Topic về nuôi dê theo hướng Thịt - Sữa.

Tôi mạng phép mở topic thảo luận về con dê.
Quý vị cao niên,các anh chị em yêu thích nông nghiệp,mọi người hãy cùng tham gia tranh luận,chia sẽ,hỏi đáp nhằm giúp tìm ra thêm một hướng làm giàu từ nông nghiệp.
Tôi đề cử con dê vì nhiều lý do:
- Thứ nhất: nếu là người khởi nghiệp,tôi làm gì có nhiều vốn để mở trang trại,để đào ao thả cá...Nhưng với số ít vốn độ chừng ba mươi triệu,tôi có thể có cả đàn 5 chú dê,vừa có chuồng trại...
-Thứ hai: dê phàm ăn và thức ăn thì đa dạng(cỏ,rau,lá,vỏ trái...) điều này sẽ làm giảm căng thẳng khi mà bạn đầu tư vốn vào nông nghiệp mà chưa nhận được nguồn thu lợi nào.
- Thứ ba: sinh sản - đơn cử như việc hai anh dê có thể quáng xuyến 50 chị dê cái thì cũng thấy được đây là diểm mạnh của con vật nuôi này.Với thời gian 5 tháng mang thai thì một năm khả năng một chị dê cái mang về cho bạn 3 chú dê con là điều hoàn toàn có trong tầm tay.
- Thứ tư: Dịch bệnh,không như những vật nuôi mới như con Nhím,Rắn mối,Ba Ba...người nuôi phải tìm tòi tự chữa bệnh cho chúng,con dê thì đã được nuôi từ rất lâu,kinh nghiệp phòng trị bệnh của dân ta nhiều,thuốc thú y dành cho dê thì đa dạng.
- Đầu ra: Nuôi dê thì đầu ra có hai hướng là thịt và sữa.
Ngoài ra
Dê con lớn nhanh và có thể xuất giết thịt sớm.
Con đực rắn rỏi, thành thục về tính sớm và dễ thích ứng với môi trường mới.
Dê yêu cầu ít công lao động và giá thành sản xuất thấp.



Xin trích đăng một bài giới thiệu về con dê Boer:
Lịch sử của Dê Boer
Lịch sử: Dê Boer tìm thấy ở Mỹ ngày nay là con lai giữa các giống dê nhập từ miền Đông và ấn độ. Giống dê sữa cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển giống Dê Boer, điều đó được thể hiện ở đặc điểm nhất định như hình dạng và khả năng sản xuất sữa.
Phân loại: Rất khó phân loại các kiểu khác nhau của dê Boer do quá trình tạp giao và thoái hoá về giống. Tuy nhiên ít nhiều cũng có thể phân thành các loại như sau:
1. Dê Boer thông thường (Ordinary Boer Goat): là loại dê có lông ngắn và chủ yếu thấy ở vùng châu Âu, có ngoại hình và thể trạng rất tốt. Màu lông chủ yếu là xám, nâu xẫm và trắng, đầu hoặc cổ đôi khi có màu nâu. Kiểu dê này vẫn có thể cải tiến được ngoại hình, tăng trọng nhanh và đồng nhất.
2. Dê Boer lông dài (Long-haired Boer Goat): là loại dê ít được yêu chuộng, mặc dù là dê to và nặng hơn. Dê này chỉ giết thịt khi nó đã trưởng thành. Thớ thịt dê này thô, da không có giá trị vì lông dài.
3. Dê Boer không sừng (Polled Boer Goat): là loại dê lông ngắn, không có sừng, ít được yêu chuộng. Nguồn gốc là con lai giữa dê Boer thông thường và dê sữa.
4. Dê bản sứ (Native Boer Goat): là dê có chân cao, thân hình yếu ớt, màu lông loang lổ.
5. Dê cải tiến hoặc cao sản (Improved hoặc Ennobled? Boer Goat): là loại dê có nhiều đặc điểm tốt như: ngoại hình đẹp, dê con lớn nhanh, tỷ lệ thụ thai cao, đồng nhất về ngoại hình và màu sắc, thân hình rắn chắc, dễ thích ứng với điều kiện sống mới.
Phân bố: Đàn dê Boer của Cộng hoà Nam Phi và một số nước da đen độc lập bao gồm 5 triệu con vẫn ổn định trong vòng 20 năm qua. Trong số đó có khoảng 1,2 triệu con ở các nước da trắng.

Đàn dê Boer được phân tán rất nhanh trong 4 tỉnh của nước Cộng hoà Nam Phi, là những vùng có điều kiện phù hợp hơn cho việc nuôi dê Boer như là khô, có nhiều cây bụi mọc cao hơn trên những vùng đồi núi.
Việc hình thành Hội những người nuôi dê Boer Nam Phi ở Somerset East vào ngày 4/7/1959 là điểm lịch sử cao nhất của Hội. Bước tiến này đã cung cấp nhu cầu cần thiết và bảo đảm quyền lợi cho những người nhân giống dê Boer ở Nam Phi. Ngày nay những người nuôi dê Boer đã hợp nhất thành một tổ chức thống nhất về chính sách nhân giống và chọn lọc giống dê này. Bằng cách đó, dê Boer đã được cải tiến thành một giống ổn định.
Tại cuộc họp bất thường vào ngày 4/7/1959, một Uỷ ban được chỉ định để có trách nhiệm dự thảo điều lệ hoạt động của Hội và tiêu chuẩn về giống dê này. Thành viên tham dự cuộc họp này bao gồm: Messrs P B Botha, P.B van Dyk, T B Jordaan, Colin Bennett, P J Botha, L A Nell,? W J? Jordaan, Paul Jordaan, L R Steyl en TP Kruger, và W S Berrington.


Giá trị kinh tế và các đặc điểm của dê Boer
Boerbok Nuus, 1994 - Hội chăn nuôi dê Boer Nam Phi
Giới thiệu chung
Sản xuất có hiệu quả kinh tế là sản xuất có lợi nhuận. Người nông dân nên sản xuất với vật nuôi hoặc cây trồng nào có khả năng đưa lại sản phẩm và lợi nhuận cao nhất trong điều kiện khí hậu và đất đai của nó. Ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế khi nó sử dụng được các nguồn tự nhiên một cách phù hợp nhất.
Nơi nào có nuôi dê Boer sẽ tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu từ thịt và da. Có những loại cây tự nhiên, bụi rậm, cây trồng không thể sử dụng cho những trang trại chăn nuôi được, nhưng chúng có thể đưa lại cho anh những đồng đô-la, đồng xu có lợi từ việc sử dụng chúng để nuôi dê Boer.
Những sản phẩm của dê Boer
Giá trị kinh tế của dê Boer trước hết được xác định bằng sản phẩm thịt và da. Sữa của dê này không có ý nghĩa lắm nên không được thảo luận ở phần này.
Thịt: Dê Boer được nuôi chủ yếu để sản xuất thịt. Nếu thịt dê ở tuổi còn non thì thịt rất thơm ngon và mềm, ngược lại thịt dê già sẽ mất mùi và rất dai. Cho nên người tiêu thụ chỉ mua dê non làm thịt. Dê Boer không những cho sản phẩm thịt có chất lượng tốt, mà còn cho tỷ lệ thịt xẻ cao. Tỷ lệ thịt xẻ được xác định theo các lứa tuổi như sau:
- 8 đến 10 tháng tuổi:48%
- Lúc có 2 răng:50%
- Lúc có 4 răng:52%
- Lúc có 6 răng:54%
- Lúc có đủ răng:55-60% hoặc cao hơn.
Như vậy, không có một giống dê nào có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn giống dê Boer cải tiến này. Khối lượng dê Boer non lúc xuất thịt tốt nhất là 83-94,5 đồng bảng Anh (38-43 kg), cho khối lượng thịt xẻ khoảng 40 đồng bảng Anh (18 kg). Thịt xẻ của dê Boer có trạng thái tốt, ít mỡ hơn so với các loại dê khác.
Da: Da dê Boer cung cấp một loại da thuộc có giá trị cao hơn so với da các giống tiểu gia súc khác, cao hơn cả da bò. Độ dài của lông quyết định chất lượng của da dê. Loại dê có lông ngắn hơn thì chất lượng da tốt hơn, cho nên chúng ta nên cố gắng nhân giống dê có lông ngắn và mượt.
Chi phí thấp
Với giá trị như trên, chi phí cho sản xuất giống dê Boer tương đối thấp có lẽ là minh chứng cho việc cần phát triển giống dê này. Nuôi dê trưởng thành chỉ cần có biện pháp chăn thả tốt; nuôi dê con cần phải tẩy sán dây trước khi cai sữa. Công việc phòng trị bệnh nội ký sinh trùng cho dê con là? phần chi phí quan trọng nhất. Chi phí cho tiêm phòng bằng vaccin cho dê thấp hơn cho cừu, vì ở dê chỉ cần tiêm vaccin phòng bệnh viêm ruột hoại tử (Enterotoxaemia), một bệnh ít xảy ra ở giống dê Boer.
Dê Boer có lông ngắn nên không bị vướng mắc vào bụi cây rậm và không cần phải chống mưa, chống rét. Tuy nhiên nó cũng cần sự chăm sóc chu đáo khi sinh đẻ giống như các loại tiểu gia súc khác.
Những đặc điểm của dê Boer
Dê Boer có những đặc điểm quan trọng làm tăng lợi nhuận và giá trị kinh tế của một giống dê, đó là:
Khoẻ mạnh và dễ thích ứng:
Chắc chắn đây là một giống dê khoẻ nhất trên thế giới, có khả năng thích ứng lớn với khí hậu và điều kiện chăn thả.
Dê Boer có tứ chi cứng cáp, đi lại nhanh, có khả năng di chuyển qua những vùng đồi núi gồ ghề và cây bụi rậm rạp. Chúng có thể chịu đựng được khát và khô hạn mặc dù không được bổ sung thức ăn.
Dê Boer có sức đề kháng bệnh tật rất tốt. Chúng ít bị mắc những bệnh thông thường mà hay xảy ra ở các giống khác. Bởi vì tập tính của dê Boer là thích chăn thả, ăn cây lá mọc cao lúc khô ráo nên ít bị ô nhiễm các mầm bệnh ký sinh trùng.
Với những điểm nêu trên, dê Boer thực sự có khả năng thích ứng rất lớn trong các điều kiện khí hậu khác nhau và nó đã được phân bố trên toàn thế giới.
Dê Boer sống rất lâu và có khả năng sản xuất tốt tới 10 năm tuổi hoặc lâu hơn nữa.
Sử dụng thức ăn thô tốt:
Dê chọn ăn những loại cây và cây lúp súp, cây bụi tự nhiên như là một khẩu phần ăn cơ bản của chúng, đặc biệt nó rất phàm ăn, có thể ăn cả những loại cây mà con giống khác không ăn được. Tình trạng xâm lấn của cây bụi là một trong những vấn đề lớn nhất ở những khu vực có cỏ ngọt của các nước Cộng hoà và Đông Nam châu Phi. Việc đưa giống dê Boer vào chăn thả ở khu vực này để sử dụng những loại cây bụi, cây lúp súp và khống chế sự xâm lấn của cây dại đã thành công với mức độ nhất định.
Tính mắn đẻ:
Đây là đặc điểm có lẽ quan trọng nhất về giá trị kinh tế của dê Boer. Tỷ lệ thụ thai của dê Boer thường đạt trên 90%; nếu được chăm sóc và quản lý tốt thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 8 tháng. Như vậy, con dê mẹ được phối giống lại ngay sau khi đẻ 6 tuần. Số con đẻ ra trên một lứa thường từ 1,6-2 con, phần lớn là sinh đôi, một số ít là sinh một và sinh ba.
Sinh trưởng nhanh:
Sức sinh trưởng của dê con độc lập với sự sản xuất sữa và khả năng nuôi con của dê mẹ. Nếu con mẹ sinh sản tốt thì có đủ sữa để cho 2 con dê con bú và lớn nhanh. Vì giống dê này tiết sữa rất nhiều trong giai đoạn đầu và chống được sự ô nhiễm mầm bệnh vào vú mẹ. Nếu dê mẹ được chăn thả tốt cùng đàn con thì chúng có đủ sữa trong suốt thời kỳ theo mẹ.
Khả năng cho thịt tốt:
Nguồn thu nhập chủ yếu từ dê Boer là sản phẩm thịt. Đây là nguồn thực phẩm tốt cho những người có thu nhập thấp.
Dê Boer được bán giết thịt lúc 6-15 tháng tuổi thì cho thịt ngon, mềm. Có nghĩa là nên bán thịt lúc dê con đạt không quá 50 đồng bảng Anh (23 kg). Tốt nhất nên sử dụng con đực giống dê Boer là giống đặc biệt, qua chọn lọc nhiều năm, có chất lượng thịt cao hơn, thớ thịt nặng, dài và dầy hơn.


-
 


Last edited:
- Thứ ba: sinh sản - đơn cử như việc hai anh dê có thể quáng xuyến 50 chị dê cái thì cũng thấy được đây là diểm mạnh của con vật nuôi này.Với thời gian 3 tháng mang thai thì một năm khả năng một chị dê cái mang về cho bạn 5 chú dê con là điều hoàn toàn có trong tầm tay.
-
Xin đính chính với bác dê mang thai khoảng 5 tháng (trung bình 150 ngày)
 
Vote cho tất cả ý kiến trên.
-1 dê mẹ bình thường sinh ra 2 dê con là tốt nhất, sinh ra 3-4 con là mệt, dể bị chết hoặc nếu sống thì nuôi lâu lớn còi cọc ảnh hưởng rất lớn về sau.
-1 người nuôi 30 con dê thì mổi ngày phải tìm thức ăn là đủ ....xỉu rồi nếu trồng cỏ thì cũng phải mất thời gian chăm sóc bón phân.
Chổ tôi lái mua dê nó chê dê bore vì bụng bự nên mất ký khi làm thịt (vô lý) nên giá mua thấp hơn dê bách thảo, không biết chổ mấy Bác có chuyện đó kg ?
 
Bạn nói sai rất nhiều.
Sai vì bạn chỉ nhìn một chiều.
Nếu bạn nói đúng, thì cả thế giới này đâu đâu
cũng có Dê, chứ không phải Heo, Bò, Gà như bây giờ.
*
Nói cho đúng ra, Dê chỉ thích hợp nơi có điều kiện
nuôi thả thôi. Nếu có trộm, thì bỏ vốn ra cho trộm
bắt hết Dê. Những nơi ấy, nuôi Trâu Bò thả thì khó
trộm hơn, mặc dù vẫn bị mất.
*
Ví dụ nơi bản làng xa đường cái, người lạ bén mảng
đến nếu có trộm cắp, cũng dễ bị dân bản bắt. Ví dụ
một ngọn đồi hay ngọn núi ở giữa đồng lúa, ai muốn ăn
trộm dê cũng thấy trống vắng. Ngọn núi có hang Từ Thứ
là như vậy. Nó trơ trọi giữa đồng lúa. Chỉ có núi đá
và cỏ bụi mọc trên đá. Dê dân làng thả hoang. Thấy
người lạ thì Dê đực đánh động cho cả bầy nấp sau các
tảng đá trên núi, rất khó bắt.
*
Cũng đã có bàn về nuôi Dê công nghiệp. Nuôi Công nghiệp
thì con gì mà chả nuôi được? Ví dụ Hổ Mang Chúa, Gấu,
Cọp. Chỉ còn Tê Giác chưa nuôi thôi.
*
Nuôi Dê công nghiệp thì mới biết tỷ số lãi nuôi Dê
so với nuôi Heo và Bò thì hơn hay kém?
*
 
Cảm ơn bác anhmytran!
Vì là tranh luận nên cần sôi nổi,nếu có gì không phải mong bác lượng thứ!

Bạn nói sai rất nhiều.
Sai vì bạn chỉ nhìn một chiều.
Nếu bạn nói đúng, thì cả thế giới này đâu đâu
cũng có Dê, chứ không phải Heo, Bò, Gà như bây giờ.
*
Đúng là tôi chỉ nói một chiều,nhưng đó là những mặt mạnh của con vật nuôi này và không thể vì những điều này mà đi đâu cũng gặp toàn dê.Nếu điều đó xãy ra thì không chỉ riêng con dê,mà nếu bác nuôi được Tê Giác công nghiệp thì chắc chắn cũng giá rớt không phanh do cung vượt quá xa cầu.Chưa nói đến việc sừng Tê giác chỉ có giá trị ở một số nước Châu Á.

Nói cho đúng ra, Dê chỉ thích hợp nơi có điều kiện
nuôi thả thôi. Nếu có trộm, thì bỏ vốn ra cho trộm
bắt hết Dê. Những nơi ấy, nuôi Trâu Bò thả thì khó
trộm hơn, mặc dù vẫn bị mất.
*
Theo tôi nghĩ,từng giống Dê thích hợp với điều kiện nuôi riêng và tùy theo điều kiện của từng nơi.Nếu có diện tích thì nuôi thả,còn không thì nuôi nhốt.Mô hình nuôi công nghiệp và bán công nghiệp như chuồng trại riêng,cho ăn thức ăn tinh,thức ăn thô trồng nhiều khu...tiện rất nhiều bề cho quản lý,thu hoạch thịt - sữa.Càng dễ bảo vệ đàn dê,việc mất dê chỉ xãy ra với cách làm truyền thống là nuôi thả tự do - mô hình bán hoang dã,hiện giờ thì chắc rất ít người áp dụng,có thể chỉ đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay vì mô hình này tiềm ẩn quá nhiều rũi ro.Còn nói "bỏ vốn ra cho trộm bắt dê" thì hoàn toàn không hợp lý,không ai để "mất bò mới lo làm chuồng" cả,chưa kể là "đồng tiền đi liền khúc ruột".

Nuôi Dê công nghiệp thì mới biết tỷ số lãi nuôi Dê
so với nuôi Heo và Bò thì hơn hay kém?
*
Đương nhiên và tôi hoàn toàn đồng ý,nhưng nếu so sánh như thế thì không công bằng bác àh!
Vì đây chỉ là vòng lẩn quẩn,người dân thích/biết chế biến thịt Heo/Bò nhiều --> nhu cầu nhiều--> nên nuôi nhiều --> bán nhiều --> giá rẻ --> mua nhiều vì dễ ăn/chế biến.
So với nuôi Heo thì nuôi Dê không địch lại về tỉ lệ thức ăn/thịt nhưng bù lại dê cho sữa và không kén thức ăn.
So với nuôi Bò thì bù lại về vốn đấu tư,khả năng tăng đàn.
====
Chút ý kiến thảo luận cho thêm sôi nồi!
 
Xin mời các bác có kinh nghiệm về chọn giống Dê vui lòng chia sẻ thông tin.
Cảm ơn diễn đàn Agrivietdotcom!
 

Vote cho tất cả ý kiến trên.
-1 dê mẹ bình thường sinh ra 2 dê con là tốt nhất, sinh ra 3-4 con là mệt, dể bị chết hoặc nếu sống thì nuôi lâu lớn còi cọc ảnh hưởng rất lớn về sau.
-1 người nuôi 30 con dê thì mổi ngày phải tìm thức ăn là đủ ....xỉu rồi nếu trồng cỏ thì cũng phải mất thời gian chăm sóc bón phân.
Chổ tôi lái mua dê nó chê dê bore vì bụng bự nên mất ký khi làm thịt (vô lý) nên giá mua thấp hơn dê bách thảo, không biết chổ mấy Bác có chuyện đó kg ?
Thứ nhất Dê thường chỉ đẻ 2 con một lứa thôi.
Khi đói khổ, có thể chỉ đẻ 1 con.
Khi no ấm, có thể đẻ 3 con, và đều khoẻ mạnh cả.
Bà con nuôi Dê chưa có kỹ thuật bắt Dê phải đẻ 3-4 con.
*
Thứ 2: tuỳ theo giống mà tỷ lệ thịt hơi và thịt
móc hàm khác nhau.
*
Thứ 3: Cái gì người buôn làm đều có lý hết. Ai
thấy vô lý, thì người đó mới vô lý. Không hiểu
cái lý người ta làm, thì nên đi tìm hiểu. Chống
lại lẽ đời, chỉ mua cái thiệt vào thần.
*
Bình chọn có rất nhiều điều, nhưng các điều đó đều
trật tuốt luốt. Cái điều đáng bình chọn nhất thì
lại thiếu. Đó là: nuôi Dê vì có điều kiện nuôi thả.
*
Bây giờ nuôi Dê công nghiệp có thể thua lỗ,
vì kém cạnh tranh với Dê nuôi thả.
*
 
Last edited:
Nếu đầu tư chuồng trại và 5 con dê hết 30 tr thì bình quân 1 con > 5 tr hả bạn? dê giống bao nhiêu kg/con sao thấy cao quá! Dê giống bắt ở đâu đảm bảo nhất! (mình ở Tiền Giang)
 
Bạn ở Tiền Giang muốn mua dê giống tốt thì lên xã An Phú Củ Chi tìm xem trên đó có rất nhiều giống dê tốt giá khoảng 140k/kg con từ 20-30kg (hơi cao)
Không có điều kiện thì mua ở địa phương dê con chừng 15-20kg giá khoãng 100k/kg dê nái sinh sản thì chừng 5-6 Tr 1 con nhưng bạn phải có kinh nghiệm thì mới mua được dê tốt.
 
Theo tôi tìm hiểu thì nuôi Dê cho ăn một loại cỏ thì chất lượng và năng suất không cao.Nếu kết hợp việc trồng cỏ VA06 với trồng cây So Đũa để cung cấp thức ăn cho dê thì như thế nào?Ngoài việc So đũa phát triễn nhanh,cho lá nhiều còn có thể tận dụng bán hoa So Đũa.Tuy không nhiều nhưng ổn định và ra hoa quanh năm,góp thêm một khoảng bé bé cho việc nuôi trồng.Có điều hái bông hơi cực!
Giống So đũa được chuộng hiện nay là giống cho hoa trắng,vị nhẫn nhẫn nhẹ dịu hơn loại hoa đỏ.
 
Theo tôi trước kia nuôi dê có lợi nhuận khá khá nhưng gần đây bà bà con nông dân nuôi nhiều và thương lái ép giá vì con nầy chỉ tiêu thụ nội địa mà thôi
 
Last edited by a moderator:
Con nầy không dễ ăn đâu Bác à giá cả bắp bên lắm
 
Last edited by a moderator:
Xin Y Kien

Tui moi mua dc may con de boer lai f1 tu bach thao + Boer chinh goc git hien tai gio la 120k/kg con tu 15-20 kg ban nao co nhu cau hay muon ban thi lien he voi minh minh dinh thu mua khoang 30 con suc minh chiu dc co nhiu do ah
Mong cac ban giup do
 
Chao cac bac.
Theo em thây Dê cung rat de nuoi. O nha em chi cho an co, xo mit va 1 it cam gao thoi. Neu ai co dieu kien cu lap vuon mit va nuoi Dê vi tren cay mit cai gi Dê cung an duoc ca.
 


Back
Top