Mô hình trồng Cây có múi thu tiền tỷ trên hecta – Thực trạng và giải pháp
Thực trạng
Hiện nay tại các tỉnh ĐBSCL như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang… đang phát triển mạnh diện tích vườn cây có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cam Sành. Theo ước tính thực tế 1ha vườn cam Sành trồng khoảng 2000 – 2500 cây (khoảng cách 2x2, 2x3) cho năng suất 40-60 tấn/ ha. Với giá bán bình quân tại vườn khoảng 12,000/kg mùa chính vụ cho thu nhập không dưới 500 triệu đồng một ha sau khi trừ đi tất cả chi phí. Chưa kể ở vụ nghịch có thể giá lên tới 15-25 ngàn 1 kg thu nhập có thể lên đến cả tỷ đồng. Với đặc tính của cây có múi trồng ở vùng khí hậu miền nam cộng với sự tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, những nhà vườn giỏi có thể chủ động cho trái bất cứ tháng nào trong năm, thậm chí cho trái cả 2 vụ chính và nghịch trong năm mang lại lợi nhuận mơ ước cho nhà vườn.
Tuy nhiên, do đặc tính của cây cam Sành không chịu được úng, vào mùa mưa đối với vùng đồng bằng thường thoát nước khó khăn, mực thủy cấp cao nên bộ rể của cây dể bị nhiễm các loại nấm bệnh như Phytophthora, Tristeza, vàng lá gân xanh,… những vườn cho trái nghịch vụ còn làm cho cây suy kiệt nhanh, tuổi thọ trung bình giảm. Chưa kể đa số vườn ươm cung cấp cây cam Sành giống hiện nay đều không rỏ nguồn gốc, không làm theo quy trình sản xuất giống sạch bệnh, mua phải giống cây này có khi cây chưa cho thu hoạch thì đã xuất hiện bệnh vàng lá thối rể nhà vườn đành phải chặt bỏ trồng lại, gây thiệt hại nặng cho người trồng. Hiện nay tuổi thọ bình quân của cây cam sành ở ĐBSCL chỉ khoản 5-6 năm (thời gian kinh doanh chỉ khoảng 3-4 năm) nhà vườn giỏi cũng chỉ có thể kéo dài 7 năm. Thực tế này bắt buộc nhà vườn phải ứng biến theo kiểu “đánh nhanh rút gọn” có nghĩa là chấp nhận trồng mật độ thật dày (1,2-1,5m/cây) để tăng năng suất trên diện tích và rút ngắn thời gian canh tác… dẫn đến tình trạng sử dụng phân bón và thuốc hóa học quá liều lượng vì mật độ dày độ ẩm cao vườn cây dễ phát sinh sâu bệnh hại. Cứ thế nông dân cứ rơi vào vòng lẫn quẩn “trồng và chặt”
Giải pháp!
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp thế giới đã có những tiến triển vượt bật về khâu lai tạo giống, cũng như quy trình kỹ thuật canh tác… giúp tăng năng suất cây trồng, cũng như các giống kháng được một số loại sâu bệnh hại giúp giảm tối đa lượng phân bón và thuốc hóa học. Hơn thế nữa, một số giống mới như Cam Cara Cara Navel còn chứa các thành phần dinh dưỡng như Vitamin C, beta carotene và Lycopen cao gấp nhiều lần cà chua và cà rốt, các chất này có tác dụng chống oxy hóa - nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư.
Cây cam Cara Cara khi được 2 năm tuổi có thể cho trái tương tự như cây cam Sành, nhưng năng suất cao hơn, và tuổi thọ của cây cũng cao hơn gấp nhiều lần, có thể lên đến 40 năm do cây có nhiều đặc tính kháng hạn, kháng các loại nấm bệnh như Phytophthora (bênh thối gốc chảy mủ), Tristeza (vàng lá thối rể),… theo các nhà vườn ở Mỹ, cây 10 năm tuổi có thể cho trên 80kg trái/ năm, cao gấp 3 đến 4 lần cây cam Sành. Và với hàm lượng dinh dưỡng cao và khuynh hướng sử dụng nông sản sạch, có lợi cho sức khỏe như hiện nay giá của trái cam này chắc chắn sẽ cao hơn gấp 2-3 lần trái cam Sành. Đây chắc chắn là giống cây sẽ mang lại tiền tỷ cho nông dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện nay.
Hiện nay, Công ty GAPFARM đang phát triển nguồn nguyên liệu cây ăn trái cao cấp, đặc biệt là giống cam Cara Cara Navel với hình thức hỗ trợ, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, gắng kết với nhà vườn và thu mua toàn bộ trái thương phẩm khi đến thu hoạch.
Thực trạng
Hiện nay tại các tỉnh ĐBSCL như Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang… đang phát triển mạnh diện tích vườn cây có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là cam Sành. Theo ước tính thực tế 1ha vườn cam Sành trồng khoảng 2000 – 2500 cây (khoảng cách 2x2, 2x3) cho năng suất 40-60 tấn/ ha. Với giá bán bình quân tại vườn khoảng 12,000/kg mùa chính vụ cho thu nhập không dưới 500 triệu đồng một ha sau khi trừ đi tất cả chi phí. Chưa kể ở vụ nghịch có thể giá lên tới 15-25 ngàn 1 kg thu nhập có thể lên đến cả tỷ đồng. Với đặc tính của cây có múi trồng ở vùng khí hậu miền nam cộng với sự tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, những nhà vườn giỏi có thể chủ động cho trái bất cứ tháng nào trong năm, thậm chí cho trái cả 2 vụ chính và nghịch trong năm mang lại lợi nhuận mơ ước cho nhà vườn.
Tuy nhiên, do đặc tính của cây cam Sành không chịu được úng, vào mùa mưa đối với vùng đồng bằng thường thoát nước khó khăn, mực thủy cấp cao nên bộ rể của cây dể bị nhiễm các loại nấm bệnh như Phytophthora, Tristeza, vàng lá gân xanh,… những vườn cho trái nghịch vụ còn làm cho cây suy kiệt nhanh, tuổi thọ trung bình giảm. Chưa kể đa số vườn ươm cung cấp cây cam Sành giống hiện nay đều không rỏ nguồn gốc, không làm theo quy trình sản xuất giống sạch bệnh, mua phải giống cây này có khi cây chưa cho thu hoạch thì đã xuất hiện bệnh vàng lá thối rể nhà vườn đành phải chặt bỏ trồng lại, gây thiệt hại nặng cho người trồng. Hiện nay tuổi thọ bình quân của cây cam sành ở ĐBSCL chỉ khoản 5-6 năm (thời gian kinh doanh chỉ khoảng 3-4 năm) nhà vườn giỏi cũng chỉ có thể kéo dài 7 năm. Thực tế này bắt buộc nhà vườn phải ứng biến theo kiểu “đánh nhanh rút gọn” có nghĩa là chấp nhận trồng mật độ thật dày (1,2-1,5m/cây) để tăng năng suất trên diện tích và rút ngắn thời gian canh tác… dẫn đến tình trạng sử dụng phân bón và thuốc hóa học quá liều lượng vì mật độ dày độ ẩm cao vườn cây dễ phát sinh sâu bệnh hại. Cứ thế nông dân cứ rơi vào vòng lẫn quẩn “trồng và chặt”
Giải pháp!
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp thế giới đã có những tiến triển vượt bật về khâu lai tạo giống, cũng như quy trình kỹ thuật canh tác… giúp tăng năng suất cây trồng, cũng như các giống kháng được một số loại sâu bệnh hại giúp giảm tối đa lượng phân bón và thuốc hóa học. Hơn thế nữa, một số giống mới như Cam Cara Cara Navel còn chứa các thành phần dinh dưỡng như Vitamin C, beta carotene và Lycopen cao gấp nhiều lần cà chua và cà rốt, các chất này có tác dụng chống oxy hóa - nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư.
Cây cam Cara Cara khi được 2 năm tuổi có thể cho trái tương tự như cây cam Sành, nhưng năng suất cao hơn, và tuổi thọ của cây cũng cao hơn gấp nhiều lần, có thể lên đến 40 năm do cây có nhiều đặc tính kháng hạn, kháng các loại nấm bệnh như Phytophthora (bênh thối gốc chảy mủ), Tristeza (vàng lá thối rể),… theo các nhà vườn ở Mỹ, cây 10 năm tuổi có thể cho trên 80kg trái/ năm, cao gấp 3 đến 4 lần cây cam Sành. Và với hàm lượng dinh dưỡng cao và khuynh hướng sử dụng nông sản sạch, có lợi cho sức khỏe như hiện nay giá của trái cam này chắc chắn sẽ cao hơn gấp 2-3 lần trái cam Sành. Đây chắc chắn là giống cây sẽ mang lại tiền tỷ cho nông dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện nay.
Hiện nay, Công ty GAPFARM đang phát triển nguồn nguyên liệu cây ăn trái cao cấp, đặc biệt là giống cam Cara Cara Navel với hình thức hỗ trợ, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, gắng kết với nhà vườn và thu mua toàn bộ trái thương phẩm khi đến thu hoạch.