Trồng cây ăn quả trong nhà kính

  • Thread starter ksnbk
  • Ngày gửi
Anh chị em cho mình ý kiến và kinh nghiệm về việc trồng cây ăn quả trong nhà kính, xem nó có hiệu quả năng suất khả thi không ACE. Thanks all
 


Bạn nói chung chung quá.
bạn muốn trồng cây gì ?
Diện tích bao nhiêu ?
Địa điểm trồng ?

Cụ thể những thắc mắc trên mới trả lời cho bạn được !
Nói chung chung như bạn tôi nghĩ là bạn chỉ hỏi chơi thôi !
 
Trồng cây trong Nhà kính Chủ động Đc nhiệt độ, phòng chống sâu bệnh, còn năng suất hay không có lẽ con do kỹ thuật và giống
 
Bạn nói chung chung quá.
bạn muốn trồng cây gì ?
Diện tích bao nhiêu ?
Địa điểm trồng ?

Cụ thể những thắc mắc trên mới trả lời cho bạn được !
Nói chung chung như bạn tôi nghĩ là bạn chỉ hỏi chơi thôi !
Mình muốn trồng cây có múi ( Bưởi, cam, chanh) khu vực củ chi, diện tích khoảng 5000 đến 10000m2
 
Thế thì lỗ.

Củ Chi nhiệt độ quanh năm là 30 độ. Trong nhà
kính thì nhiệt độ 35, có thể 40 độ. Bạn phải có
máy quạt để quạt hơi nóng ra ngoài, hay phải có
máy lạnh để hạ thấp nhiệt độ xuống 25 đến 30.
Số tiền chạy máy quạt hay máy lạnh sẽ ăn vào
thu hoạch của bạn nhiều hơn số tiền nhà kính của
bạn làm năng suất hơn trồng cây bình thường.

Ở Mỹ, các cây ăn quả không bao giờ được trồng
trong nhà kính vì lẽ lỗ lãi. Nơi nào quá lạnh,
ví dụ bang của tôi, thì không trồng các loại
Cam, Chanh, Bưởi, và Bơ, mà chỉ trồng Nho, Táo,
Lê thôi. Nói nào nóng (chỉ bằng miền Bắc nước ta)
thì trồng Nho, cây trái có Múi, Bơ.

Ở nước ta, miền Bắc trồng các cây có Múi, mà
ít trồng Bơ, Nho, Táo. Đó là một điều ta cần khai
thác để khỏi phải mua của nước ngoài.

Nói chung, ý tưởng trồng cây ăn trái trong nhà
kính là quái gở, mà người ta biết trước thất bại.
 
đầu tư cho nhà kính cũng bộn tiền ah, nhà kính thì nhiệt độ bên trong lúc nào cũng cao hơn bên ngoài khoảng 3-4 độ, sợ cây chịu không nổi. Em trồng măng cụt mà nắng khoảng 32-33 độ thì lá non nó muốn quéo hết luôn nên không bik cam, bưởi thì như thế nào. Nếu làm nhà kính thì phải giống như bác @anhmytran nói là phải làm thêm cái hệ thống làm mát bác ah, k thì bác chịu khó tưới liên tục. Sẵn đây em cũng muốn hỏi nhà lưới và nhà kính khác nhau k? nếu khác thì sao không làm nhà lưới cho rẻ hơn
 
Nhà lưới thì ánh sáng bị mất bớt đi vì vướng phải lưới.
Nhà Kính thì nhiều ánh sáng hơn, và giữ được nhiệt chứ
không bị mất nhiệt đi như nhà lưới. Nhà Kính hơn nhà
lưới là chắn được sâu bọ nhỏ.

Nhà lưới áp dụng khi cần ánh sáng yếu, ở những nơi nắng
gắt, và cây trồng không chịu nổi. Ví dụ gần nhà tôi thì
người ta trồng Thuốc Lá dưới vải xô (mặc đám tang, hay
làm màn ngủ bên trong cho khỏi muỗi). Thuốc lá ở đây nổi
tiếng ngon nhất thế giới, bán giá cắt cổ. Ví dụ trồng rau
xà lách, thì xà lách mọc nhanh hơn so với trồng ngoài trời.
Xà lách có đặc điểm lớn nhanh khi thiếu nắng, nhưng ăn hơi
nhạt đi một chút, lá cũng mềm mỏng hơn so với ngoài trời.
Một số cây bụi rậm có trái cũng trồng dưới màn lưới, nhưng
có thể cuộn lưới lại dễ dàng. Tôi chưa tìm hiểu lúc nào thì
họ chăng lưới, lúc nào thì họ cuộn lưới.

Nhà kính áp dụng ở những nơi lạnh mà trồng cây miền ấm hơn.
Thường nhất là để ươm cây giống xứ lạnh, như xà lách, cà
chua. Người ta ươm từ đầu Xuân, khi hãy còn tuyết, không
cây nào nảy mầm. Đến khi cây bắt đầu nảy mầm, thì các cây
ươm trong nhà kính đã lớn, đem ra ngoài ruộng trồng được.
Sau đó, thì nhà kính mất tác dụng, vì phải mở hết các cửa
bên sườn, và nâng mái lên cho thoáng khí nóng. Ngoài ra,
người ta còn trồng vào mùa Đông khi có tuyết những cây cảnh,
cây có bông. Trồng những cây này được, vì khí hậu trong nhà
kính là khí hậu nhân tạo, chỉ cần ánh nắng mặt trời thôi.

Một số người còn trồng cây không trong nhà kính, mà trong
nhà ở. Đó là cây Cần Sa. Trồng trong nhà ở thì cảnh sát
không biết, không bắt được. Nhà ở thì hơn nhà kính ở chỗ
khí hậu tốt (nhiệt độ và độ ẩm) nhưng không có nắng. Họ
phải mua bóng điện tỏa sáng mặt trời để chiếu cho cây. Trung
bình mỗi cây cần sa cần 2 bóng điện cách ngọn 1 gang tay cho
khỏi nóng thì mới đủ sáng. Chiếu xa quá thì thiếu sáng.
Chiếu 1 ngọn thì ánh sáng không đều, và tốn vì quá xa cho
khỏi cháy ngọn cây. Xung quanh còn có giấy thiếc để phản
ánh sáng vào cây chứ không tỏa mất ra ngoài. Họ còn trồng
cần sa gần nhau để tận dụng ánh sáng của các ngọn đèn
của cây bên cạnh.

Đó là 3 loại nhà trồng cây mà tôi biết, và sự khác nhau của
chúng. Bạn thấy kiểu nào phù hợp kinh doanh thì chọn kiểu đó
chứ đừng ham thích như trẻ con, không tính lỗ lãi.
 

Do nhà kính cần nguồn kinh phí đầu tư khá cao vì vậy chỉ những chủng loài cây có giá trị cao thì mới nên trồng theo Mô hình này và nhất là những chủng loài cây ngắn ngày hoặc có chu kỳ canh tác ngắn như : Dưa lưới , Dâu Tây , Rapberry ...Đa số những chủng loài này lại thuộc vùng khí hậu Cận Nhiệt Đới mát lạnh , không thể trồng ở vùng nhiệt đới nóng ( như Củ Chi chẳng hạn )
Bạn có kinh phí để đầu tư nhà kính từ 0,5 - 1 hecta sao không triển khai trên Lâm Đồng Đà Lạt sẽ hợp lý hơn . Giá đất so với giá nhà kính thấp hơn rất nhiều đồng thời cũng có thể thuê dài hạn 3 - 5 năm ( 1 hecta khoảng 15 - 20tr/năm đối với khu vực đất đồi Xã Dasar , Da Nhim huyện Lạc dương ) .
Cây có múi ( Cam , Quýt , Bưởi , Chanh xứ lạnh ) nếu trồng trên khu vực này thì không cần đầu tư nhà kính nữa .
Công Nghệ Cao trong Nông Nghiệp không có nghĩa là phải cần trang thiết bị thật hiện đại mới thực hiện được , đôi khi chúng chỉ là những cái thật nhỏ nhặt hơi khác thường một chút thôi .
Ví dụ : Với đất đồng bằng khi trồng cây ăn trái người ta phải làm cỏ , diệt cỏ thường xuyên , nhưng với khu vực đất đồi thì ngược lại , người ta phải trồng cỏ
5439319f29851.jpg

gNb4Dsi.jpg

15318003077_ee9fd0bdf6_o.jpg


5439319f29851.jpg


VpPp20b.jpg

5439328f3a432.jpg


VpPp20b.jpg

5439328f3a432.jpg

để giử ẩm cho đất ( hạn chế bốc hơi nước giúp ổn định độ ẩm ) , chống rửa trôi lớp mùn khi mưa to . và những giống cỏ được chọn trồng phải là giống cỏ hòa thảo , tầng rể chỉ ăn sâu 10 - 20cm ( không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây trồng ) . các giống cỏ này có hàm lượng đạm cao có thể kết hợp chăn nuôi thêm Dê , Cừu , Bò ...hàng năm rơm rạ cỏ dùng để vun gốc cho cây trồng giúp tăng dinh dưỡng tạo tơi xốp cho gốc và giử nước . Đơn giản quá phải không Bạn . Công Nghệ Cao là những lĩnh vực na ná như thế đấy
 
Anh chị em cho mình ý kiến và kinh nghiệm về việc trồng cây ăn quả trong nhà kính, xem nó có hiệu quả năng suất khả thi không ACE. Thanks all

Về năng suất thì hiệu quả rồi.
israel nhiệt độ cao hơn sài gòn mà người ta còn làm được thì sài gòn mắc mớ gì không ?

Còn hiệu quả về kinh tế thì không !

Nếu anh có điều kiện thì nên trồng bình thường
nhưng theo tiêu chuẩn slogal gap
thì giá có thể tăng đôi chút.

Khi giá tăng thì hiệu quả tăng.

Nhưng hiện nay, lái buôn không có mặn mà với mấy cái tiêu chuẩn như vietgap, slogal gap, ....
anh trồng để đón đầu xu thế
khi mà người tiêu dùng bắt đầu quan tâm thì anh hốt bạc.

Vả lại, tôi nghĩ nếu anh có trồng thì anh cũng chỉ trồng cho vui hoặc là anh hỏi chơi chơi cho vui chứ không thật sự quan tâm !
 
Có một sự nhầm lẫn rất tai hại khi so sánh vùng khí hậu của các quốc gia trên thế giới mà không ít người mắc phải . Khu vực nhiệt đới thường chỉ biểu hiện có 2 mùa là mùa mưa và mùa nắng , và do lưu lượng mưa hàng năm cao nên độ ẩm củng lớn vì vậy mùa hè nhiệt độ cũng không cao lắm nhờ độ ẩm và có nhiều mây . Khu vực Cận nhiệt đới thì có 4 mùa rỏ rệt vì vậy mùa hè thường rất nóng , và khô ( hơn hẳn mùa hè của VN ) , và mùa đông thì khá lạnh , các quốc gia nằm sâu trong lục địa thì mùa hè càng nóng dữ dội . Vì vậy khi so sánh nhiệt độ của Israel mà nói là nóng mà vẫn có thể trồng Nho , Đào , Cam Quýt xứ lạnh thì rất thiển cận . Mùa đông nước họ khá lạnh các loài cây rụng lá mới phát dục mầm hoa , mùa xuân hoa nở , mùa hè thì kết trái . Vùng khí hậu VN ta đa phần thì nóng ẩm nhất là Sài gòn , thì làm sao có thể trồng được những loài cây ăn trái giống Israel được mà mang ra so sánh . Có một truyện ngụ ngôn rất tương đồng với quan niệm này " Các thầy bói mù xem voi " .
 
Có một sự nhầm lẫn rất tai hại khi so sánh vùng khí hậu của các quốc gia trên thế giới mà không ít người mắc phải . Khu vực nhiệt đới thường chỉ biểu hiện có 2 mùa là mùa mưa và mùa nắng , và do lưu lượng mưa hàng năm cao nên độ ẩm củng lớn vì vậy mùa hè nhiệt độ cũng không cao lắm nhờ độ ẩm và có nhiều mây . Khu vực Cận nhiệt đới thì có 4 mùa rỏ rệt vì vậy mùa hè thường rất nóng , và khô ( hơn hẳn mùa hè của VN ) , và mùa đông thì khá lạnh , các quốc gia nằm sâu trong lục địa thì mùa hè càng nóng dữ dội . Vì vậy khi so sánh nhiệt độ của Israel mà nói là nóng mà vẫn có thể trồng Nho , Đào , Cam Quýt xứ lạnh thì rất thiển cận . Mùa đông nước họ khá lạnh các loài cây rụng lá mới phát dục mầm hoa , mùa xuân hoa nở , mùa hè thì kết trái . Vùng khí hậu VN ta đa phần thì nóng ẩm nhất là Sài gòn , thì làm sao có thể trồng được những loài cây ăn trái giống Israel được mà mang ra so sánh . Có một truyện ngụ ngôn rất tương đồng với quan niệm này " Các thầy bói mù xem voi " .

Đây là một cái tư duy lỗi thời !
Giống như kiểu: "không thể trồng cây trên sa mạc" vậy.Thung lũng Arava. Địa danh khá lạ tai đối với khách du lịch, nhưng lại là cái tên rất tự hào của mọi người dân Israel vì tại đây, phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc - những phép màu thực sự của khoa học công nghệ. Là phần khô hạn nhất của hoang mạc Negev, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20-50 mm mỗi năm. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất này, là miền Trung Việt Nam với những dải đất bạc màu và đồi cát, hóa ra vẫn còn là miền đất trù phú!
 
Tôi không rõ về Israel, nhưng Việt Nam thì chỗ
nào cũng trồng cây tốt, vì khí hậu có thể nói
là nhất thế giới: không lạnh, không nóng, độ ẩm
cao, mưa nhiều. Riêng cây ăn trái, thì có cái
phiền là bị úng, nhưng cấy lúa thì rất tốt. Để
trồng cây ăn trái, phải chọn nơi đất thoát nước
tốt, từ gốc cây đến mặt nước sông phải vài mét.
Chỉ còn miền Trung, nhất là vùng dưới vĩ tuyến 17
là còn thưa người thôi. Chục năm nữa, thì không
còn chỗ đất nào mà còn cây hoang dại.

Nói về nhà kính, thì Việt Nam không nên có, vì lỗ
khi cạnh tranh với trồng bên ngoài. Lỗ ở 2 chỗ là
vốn bỏ ra cao, và phải tốn tiền làm mát cho cây.
Ngoài ra, còn một điều nữa, là phải nuôi ong trong
nhà kính thì mới thụ phấn được, chứ chả lẽ phải thụ
phấn bằng tay cho hàng nghìn trái có hạt (trừ cam
chanh không hạt). Những cây như Bơ, Nhãn, (cao 4-8 mét)
thì nhà kính càng tốn kém. Nếu các cây này khi năng
suất cao thì chặt đi để cho nhà kính được thấp bé,
thì uổng thời gian trồng nó lúc chưa có năng suất.

Tôi rất không hiểu Đà Lạt trồng cây nhà kính lại
thành công (lãi nhiều hơn so với trồng bên ngoài).
Không biết họ trồng những cây gì mà lãi thế? Mỹ thì
chỉ lãi nhà kính khi trồng cây cảnh, và chủ yếu là
bán cây giống thôi. Trồng đại trà thì không. Một giò
Lan bán 20 đô đến 30 đôla, mà cả bầu lẫn cây thì chỉ
vừa một cái hộp đáy rộng 30X30, cao 40-50 centimet,
ngang với 3 cây xà lách, rau diếp chồng lên nhau,
mà xà lách rau diếp giá bán chỉ 2 đô la một cây. Vậy
trồng phong lan có thu hoạch gấp 3 trồng rau diếp,
vì phong lan tốn thời gian hơn, nhưng khi nhỏ thì dỡ
tốn diện tích hơn.
 
Tôi không rõ về Israel, nhưng Việt Nam thì chỗ
nào cũng trồng cây tốt, vì khí hậu có thể nói
là nhất thế giới: không lạnh, không nóng, độ ẩm
cao, mưa nhiều. Riêng cây ăn trái, thì có cái
phiền là bị úng, nhưng cấy lúa thì rất tốt. Để
trồng cây ăn trái, phải chọn nơi đất thoát nước
tốt, từ gốc cây đến mặt nước sông phải vài mét.
Chỉ còn miền Trung, nhất là vùng dưới vĩ tuyến 17
là còn thưa người thôi. Chục năm nữa, thì không
còn chỗ đất nào mà còn cây hoang dại.

Nói về nhà kính, thì Việt Nam không nên có, vì lỗ
khi cạnh tranh với trồng bên ngoài. Lỗ ở 2 chỗ là
vốn bỏ ra cao, và phải tốn tiền làm mát cho cây.
Ngoài ra, còn một điều nữa, là phải nuôi ong trong
nhà kính thì mới thụ phấn được, chứ chả lẽ phải thụ
phấn bằng tay cho hàng nghìn trái có hạt (trừ cam
chanh không hạt). Những cây như Bơ, Nhãn, (cao 4-8 mét)
thì nhà kính càng tốn kém. Nếu các cây này khi năng
suất cao thì chặt đi để cho nhà kính được thấp bé,
thì uổng thời gian trồng nó lúc chưa có năng suất.

Tôi rất không hiểu Đà Lạt trồng cây nhà kính lại
thành công (lãi nhiều hơn so với trồng bên ngoài).
Không biết họ trồng những cây gì mà lãi thế? Mỹ thì
chỉ lãi nhà kính khi trồng cây cảnh, và chủ yếu là
bán cây giống thôi. Trồng đại trà thì không. Một giò
Lan bán 20 đô đến 30 đôla, mà cả bầu lẫn cây thì chỉ
vừa một cái hộp đáy rộng 30X30, cao 40-50 centimet,
ngang với 3 cây xà lách, rau diếp chồng lên nhau,
mà xà lách rau diếp giá bán chỉ 2 đô la một cây. Vậy
trồng phong lan có thu hoạch gấp 3 trồng rau diếp,
vì phong lan tốn thời gian hơn, nhưng khi nhỏ thì dỡ
tốn diện tích hơn.
-đồng ý với bác về các cây ăn trái lâu năm... chả ai ở VN đi làm nhà kính cho các loại đó hết.
-còn về nhà kính ở Đà Lạt thì bác hãy về VN 1 chuyến đi tham quan sẽ rỏ. bác rất có ác cảm với nhà kính ở VN, và bác chỉ luôn nói về những mặt hạn chế của nó nhưng trên thực tế so với những lợi ích của nhà kính nó hoàn toàn lấn áp những cái hạn chế kia đấy bác ạ...bác có tin là sài gòn vẫn có nhà kính trồng rau đấy bác có thể là quy mô không lớn so với ở mỹ của bác... nhưng họ vẫn làm rất thành công. ai đã từng trồng rau trong nhà kính sẽ hiểu được lời mình nói.
nói tóm lại bác hãy về VN 1 chuyến đi, tham quan 1 vòng nhà kính ở việt nam bác sẽ hiểu, Nông dân bây giờ họ cũng tiến bộ lắm không phải họ bỏ số tiền lớn ra chỉ để bê nguyên xi cái nhà kính ở xứ lạnh về rồi bỏ không đó hay không biến đổi nó sao cho phù hợp với mục đích của họ đâu bác ạ. bác hãy về VIỆT NAM 1 chuyến đi để thấy tận mắt sờ tận tay chứ nó hoàn toàn không ẢO như trên mạng net bác nhé. không thể phủ nhận bác là người có tri thức hiểu biết rộng nhưng nhưng kiến thức đó đôi khi là nó thuộc về cái ngày xa xưa lắm, nông nghiệp bây giờ có nhiều cái rât hay và rất mới bác anhmytran ạ
 
Last edited by a moderator:
Chào các anh!
Em đang làm công tác kết nối kỹ thuật cho bà con nông dân nên em gửi các anh địa chỉ liên hệ bên chú Tam kỹ sư nông nghiệp chuyên về cây có múi ở trạm BVTV Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai (khu vực bưởi Tân Triều) để 2 bên tiện trao đổi kỹ thuật
Chú Tam
Tel: 0962776263
Mail: kysu.ngoquangtam@gmail.com
Hiện tại em đang cung cấp phân bón sinh học nano Goldtech cho cây bưởi ở đây và đem lại hiệu quả rất tốt. Về hiệu quả phân bón anh có thể hỏi trực tiếp chú Tam
Mong rằng thông tin em cung cấp sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho cây trồng của bà con!
Nguyễn Thanh Phú
Chuyên cung cấp:
-Đại lí cấp 1 phân bón sinh học nano Goldtech
https://drive.google.com/open?id=0BzyWl7_xJII6ZGpnUHhvZVdKcWJMWDg4VzgzRVJOeE1FSC1v
-Hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, thiết bị điều khiển tự động có cảm biến (giá chỉ 1tr)
-Mặt nạ bảo hộ phun thuốc trừ sâu
https://drive.google.com/open?id=0BwHUXFKQ5dhVejhWMTNPS2VWblk
https://drive.google.com/open?id=0BwHUXFKQ5dhVYm5pWWtwMUV4Qk0
-Lưới che cho nhà lưới giá sỉ
Tel: 01666998600
Mail: phu.organic@gmail.com
Để hỗ trợ em sẽ cố gắng gửi hàng tận nơi cho bà con
 
Xem ra khá điên khùng nhưng tôi vẫn muốn trồng mãng cầu ( miền Bắc gọi là Na ) trong nhà kính. Hiện giờ trái mãng cầu Tây Ninh phải xịt rất nhiều thuốc trừ sâu, ảnh hưởng bởi khí hậu ( nóng quá, mưa nhiều hay lạnh quá thì khó đậu trái được ). Nếu chỉ tưới nước liệu có đủ để làm mát không hay phải sử dụng máy lạnh? Vì cây mãng cầu cần khá nhiều nước. Mọi người thảo luận thêm vấn đề làm mát giúp mình với ạ. Xin cám ơn
 
Xem ra khá điên khùng nhưng tôi vẫn muốn trồng mãng cầu ( miền Bắc gọi là Na ) trong nhà kính. Hiện giờ trái mãng cầu Tây Ninh phải xịt rất nhiều thuốc trừ sâu, ảnh hưởng bởi khí hậu ( nóng quá, mưa nhiều hay lạnh quá thì khó đậu trái được ). Nếu chỉ tưới nước liệu có đủ để làm mát không hay phải sử dụng máy lạnh? Vì cây mãng cầu cần khá nhiều nước. Mọi người thảo luận thêm vấn đề làm mát giúp mình với ạ. Xin cám ơn

Em nghĩ cái này bác sử dụng mô hình nhà lưới thì thích hợp hơn! Cây Na gia trị kinh tế nó cũng không quá cao, nếu bác dùng nhà kính phần năng suất và chất lượng tăng thêm em nghĩ rất khó đủ cho bác bảo dưỡng, vận hành và khấu hao nhà kính.
 
Tiện đây cũng nhờ các bác tư vấn cho vấn đề nhiệt độ cho nhà kính mùa đông,chi phí nâng nhiệt cho nhà kính có đắt lắm không,nhiệt độ mùa đông trung bình 15độ trong khi nhiệt độ cần trong nhà kính là 25độ-28độ,diện tích 1000m2.Cảm ơn mọi người
 


Back
Top