Topic Hỏi Gì, Đáp Nấy, Trao Đổi Nhanh, Dễ Hiểu.......

  • Thread starter LyHien
  • Ngày gửi

Agriviet.Com-ss-1.jpg




Mạo muội xin lập topic này để xử lý nóng các tình huống gà bị bệnh hay vấn đề gì liên quan đến gà cần sự giúp đở gấp.!!

Vậy anh chị em nào có vấn đề nóng nào cứ vào đây nhé, các bác sỉ thú y và nhà nông của chúng ta giúp đở anh em nhé.

GHI CHÚ: GỞI CÂU HỎI Ở PHẦN TRẢ LỜI CHỦ ĐỀ HAY TRẢ LỜI NHANH....SẼ ĐƯỢC CHỦ THỚT CẬP NHẬT ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG TRAO ĐỔI NHÉ.\

CÂU HỎI NÊN VÀO TRỌNG TÂM, CHÚ Ý VÀI ĐIỂM:

- Gà bao nhiêu ngày tuổi?

- Triệu chứng bên ngoài (màu phân, sưng khớp, khò khè...).

- Lịch vaccine có hay không? Nếu có thì như thế nào?

- Đã điều trị những gì? Hiệu quả ra sao?

- Tỷ lệ chết hay bệnh/tổng đàn...?

Chú ý: Bạn cũng chẳng cần phải trả lời hết câu hỏi trên, trả lời trong khả năng là được.

Em nghĩ những thông tin trên không quá khó!!! Để mọi người khỏi phải hỏi vì thông tin này cần cho chẩn đoán...sẽ nhanh và hiệu quả hơn...!!


Đọc trước:
1. Phương pháp sử dụng vaccine:
http://agriviet.com/home/threads/80373-Phuong-phap-su-dung-vaccine-Lich-vaccine-cho-ga#axzz21oklnUcI
 


Last edited by a moderator:
Thế này nhé. Lịch vaccine của Anh là lịch một số trại thường sử dụng. Đôi khi thay đổi chút xíu giữa Gum và dịch tả do quan điểm và vùng dịch tể.

Anh nuôi nhiều lứa gà trong cùng một đàn đôi khi cũng là bất lợi trong việc kiểm soát bệnh Gumboro.

Về vaccine Gum thì Anh nên thay đổi vaccine của một công ty ngoại (Intervet, Thú Y Xanh, Merial...) sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Do nếu gà Anh bị bệnh thường xuyên lúc 32 ngày tuổi có thể nhiều khả năng lúc làm 21 ngày không đạt được kết quả như ý muốn.

Vaccine ngoại nếu có sử dụng Anh chỉ nhỏ 1 giọt/lần, tuy nhiên liều khá cao (500, 1000ds) so với 100 trước đây Anh sử dụng của Navetco. Tuy vậy, vẫn đem lại hiệu quả tốt hơn.! Nếu dùng dư Anh có thể bỏ! (đừng tiếc nếu Anh muốn kiểm soát bệnh).

Nếu đàn gà Anh số lượng quá ít và nhiều lứa tuổi khác nhau thì khả năng chúng ta kiểm soát bệnh này với cách củ là khá kém.! Đó cũng là hạn chế của việc nói không với Gumboro.

Còn riêng đàn gà bị Gumboro rồi chúng ta cũng không cần làm lại vaccine.!

Riêng Anh nói về hô hấp trước và sau Gumboro thì đây cũng là yếu tố cản trở sự sinh kháng thể bảo hộ. Do đa phần bệnh hô hấp nguyên nhân chủ yếu do Mycoplasma, vi khuẩn này có khả năng tấn công và ẩn nấp vào các đại thực bào nên khi tiến hành điều trị hay bị nhiễm bệnh thì khả năng sinh kháng thể kém không riêng gì bệnh Gumboro.

Nên lần sau: Phòng hô hấp theo lịch (khác với vaccine) như sau:

1 ngày - 3 ngày: Uống kháng sinh phòng hô hấp, chọn 1 trong các thành phần sau: Tylosin, Spiramycine, Enrofloxacine, Oxytetracycline, Chlotetracyline, Doxycyline,
Norfloxacin ...

Những kháng sinh đã không điều trị được Mycoplasma có thể kể:
Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin, Cephalexine, Kanamycin, Colistin....Gentamycine

10 ngày - 14 ngày: Phòng hô hấp lần 2.

23 ngày - 26 ngày: Phòng lần 3.

Một số ý trao đổi cùng Anh!

P/s: Kháng sinh Ampicoli (Ampiciline, Colistine) thường không nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Một số ý gởi Anh tham khảo.



Hi hi...Nhậu à nghen...^_^ Chứ em khó tính lắm đó...

Đa số ace nông dân chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa & cách sử dụng phòng bịnh bằng Vaccine sao cho đạt hiệu quả về nguyên lí Kháng nguyên _ Kháng thể, để bà con dễ thực hiện:
_ Cách thức bảo quản và đem ra chủng vaccine như thế nào là đúng?
_ Thời gian trước và sau dùng vaccine, ta cần làm gì.?
_ Sự lập lại 1 vaccine cùng loại (nhắc nhở) khoảng cách thời gian là bao lâu?
_ Vaccine nào nên nhắc nhở lần 2
_ Trong thời gian sử dụng Vaccin nên làm gì và ko nên làm gì?
_ Gia cầm và thủy cầm nuôi sinh sản thì lập lại việc phòng Vaccine vào tháng nào, bỏ vaccine nào và thêm loại caccine nào?
* Bạn HoangTu nên đưa lên 1 Topic cho bà con nắm thật rõ dễ hiểu thì tốt hơn.
 


- diễn đàn mình ace nào có nhiều quỹ thời gian thì viết một bài đầy đủ về việc sử dụng vắc xin, cách thức bảo quản, tác dụng của mỗi loại vắc xin và nhóm kháng sinh, tác dụng của mỗi nhóm kháng sinh, sự phối hợp của kháng sinh trong phòng trị bệnh cho gia cầm thủy cầm...v.v.v... xin được cám ơn nhìu!
 
- diễn đàn mình ace nào có nhiều quỹ thời gian thì viết một bài đầy đủ về việc sử dụng vắc xin, cách thức bảo quản, tác dụng của mỗi loại vắc xin và nhóm kháng sinh, tác dụng của mỗi nhóm kháng sinh, sự phối hợp của kháng sinh trong phòng trị bệnh cho gia cầm thủy cầm...v.v.v... xin được cám ơn nhìu!
ý hay đó anh LeBan,hiiii
 
Ve van de ho hap o ga con, ban cung nen xem van de nam dieu! Ban co the ngua tu luc 9 10 ngay tuoi bang nystatin hoac thuoc tim, dong sulfat! Ban cung nen dinh ki tron nystatin vao trong thuc an dinh ki! Chuc dan ga cua ban khoe manh!
 
Cac bac cho toi hoi, bay gio nuoi ga co lai khong? Bay gio nuoi ga ban thit hay ban trung co lai hon? Ga tang trong 1 kg ton bao nhieu kg thuc an, xin cam on.
 
Nhờ các bác giúp đở, đàn gà nhà tôi nuôi được khoang 2,5 tháng, đã làm vacxin new 2 lân + Gum + đậu lúc um ga con, nhưng hiện tại sáng ra thấy có vài con ủ rủ, chân lạnh bỏ ăn, cứ vài ngày lại có 1 em ra đi, tôi đã trộn tetra 2 ngay liên tục liêu lượng 10g/4 kg thức ăn + chất điện giải pha nước uống nhưng không thấy giảm. sau đó tôi ra thú y mua thuốc người ta bán cho tôi gói ampi colin 100g tôi pha nước uống + trộn thức ăn trong một ngày hết 1 gói 100g nhưng chưa thấy giảm. tình trang khi chết gà bị chẩy nước nhớt ở miệng. số lượng cả đàn là 220 con.

xin cám ơn.
 
Mấy Anh chị cho e hỏi tí. Nhà e có nuôi 30con gà ta, e nuôi úm đèn được 1 tháng tuổi rồi, tiêm vaccine newcas 2 lần + Gum 1 lần rồi, mấy ngày nay e thấy nó có triệu chứng giảm ăn, e pha thuốc ampicoli cho uống 3 ngày đêm rồi hôm nay thấy có 2 con ủ rủ hơi xả cánh, đi chậm chạp, ăn và uống ít, lâu lâu há miệng để thở,lâu lâu vươn cổ sặc 1 cái, mũi hơi ước tí, có 1-2 con thở nghe khè khè nhẹ nhưng không tìm ra được con gà đó, gà đi phân không có sáp. nay e mới đổi thuốc genta-tylo cho nó uống rồi không biết hết không nữa, xin mấy anh chị tư vấn giúp e, hiện tại e có thuốc terracoli_vit nhưng chưa dám sử dụng vì uống kháng sinh gần 4 ngày rồi.
 

Last edited by a moderator:
mình gặp 1 số vấn đề như sau. gà mình tới ngày ngừa grum rồi. 21 ngày, nhưng bị CRD mình chít LincoSeptryl 0.1ml/con/3 ngày rồi mà đở khoãng 60% hà. vậy mình có nên ngừa Grum hay ko? hay đợi hết bệnh rồi mới ngừa.
và gà con mình chít như vậy có sao ko? tại mình cho uống đúng cách đúng liều nhưng mà hiệu quả ko cao.
cảm ơn các bạn nhiều lắm !
 
Mấy Anh chị cho e hỏi tí. Nhà e có nuôi 30con gà ta, e nuôi úm đèn được 1 tháng tuổi rồi, tiêm vaccine newcas 2 lần + Gum 1 lần rồi, mấy ngày nay e thấy nó có triệu chứng giảm ăn, e pha thuốc ampicoli cho uống 3 ngày đêm rồi hôm nay thấy có 2 con ủ rủ hơi xả cánh, đi chậm chạp, ăn và uống ít, lâu lâu há miệng để thở,lâu lâu vươn cổ sặc 1 cái, mũi hơi ước tí, có 1-2 con thở nghe khè khè nhẹ nhưng không tìm ra được con gà đó, gà đi phân không có sáp. nay e mới đổi thuốc genta-tylo cho nó uống rồi không biết hết không nữa, xin mấy anh chị tư vấn giúp e, hiện tại e có thuốc terracoli_vit nhưng chưa dám sử dụng vì uống kháng sinh gần 4 ngày rồi.

hình như của bạn là CRD, mình cũng như bạn chít Linco cho nó, 3 ngày bớt nhưng ko hết hẳn. buồn ghê.:bash:
 
mọi người ơi cho em hỏi.em muốn vận chuyển gà từ SG về Nha Trang cho vào thùng giấy có đục lỗ, để dưới thùng xe không biết gà có chết ko ạ.Em đi xe Phương Trang 9h tối đi 6h sáng tới nơi
 
Em có ba đàn gà ta con mới nở, Em xin được hỏi là cho gà uống nước sôi hay nước lã và khi cho uống có phải pha nước ẩm không ah? Em xin cảm ơn cả Nhà
 
Mật độ giai đoạn úm

Mình nhớ có lần đọc được bài viết về mật độ giai đoạn úm nhưng giờ tìm mãi không thấy. ACE ai biết chỉ giùm mật độ gà giai đoạn úm thay đổi theo ngày như thế nào không?
Thanks so much!
 
Mình nhớ có lần đọc được bài viết về mật độ giai đoạn úm nhưng giờ tìm mãi không thấy. ACE ai biết chỉ giùm mật độ gà giai đoạn úm thay đổi theo ngày như thế nào không?
Thanks so much!
Kỹ thuật nuôi úm gà con (19/08/2010</SPAN>) 19/08/2010 09:53:51
newreply.php
Úm gà yêu cầu rất cẩn thận, tỷ mỉ, đây là giai đoạn rất quan trọng. Mục tiêu là tạo cho đàn gà có một sự khởi đầu tốt nhất, đàn gà khoẻ mạnh sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển sau này.</SPAN>
1. Chuẩn bị</SPAN>

* Phòng úm:</SPAN>
Một tuần trước khi nhận gà, chuồng trại phải được sát trùng kỹ lưỡng, có đủ bạt che kín xung quanh. Trước khi vào gà 02-03 ngày, nền chuồng được độn trấu hoặc dăm bào dày 08-10 cm và sát trùng foocmol 02%.
Nếu nhận gà con vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài trên 30 độC thì không cần làm thêm phòng úm bên trong chuồng mà chỉ cần che kín bạt xung quanh là được. Nếu nhận gà con vào mùa đông, nhiệt độ bên ngoài thấp thì bên trong chuồng cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà. Phòng úm được quây kín bằng bạt và có trần bên trên, bạt có thể mở dễ dàng để điều chỉnh độ thông thoáng trong phòng úm.

* Quây úm gà</SPAN>
Quây gà: có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn… cao 0,5 m quây vòng tròn, đường kính 2,8-3,0 m.
Một quây gà nuôi được 400 con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông. Quây gà được làm trong phòng úm vµ không nên làm ở gần cửa ra vào vì dễ bị gió lùa.
Mùa hè, ngày tuổi thứ 05 thì nới rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thể tháo bỏ quây. Mùa đông ngày tuổi thứ 07 thì nới rộng quây và cuối tuần thứ 02 thì có thể tháo bỏ quây.

* Bố trí quây úm</SPAN>
Khay, mẹt cho gà ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây, đảm bảo cho gà ăn uống được thuận tiện.
Chụp sưởi có thể là bóng điện, bóng hồng ngoại, chụp sưởi gas… chụp sưởi thường treo ở giữa quây gà, treo cao 40-50 cm so với mặt nền.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng</SPAN>

* Nhiệt độ </SPAN>
Khi úm gà con điều quan tâm số 1 là nhiệt độ, bảo đảm cho gà con luôn đủ ấm. Vì vậy trước khi nhận gà con về nuôi cần sưởi ấm phòng úm 3 - 6 giờ tuỳ thuéc vào nhiệt độ bên ngoài.
Nhiệt độ thích hợp khi úm gà như sau:</SPAN>





<TBODY>

Chú ý: thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong quây gà, quan sát biểu hiện của đàn gà để điều chỉnh nguồn nhiệt cho phù hợp: nếu thiếu nhiệt đàn gà sẽ nằm dồn lại bên dưới chụp sưởi, ít đi lại, ăn uống kém, kêu nhiều… Nếu thừa nhiệt thì đàn gà nằm tản ra xa chụp sưởi, sát vòng quây, cạnh máng uống, há mỏ để thở, gà uống nhiều, ăn ít… Nếu gà tụm lại ở 1 phía trong quây là bị gió lùa cần che chắn hướng gió. Khi thấy gà tản đều, đi lại trong quây và ăn uống bình thường là nhiệt độ phù hợp.

Khi úm gà có thể sử dụng bóng điện vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm cho gà. Nếu sử dụng nguồn sưởi bằng bóng hồng ngoại, chụp gas thì cần bổ sung thêm bóng sáng để kích thích khả năng tiêu thụ thức ăn của gà. Chiếu sáng cả ngày lẫn đêm để cho gà ăn.

* Máng uống và cho uống
Khi gà con mới nhận về cho uống nước ngay, bổ sung 1 gam Vitamin C + 50 gam đường Gluco/1 lít nước, cho gà con uống trong ngày đầu. Sau đó cho uống vitamin tổng hợp. Cần lưu ý gà con lúc này uống rất ít nước nên khi pha nước thì pha ít một, gà uống hết ta lại pha tiếp để đảm bảo vệ sinh. Gà con giai đoạn úm cho uống bằng máng ga lon hoặc máng nhựa loại 2 lít.

* Máng ăn và cho ăn
Gà con nhận về cho uống nước trước và cho ăn sau, khi cho ăn cần rắc 1 lượng thức ăn mỏng trên khay, mẹt để cho gà ăn hết lại rắc tiếp lần khác. Gà con úm 2 tuần đầu cần cho ăn 9-10 lần/ngày, trước khi cho ăn nếu còn thức ăn trong khay thì cần sàng loại bỏ phân và chất độn chuồng lẫn vào thức ăn.
Mật độ như sau:

- 100 gà/khay: kích thước 70 x 70 cm;
- 75 gà/khay : kích thước 60 x 70 cm;
- 50 gà/khay : kích thước 50 x 50 cm.

Thức ăn cho gà úm nên dùng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh của các hãng sản xuất sẽ có hiệu quả hơn. Cũng có thể phối trộn bằng thức ăn đậm đặc với các nguyên liệu sẵn có khác theo hướng dẫn. Cần sử dụng đúng chất lượng thức ăn theo tuổi gà và giống gà.

Sau 02 tuần có thể tập và chuyển dần gà sang ăn ë các loại máng tròn P50 bằng tôn hoặc bằng nhựa. Máng ăn treo cao ngang tầm sống lưng gà. Lau chùi máng sạch sẽ hằng ngày và tiêu độc mỗi tuần 01 lần.

</TBODY>
Tuần tuổi</SPAN></SPAN>
Nhiệt độ thích hợp</SPAN></SPAN>
Tuần tuổi thứ nhất</SPAN></SPAN>
31 - 33 độ C</SPAN></SPAN>
Tuần tuổi thứ hai</SPAN></SPAN>
29 - 31 độ C</SPAN></SPAN>
Tuần tuổi thứ ba</SPAN></SPAN>
26 - 29 độ C</SPAN></SPAN>
Tuần tuổi thứ tư</SPAN></SPAN>
22 - 26 độ C</SPAN></SPAN>

<TBODY>
</TBODY>
* Ánh sáng:</SPAN>
 
Chào cả nhà em là người mới, em gặp 1 trường hợp lạ này xin cả nhà giúp em, chuyện là đàn gà nhà em được 3 tuần tuổi rồi hôm nay lúc cho ăn em thấy có 1 con hơi lạ em bắt lại thì thấy trên ức trái của nó xuất hiện 1 túi khí căng phồng rộng khoảng 2cm kéo dài gần bầu diều xuống hết xương ức ấn vào thấy mềm nhưng không có nước chỉ là hơi thôi, gà vẫn ăn uống bình thường, chỉ bị 1 con những con khác thì bình thường, như vậy có phải là bệnh không và có thuốc trị được không. Mong cả nhà giúp em. Em xin cảm ơn !
 
các bác cho e hỏi mua cám gà ở HN, cụ thể là quận Đống Đa thì mua ở đâu cho tiện, e tìm mãi ko ra ;)
 
Anh ở ngay đó mà lại lên mạng hỏi cho xa xôi quá!, đúng ra là có người phải hỏi lại Anh đó...:6^: Đùa hoài,!

mình ko biết thật mà, hỏi a Gúc mãi ko thấy, vì muốn mua lẻ chứ mua theo xe thì mới liên lạc nhà máy chứ, hixx
 


Back
Top