Tổng hợp bài viết căn bản về chăn nuôi heo rừng

  • Thread starter Trường Giang
  • Ngày gửi
Phần 1: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>1- Con giống:<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>Về vấn đề này phần lớn bà con đều mù mờ về kiến thức. Thường chỉ nghe nói sơ qua về đặc điểm chung của lợn rừng như: Có ba lỗ chân lông, lợn con mới đẻ thì có sọc dưa… và khi đi xem giống cứ thấy lợn con có sọc dưa là mua mà không cần biết giống tốt, xấu thế nào, điều này là rất tai hại về sau. Nếu mua được giống tốt thì không sao, nhưng nếu mua phải giống không tốt sau này sẽ rất khó bán kể cả lợn giống cũng như lợn thương phẩm. Hiện đã có không ít bà con mắc vào cảnh khó khăn này nên bán cũng không xong mà nuôi cũng dở.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Vì vậy, trong vấn đề này xin khuyến cáo bà con cần phải trang bị kiến thức cơ bản về con giống trước khi bắt tay vào nuôi để tránh những khó khăn về sau.

2- Bệnh tật:<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>Lợn rừng cũng hay mắc phải một số bệnh như: Tiêu chảy ở lợn con bú mẹ, ghẻ lở, bệnh phổi “thở dốc”, bệnh phù nề. Các bệnh này thường chỉ xuất hiện ở lợn con và dưới 20 kg. Lợn trưởng thành rất ít khi mắc bệnh. Lợn con bú mẹ tỷ lệ bị ỉa phân trắng từ 70 – 90 %. Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng bà con cần kiểm tra ngay nguồn thức ăn có phải là nguyên nhân không, đồng thời tiêm hoặc cho lợn uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ thú y và người bán thuốc. Lợn con ỉa phân trắng không chữa trị kịp thời tỷ lệ chết từ 5 – 20%. Lợn con đã tách mẹ thỉnh thoảng bị đi ỉa chảy bà con không cần phải cho uống thuốc do bộ phận tiêu hoá của lợn ở giai đoạn này đã phát triển nên chúng chỉ bị 1 – 2 hôm rồi lại tự khỏi. Nói chung khi lợn con đã tách mẹ ( tự ăn được) thì bệnh đi ỉa không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->a - Bệnh ghẻ lở: Thường do chuồng trại không đảm bảo vệ sinh hoặc trong những ngày mưa nhiều kéo dài, đặc biệt là mùa xuân ở phía bắc. Bệnh này xuất hiện ở tất cả đàn lợn, biểu hiện của bệnh này là da mốc, nứt nẻ, lông dụng, lợn ngứa hay lấy chân gãi hoặc cọ vào tường. Khi thấy triệu chứng trên cần tiêm hoặc bôi thuốc ngay, tốt nhất là tiêm vì hiệu quả cao hơn. Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc. Nhìn chung khi lợn mắc phải bệnh này nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là 100% và là loại bệnh không quá phải lo ngại.<o:p></o:p>

b - Bệnh phổi “Thở dốc”: Nguyên nhân của loại bệnh này là do thời tiết thay đổi, chuồng trại ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Đây là loại bệnh tương đối nguy hiểm và có cơ chế truyền nhiễm.Vì vậy, nếu phát hiện lợn bị bệnh tốt nhất là cách li ngay và tiêm thuốc. Triệu chứng là lợn bỏ ăn, lông xù, chậm chạp và thở rốc, bệnh phát triển rất nhanh, sáng cho ăn vẫn bình thường nhưng có thể đến trưa triệu chứng của bệnh đã rõ rệt, bệnh thường xuất hiện ở loại từ 10 – 25kg. Nếu chữa trị kịp thời khả năng khỏi bệnh là 95%, không chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời (Để 2 – 3 ngày sau mới tiêm) thì khả năng tử vong là 70%. Đây là loại bệnh đáng lo ngại, bà con cần phải hết sức lưu tâm.<o:p></o:p>

c - Bệnh phù đầu:
Hay còn gọi là E.Coli, bệnh do vi khuẩn E.Coli.
Thường xuất hiện ở heo từ 10 – 25 kg. Nguyên nhân do chuồng trại ẩm thấp, không vệ sinh, nguồn thức ăn thay đổi đột ngột, heo vận chuyển lâu ngày qua các vùng địa lý khác nhau. Triệu chứng của bệnh là mắt đỏ rồi sưng vành mi mắt, sưng đầu, đi loạng choạng, lao đầu về phía trước. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi bị mắc bệnh này thì khả năng chữa khỏi bệnh gần như là không thể. Nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa là giải pháp tối ưu.


3-
Đầu ra của sản phẩm: <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>Nhiều người quyết định nuôi chỉ vì nghe những thông tin đường mật ở đâu đó, rằng nuôi lợn rừng là “Hốt bạc, lãi to…” nhưng không lường hết những khó khăn cùng đầu ra của sản phẩm ra sao? Nên sau khi nuôi, có sản phẩm rồi không biết bán cho ai và bán ở đâu? Cơ sở cung cấp giống thì không bao tiêu sản phẩm… dẫn đến cảnh tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, khi quyết định nuôi ngoài việc tìm hiểu kỹ con giống bà con cũng cần nghĩ đến việc có đầu ra cho sản phẩm sau này hay không, bà con nên thỏa thuận với cơ sở cung cấp giống về việc lo đầu ra cho mình sau này. Nếu cơ sở đó từ chối thì nhiều khả năng cơ sở đó chỉ bán giống để thu lợi hoặc con giống không đảm bảo chất lượng nên không nhận bao tiêu sau này.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

Trên đây là một số khó khăn chung và cơ bản nhất trong quá trình nuôi heo rừng mà tôi biết, muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con khắc phục được những khó khăn và nuôi lợn rừng thành công.

<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Chome%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C04%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Phần 2: CHỌN GIỐNG LỢN RỪNG<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Vài năm trở lại đây ngày càng có nhiều hộ gia đình tìm hiểu và chăn nuôi lợn rừng. Để chọn được con giống có chất lượng, đảm bảo cho đầu ra của mình sau này. Tôi xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm chọn lợn rừng giống bố mẹ. Lý do bà con nên tìm hiểu kinh nghiệm chọn giống là vì:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
- Chi phí con giống tương đối đắt.
- Heo nuôi là heo rừng nên phần tướng mạo con lợn rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình sau này kể cả bán con giống cũng như bán thịt, khách hàng luôn luôn quan tâm đến tướng mạo hình dáng con heo. Nếu tướng mạo "heo rừng" bố mẹ mà giống như con heo ỉ thì chắc chắn khi tiêu thụ sẽ rất khó và mất giá.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Vì vậy khi chọn giống cần lưu ý một số đặc điểm sau:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

1- Trước tiên bà con nên đi thăm quan tìm hiểu con giống tại các cơ sở cấp giống, để có sự so sánh, không nên chỉ xem ở một cơ sở rồi mua giống như vậy sẽ không chọn được con giống tốt nhất.

2- Vì heo giống mua về nuôi còn nhỏ nên nhiều đặc điểm trên cơ thể chưa phát tướng, do đó khi mua bà con cần tìm hiểu kỹ con bố mẹ.
heo bố mẹ mõm phải dài, nhọn và thẳng. Đầu nhỏ hình tam giác nhọn không có thịt, về cơ bản đầu chỉ có da bọc hộp sọ mặc dù phần thân thon chắc không gầy. Đây là đặc điểm chứng tỏ giống lợn đó có tỷ lệ nạc cao hơn so với những con nuôi cùng một chế độ dinh dưỡng mà không có đặc điểm đó.
<o:p> </o:p>
Tiếp đến là cổ phải dài, thắt ngẫng, không có má, đặc điểm này đối với lợn mẹ chứng tỏ con heo đó sẽ mắn đẻ, đẻ sai ( giống như vịt ta cổ thắt mắt treo đẻ khoẻ), nuôi con khéo. Phần thân phải cao, dài, lưng thẳng, chân thẳng. Lợn mẹ bụng vừa phải, khi không mang thai phải trở lại dạng bụng bồ kết, trọng lượng cơ thể vừa phải ( Lợn mẹ không nên vượt quá 50 kg).
<o:p> </o:p>
Heo cha bờm phải rậm, lông bờm dài, trông dữ tướng, màu lông lý tưởng là 1/3 phần đầu lông màu nâu sẫm, còn lại 2/3 là màu đen, bụng bồ kết. Lưng phải hơi gù, hai chân trước cao hơn hai chân sau một chút tạo dáng đi giống con gấu bắc cực. Hậu môn hơi lồi, phần mông ở tư thế hơi cụp giống hình con chuột đàn như thế chứng tỏ đó là con đực tốt và khoẻ.
3- Đàn lợn con phải đều con, nhanh nhẹn. Lợn mẹ khi nuôi con phải gầy, như vậy chứng tỏ con mẹ đó tốt sữa, nuôi con khéo.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->[FONT=&amp]4-[/FONT][FONT=&amp] Mới nuôi, bà con không nên ham hố nuôi quá nhiều mà nên nuôi thử nghiệm, nhiều cũng chỉ nên nuôi khoảng 2 đôi, vì mới nuôi còn ít kinh nghiệm trong phòng chống bệnh tật và chăm sóc, nếu không may gặp rủi ro sẽ thiệt hại lớn. Một điều quan trọng nữa, bà con cũng không nên mua lợn mới nhập ở các vùng khác biệt về địa lý và môi trường sống về nuôi, vì như vậy sẽ có rủi ro về bệnh tật rất cao. Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, khí hậu, nguồn thức ăn, qúa trình vận chuyển lâu ngày lợn sẽ dễ mắc chứng bệnh phù lề, khi bị mắc bệnh này khả năng chữa khỏi bệnh gần như không có.
[/FONT]<o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com<img src=" images="" smilies="" ohmy.gif="" border="0" alt="" title="<img src=" smilieid="2" class="inlineimg">
</o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p {mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Phần 3: PHỐI GIỐNG LỢN RỪNG<o:p></o:p>

Trong quá trình nuôi lợn rừng, việc việc tìm hiểu và áp dụng đúng kỹ thuật trong phối giống cũng hết sức quan trọng. Để phối giống có hiệu quả cao, Haihoafarm xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm sau:
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
1. Đối với lợn đực (bố): Cần có chuồng riêng cho lợn bố, không nên nhốt chung hoặc thả rông. Mục đích là để tránh lợn bố nhảy những con khác gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Mặc khác, lợn bố được nhốt riêng, khi cho tiếp xúc với lợn cái, sự động dục của lợn đực sẽ nhạy cảm và có sức khoẻ tốt hơn. Nếu nhốt chung lợn đực với lợn cái, rất dễ làm cho lợn đực thiếu nhạy cảm và không kiểm soát được hoạt động phối giống giữa lợn cái và lợn đực đã diễn ra hay chưa. Lợn đực khoảng 25 kg trở lên là có thể cho phối giống được.

2. Đối với lợn cái: Khi quan sát thấy bộ phận sinh dục của lợn cái nở to và chuyển sang màu đỏ tươi, thì đó là dấu hiệu lợn cái đã động dục. Nếu là động dục lần đầu thì tốt nhất nên bỏ qua. Lý do là lần đầu động dục bộ phận sinh dục của lợn cái chưa hoàn thiện, trứng dụng ít, nếu cho phối giống tỷ lệ mang thai không cao, nếu được thì cũng sẽ đẻ ít con. Vì vậy, nên bỏ qua 1 hoặc 2 kỳ động dục đầu tiên.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
3. Khi nào thì có thể phối giống được: <st1:place w:st="on">Chu</st1:place> kỳ động dục của lợn rừng là 21 ngày giống như lợn nhà. Và thời gian động dục diễn ra trong khoảng 4 ngày. 2 ngày đầu bộ phận sinh dục của lợn cái nở to và có màu đỏ tươi. Ngày thứ 3 bắt đầu chuyển sang màu đỏ thẫm, hơi tái, đây cũng là thời điểm tốt nhất để phối giống. Vì ở thời điểm đó trứng dụng nhiều nhất và lợn cái cũng mê đực nhất.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
4. Cách phối giống: Chỗ phối giống phải bằng phẳng để lợn đực dễ thao tác. Có thể cho lợn cái vào chuồng lợn đực hoặc ngược lại. Không nên cho lợn đực tiếp xúc với nhiều lợn cái khác dễ làm cho lợn đực mất tập trung. Trước khi cho phối giống khoảng 1h nên cho lợn đực ăn một vài quả trứng và cám gạo, ngô…Khi lợn đực nhảy mà lợn cái đứng yên là lợn cái đã chịu đực, nếu lợn cái vẫn còn chạy thì có nghĩa là lợn cái chưa chịu đực và nên tách lợn đực ra.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
5. Để thụ thai được cao và có nhiều lợn cái: Cần cho phối làm nhiều lần, ít nhất là 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, tránh cho phối vào trưa nóng. Khi phối giống được cần tách lợn đực ra khỏi lợn cái, lấy lần 2 mới lại cho vào. Lợn cái mang thai khoảng 3 tháng 20 ngày thì đẻ.
<o:p> </o:p>
Phần 4: NUÔI LỢN RỪNG SAU SINH<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Trong tất cả các khâu nuôi thì đây là giai đoạn khó khăn nhất của việc nuôi lợn rừng. Vì sau khi sinh nếu bà con không lắm rõ kỹ thuật nuôi thì có tới 90% lợn con sẽ bị mắc bệnh ỉa chảy, mất nước và nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời thì khả năng dẫn đến tử vong là rất cao. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi từ khi lợn mẹ sinh đến lúc lợn con tách mẹ (2 tháng tuổi) thì coi như khả năng thành công đạt 95% do ở độ tuổi đó lợn con đã rất khoẻ, có sức đề kháng tốt và rất ít khi bị mắc các chứng bệnh thông thường khác ở lợn.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Vậy làm thế nào để lợn con trong thời gian bú mẹ không bị ỉa chảy?<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
1- Phòng bệnh: Đây là cách phòng chống chủ động và ít tốn kém nhất, rất mong bà con lưu tâm. Để phòng lợn con mắc bệnh ỉa chảy. Bà con chú ý đến chế độ ăn của lợn mẹ. Cụ thể, thời gian lợn mẹ nuôi con không cho lợn mẹ ăn những loại thức ăn quá nhiều dinh dưỡng, thức ăn bị chua, ôi thối… Tốt nhất trộn cám gạo sống, bột ngô, bột sắn với nước sạch cho lợn mẹ hút, hoà thêm chút muối, mem tiêu hoá thì càng tốt. Không cần thiết phải cho lợn mẹ ăn thức ăn nấu chín, đặc biệt là thức ăn được nấu để ăn nhiều bữa trong ngày. Vì như vậy thức ăn sẽ bị chua dẫn đến lợn con bú mẹ chắc chắn bị đi ỉa.
Lợn con sinh ra vào mùa Hè và những ngày mưa nhiều dễ mắc bệnh đi ỉa hơn mùa Đông, vì vậy bà con cố gắng cho lợn mẹ nuôi con ở nơi thoáng mát vào mùa Hè và khô ráo vào những ngày mưa nếu không lợn con có khả năng bị đi ỉa tới 90%.
<o:p> </o:p>
2- Chữa bệnh: Khi phát hiện lợn con ỉa phân trắng một mặt cần kiểm tra nguồn thức ăn xem có mất vệ sinh không, điều chỉnh chế độ ăn của lợn mẹ đồng thời phải mua thuốc đi ỉa cho uống ngay, liều lượng theo chỉ dẫn của từng loại thuốc. Nếu lợn con được khoảng 15 ngày tuổi thì chúng đã bắt đầu tập ăn, bà con nên mua loại men tiêu hoá dạng cám viên vứt ra cho lợn con nhấm nháp, loại men này có tác dụng chữa bệnh đi ỉa rất tốt, lợn con sớm làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ sẽ giúp lợn con lớn nhanh hơn, đồng thời giảm tác hại đối với lợn mẹ, giúp lợn mẹ sớm hồi phục thể trọng sau khi nuôi con.
<o:p> </o:p>
Chú ý: Thời gian lợn con tập ăn bà con không nên cho ăn các loại rau, quả tươi sống, sau 2 tháng tuổi bắt đầu cho làm quen với các loại rau, củ quả, 3 tháng tuổi cho ăn bình thường như lợn trưởng thành. Chuồng nuôi phải thoáng mát, sạch sẽ, khi lợn mẹ đẻ bà con không nên can thiệp, cứ để lợn mẹ được tự nhiên, không bấn nanh lợn con, không mụng dái lợn đực. Khi lợn con ăn no thì tách mẹ (thường là 2 tháng tuổi).
<o:p> </o:p>
Trên đây là một số kinh nghiệm nôi lợn rừng sau sinh mà Haihoafarm muốn chia sẻ cùng bà con. Chúc bà con áp dụng đúng kỹ thuật và nuôi thành công ở giai đoạn này.<o:p></o:p>

Nguồn tài liệu: Agriviet- Đào Bá Hòa

[FONT=&amp]
<!--[endif]-->[/FONT]
 


Last edited by a moderator:


Back
Top