cả) -_-
- Chủ thớt có nhiệt huyết lớn :062:
2. điểm yếu:
- Tiền hok nhiều
- Hạn nhiều, thiếu nước vào mùa khô,
- đất vùng cao, núi thấp nhiều.
- Nỗi lo sợ nhiều nhất là kỹ thuật
- đầu ra của sản phẩm.
- Chủ thớt thiếu kinh nghiệm và kiến thức trồng trọt, chăn nuôi
- bộp chộp, nóng tính, chưa chín chắn lắm (đc cái biết kiềm chế và sẵn sàng nhận sai, good good)
3. Cơ hội:
- Cả xã chưa có ai mần ăn ra trò, Tìm ra hướng đi mới giúp bà con sẽ phát triển rất nhanh hệ thống tiêu thụ, vệ tinh
- Nếu có phương án sử dụng tốt đất rừng, sẽ có hướng phát triển về lâu về dài, tạo công ăn việc làm cho bà kon
4. Thách thức
- Từ bao nhiêu đời, các thế hệ trước chưa tìm ra giải pháp, mình lao vô tìm ... ai dzà, khó khăn, khó khăn :044: kèo này không thơm
- Sức ì trong suy nghĩ của dân địa phương, xưa giờ vác cưa vô rừng là ra triệu này triệu nọ. Giờ bắt cuốc cuốc tưới tưới, cho ăn, dọn phân, chích thuốc phòng bệnh. Bỏ cả đống tiền vốn mà cả năm mới biết được hay thua, tiền vô lẻ tẻ vài ba trăm :011: dẹp dẹp ngay
- Láu táu là có ngày trào máu :1:
..................... vân vân (do thiếu khá nhiều dữ liệu nên em chỉ phân tích sơ bộ thế thôi. dữ liệu như Độ cao, độ dốc, diện tích cụ thể, chất đất, Khí hậu cả năm, biên độ nhiệt, lưu lượng mưa, gần đó có sông suối hồ đập gì không, nguồn nước tưới vào mùa khô, thêm vài tấm hình chụp quang cảnh, Tiền Vốn .... Nếu chủ thớt bổ sung giúp đc thì tốt quá.)

Giải pháp:
Cái này để mai em viết tiếp, nếu thủ thớt bỏ sung giúp các dữ liệu thì quá tốt, ko thì em tạc bậy theo ý kiến chủ quan vậy :118:
Trầu âu. không hổ danh là nhà nông chính hiệu. Bác làm em vỡ lẽ ra nhiều điều. Thật lòng cám ơn rất nhiều. Em sẽ cố gắng tìm thêm thông tin để nhờ bác tư vấn dùm. xin đợi em trong vài ngày....
 
Bạn nên trồng keo vì cây rất dễ trồng ,chịu hạn ,ít công chăm sóc ,phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của vùng núi Quãng Bình .Sau 5 năm Cây keo con hiện nay giá bao nhiêu thì mình không rõ nhưng đầu tư cho 1 ha không nhiều ,mình chỉ biết hiện nay giá Keo nguyên liệu mà nông dân bán cho thương lái là 800 đồng/kg .Bạn nên tham khảo thêm.Hiện tại lượng keo nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu làm giấy làm gỗ ép trong nước và xuất khẩu rất lớn.Chúc bạn thực hiện ước mơ của mình .
 
Bạn nên trồng keo vì cây rất dễ trồng ,chịu hạn ,ít công chăm sóc ,phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của vùng núi Quãng Bình .Sau 5 năm Cây keo con hiện nay giá bao nhiêu thì mình không rõ nhưng đầu tư cho 1 ha không nhiều ,mình chỉ biết hiện nay giá Keo nguyên liệu mà nông dân bán cho thương lái là 800 đồng/kg .Bạn nên tham khảo thêm.Hiện tại lượng keo nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu làm giấy làm gỗ ép trong nước và xuất khẩu rất lớn.Chúc bạn thực hiện ước mơ của mình .
em cũng thấy nhiều nơi trồng keo. ông chú em cũng đang nhận dự án trồng keo mấy mươi hecta :wub:
đất phải rộng thiệt rộng mới có ăn.
 
em cũng thấy nhiều nơi trồng keo. ông chú em cũng đang nhận dự án trồng keo mấy mươi hecta :wub:
đất phải rộng thiệt rộng mới có ăn.
trồng keo thì đất ít thì méo , mà nếu keo bị bệnh lỗ các bác a

mà cũng chẳng biết đất nước địa hình địa vật thể nào nữa
 


Back
Top