tìm hiểu về kinh nghiệm duy trì vườn cao su

  • Thread starter phạm cao nguyên
  • Ngày gửi
kính chào các anh em diễn đàn agriviet
hiện tại em đang muốn tìm hiểu duy trì vườn cây cao su trong giai đoạn khó khăn này. không biết có giải pháp nào để giảm mức đầu tư ( các khâu nào có thể cắt giảm chỉ cần cây sống được) xuống tối thiểu mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng của cây vừa phải trong thời kỳ mủ xuống thấp như hiện nay?
cảm ơn các anh em diễn đàn!
 


bạn chuyển sang cạo D3, phân bón có thể giảm 1/2 so với cạo D2. Theo mình tính toán, tuy cao su rớt giá nhưng không có nghĩa là không có lời, vẫn chưa đến điểm hòa vốn. Thân!!!
 
vì số diện tích cao su đầu tư có thể là khá lớn. nên việc tiết giảm chi phí được mình ưu tiên hàng đầu. anh chị nào đang/đã làm cây cao su có thể cho mình số liệu thực tế về chi phí cho 1ha cao su ở mức tối thiểu là bao nhiêu ( triệu /1ha / 1 năm ) với khu vực là Gia Lai. em chân thành cảm ơn!
 
vì số diện tích cao su đầu tư có thể là khá lớn. nên việc tiết giảm chi phí được mình ưu tiên hàng đầu. anh chị nào đang/đã làm cây cao su có thể cho mình số liệu thực tế về chi phí cho 1ha cao su ở mức tối thiểu là bao nhiêu ( triệu /1ha / 1 năm ) với khu vực là Gia Lai. em chân thành cảm ơn!

Phân bón thì tuỳ thôi bạn, cây mình tốt thì bón ít đi còn cây xấu thì thêm chút, công trang bị (làm mán, làm kiềng,...) khoảng 4.700/cây, công cạo thì 250đ/cây gồm cạo, trút, giao mủ, bóc chén, nếu chỉ cạo k thì 200đ/cây. Mình tính sơ z thôi vì mỗi nơi giá mỗi khác, mong giúp ích đc cho bạn
 
Chuyển qua cao D4 cộng với sử dụng thuốc kích thích mủ 1,5 - 2 tháng 1 lần để giảm nhân công (khoản này tiêu tốn chi phí nhiều nhất). làm như thế sẽ có lợi nhuận các nông trường cao su thuộc công ty cao su Phước Hòa đang áp dụng đấy!
- Phân cũng có thể cắt giảm để giảm chi phí đầu vào
- Nếu muốn dưỡng cây nghỉ cạo luôn chờ mủ lên thì ko cần chăm bón cũng được chỉ cần xịt thuốc trừ cỏ một lần vào gần cuối mùa mưa và thổi lá chống cháy vào mùa nắng là ok. Cây cao su sống rất khỏe nên bạn cứ yên tâm là không cần chăm bón nhưng nó vẫn xanh tốt. Mình cũng đang làm cao su và sống ở vùng trồng cao su hơn 20 năm rồi.
- Còn chờ giá mủ lên lại thì nghe mấy ông chuyên gia kinh tế nói còn lâu lắm cơ :)
 
Chuyển qua cao D4 cộng với sử dụng thuốc kích thích mủ 1,5 - 2 tháng 1 lần để giảm nhân công (khoản này tiêu tốn chi phí nhiều nhất). làm như thế sẽ có lợi nhuận các nông trường cao su thuộc công ty cao su Phước Hòa đang áp dụng đấy!
- Phân cũng có thể cắt giảm để giảm chi phí đầu vào
- Nếu muốn dưỡng cây nghỉ cạo luôn chờ mủ lên thì ko cần chăm bón cũng được chỉ cần xịt thuốc trừ cỏ một lần vào gần cuối mùa mưa và thổi lá chống cháy vào mùa nắng là ok. Cây cao su sống rất khỏe nên bạn cứ yên tâm là không cần chăm bón nhưng nó vẫn xanh tốt. Mình cũng đang làm cao su và sống ở vùng trồng cao su hơn 20 năm rồi.
- Còn chờ giá mủ lên lại thì nghe mấy ông chuyên gia kinh tế nói còn lâu lắm cơ :)
Thuốc kích thích là loại nào anh. Năng suất nó lên cỡ nào ạ ?
 

Ethephon loại có nồng độ từ 2,5% trở xuống bạn dễ dàng tìm mua ở các cữa hàng vật tư nông nghiệp vùng có cao su. Năn xuất thì xấp xỉ gần bằng với cạo D2 không sử dụng thuốc kích thích nhưng nhân công thì giảm một nữa so với cạo D2 bạn ah. năng xuất không tăng nên bạn ko lo xuy cây. cái này là giảm chi phí đầu vào để dư ra lợi nhuận chứ không phải là làm tăng năng xuất để tăng lợi nhuận
 
kính chào các anh em diễn đàn agriviet
hiện tại em đang muốn tìm hiểu duy trì vườn cây cao su trong giai đoạn khó khăn này. không biết có giải pháp nào để giảm mức đầu tư ( các khâu nào có thể cắt giảm chỉ cần cây sống được) xuống tối thiểu mà vẫn duy trì được mức tăng trưởng của cây vừa phải trong thời kỳ mủ xuống thấp như hiện nay?
cảm ơn các anh em diễn đàn!

Đã kết thúc mùa mủ, giá mủ cao su trong năm 2015 còn tệ hại hơn cả năm 2014 (còn khoảng 7.000kg mủ tươi tại KV Phú Giáo). Năm nay nguồn cung không tăng nhiều nhưng do giá dầu thô giảm quá mạnh kết hợp với việc mất giá của CNY và nhu cầu yếu của thị trường Tung Của khiến nông dân trồng cao su KV Đông Nam Á đang khóc tiếng Mán. Dự báo đến hết năm 2016, tình hình giá mủ vẫn chưa thể hồi phục do nhiều dự đoán bi quan về giá dầu thô và tình hình kinh tế của Tung Của.

Mùa tới nếu bác nhà vườn nào còn định khai thác cây cao su do cây còn nhỏ khó thanh lý do giá rẻ thì nên tính tới phương án trồng xen canh và kết hợp với tự sơ chế mủ cao su tờ RSS để bán được giá hơn (cao hơn bán mủ nước khoảng 10% đấy). Với diện tích khoảng 6ha như của bác gì ở trên thì bình quân mỗi ngày cũng thu được khoảng 180kg mủ nước (cho là 35 TSC nhé) sau khi sơ chế thì cũng được khoảng 60kg cao su khô; với giá bán hiện tại mủ tờ rss cũng được từ 23.500 đến 24.000đ/kg so với bán mủ nước chỉ được khoảng 1,25 triệu cho 180kg.

Cách sơ chế mủ tờ cũng khá đơn giản:

- Xây 2 hồ xi măng có sức chứa khoảng 180-200 lít/hồ (kích thước r50cmxd120cmxc45cm. Hai bên thành hồ phía trong ốp đá granit, cứ cách 2cm có khẽ rãnh sâu 3-4mm để thả lak tôn tạo tờ mủ.

- Sau đó cửa hàng sắt xây dựng đặt cắt các tấm tôn có kích thước sao để thả cho tấm tôn vừa lọt giữa 2 khe từ trên xuống. Số lượng tấm tôn tùy thuộc vào số khe.

- Cách đánh đông: Cho vào mỗi hồ 90 lít mủ nước và 60 lít nước sạch (cho mủ nước qua rây lược có lỗ nhỏ như rây lược cua nha). Sau đó quậy đều trong 2 phút, để lắng 2 phút. Pha 220ml acid formic 85% với 3 – 4 lít nước sạch sau đó cho vào hồ mủ, vừa đổ vừa quậy đều từ 8 đến 10 vòng thì dùng bình phun sương để xịt hạ bọt và sau đó thả tấm tôn vào khe. Khi mủ động khoảng 1h thì cho nước vào nhằm tránh cho mặt mủ bị oxi hóa chuyển màu tím đen(cũng tùy giống cây nhưng mủ cây non và RRIV 4 thường bị). Sau 3h thì có thể rút tấm tôn và cho mủ vào máy cán tạo tờ.

Sau khi cán vắt tờ mủ lên sào tre và mang phơi ráo khoảng 4h-12h (chú ý phơi chỗ không có ánh nắng trực tiếp nha), sau đó mang vào phòng sấy xông khói (nhớ trở mặt tờ mủ trước khi cho vào lò để tránh mốc). Sấy mũ bằng củi ở nhiệt độ khoảng 55 đến 65 độ trong 4 ngày là cho ra thành phẩm.
 
Hồ đánh đông đây bác
Hồ đây bác

25804194826_1c65ddd967_o.jpg
 
Mủ tờ thì có nhiều Cty chuyên thu mua để xuất khẩu không lo ế đâu, chủ yếu mình phải canh thời điểm để xuất hàng để được giá tốt thôi.
 
Mủ tờ thì có nhiều Cty chuyên thu mua để xuất khẩu không lo ế đâu, chủ yếu mình phải canh thời điểm để xuất hàng để được giá tốt thôi.
Ca này khó.tiểu điền làm sao mà găm hàng được
 
Cũng có lái thu lẻ bác ơi, dù giá không tốt bằng nhưng vẫn ngon hơn bán mủ nước nhiều kể cả bán cho Các Cty của Nhà nước và không sợ bị ăn gian độ. Bác thử nghĩ xem với giá mủ hiện tại thì các đơn vị thu mua nếu kg trực tiếp SX thì họ sống bằng gì???
 


Back
Top