Thảo luận Trồng cây dược liệu gì ở Vĩnh Cữu - Đồng Nai

  • Thread starter Lê Thanh Thế
  • Ngày gửi
Hiện tôi có khoảng 2 000 m2 đất vườn (hiện đang trồng cây tràm) và 1000 m2 đất ruộng đang bỏ hoang, muốn trồng lạoi cây dược liệu gì ít công chăm sóc, các cty dược liệu đang cần .

Đất ở xã Bình hòa Vĩnh cữu Đồng nai, cách Biên hòa khoảng 7 km

Xin tư vấn, cám ơn
 


Hiện tôi có khoảng 2 000 m2 đất vườn (hiện đang trồng cây tràm) và 1000 m2 đất ruộng đang bỏ hoang, muốn trồng lạoi cây dược liệu gì ít công chăm sóc, các cty dược liệu đang cần .

Cây hoàng bá vừa cho nguồn vỏ làm dược liệu vừa cho gỗ sản xuất.!

Cây hoàng bá

Hoàng bá là một cây to cao, có thể cao tới 20- 25m, đường kính thân có thể đạt tới 70cm. vỏ thân dày phân thành hai tầng rõ rệt. Tầng ngoài màu xám, tầng trong màu vàng. Lá mọc đối, kém gồm 5-13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, trong chứa 2-5 hạt. Ra hoa mùa hạ.

Ngoài cây hoàng bá kể trên, người ta còn khai thác vỏ cây xuyên hoàng bá Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Pheỉlodendron sinensis Schneider), cây nhỏ và thấp hơn, 7-15 lá chét, quả hình trứng, còn quả cây hoàng bá nói trên hình cầu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Vị hoàng bá thật hiện còn phải nhập.

Mấy năm gần đây chúng ta bắt đầu trồng thí nghiệm. Sơ bộ thấy cây mọc khỏe, tốt. Nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn.

Vỏ thân thường hái vào mùa hạ, cạo sạch vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày chừng 1cm, sau đó cắt thành từng miếng dài 9cm, rộng 6cm, phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi rất đẹp, vị rất dắng.

Thành phần hóa học

Trong hoàng bá có chứng 1,6% becberin, một ít panmatin.

Ngoài ra trong hoàng bá còn những chất có tinh thể, không chứa nitơ như obakunon và obakulacton, chất béo, hợp chất sterolic.

Phản ứng hóa học thử hoàng bá: Lấy chừng 0,2g bột, thêm 2ml axit axetic, đun sôi nhẹ, lọc. Phần lọc thêm dung dịch iốt sẽ cho kết tủa màu vàng (becberìn iođua).

Phản ứng Liebecman xác định sự có mặt hợp chất sterolic.

Bột hay mảnh vỏ soi ánh ngoại tím cho huỳnh quang màu vàng tươi.

Tác dụng dược lý

Nhiều thí nghiệm chứng minh tác dụng kháng sinh của hoàng bá, dịch chiết bằng cồn ức chế các vi trùng Staphyllococ, lỵ, thổ tả, Sal- monella (Thực vật học báo 1954
--- @ Hôm qua, lúc 12:35, Original Post Date: Hôm qua, lúc 12:32 ---
Thành phần hóa học:
+ Berberine, Jatorrhizine, Magnoflorine, Phellodendrine, Candicine, Palmatine, Menisperine, Obacunone, Obaculactone, Dictamnoide, Obacunóic acid, Lumicaeruleic acid, 7-Dehydrostigmasterol, b-Sistosterol, Campesterol (Trung Dược Học).

+ Berberine, Phellodendrine, Magnoflorine, Jatrorrhizine, Palmatine, Cancidine (Quốc Hữu Thuận – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1962, 82: 611; 1961, 81: 1370).

+ Hyspiol B (Bhandarin P và cộng sự – Agust J Chem, 1988, 41 (11): 1977).

+ Phellamurinm 10%, Amurensin 1% (Hesagawa M và cộng sự Chem Soc 1953, 75: 5507).

+ Dihydrophelloside, Phelloside (Shevchuk O I và cộng sự Khim Prir Pharmacol 1969, 21 (2): 181).

+ Herculin (Bhandari P và cộng sự, Aust J Chem 1988, 41 (11): 1777).

Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá cótác dụng kháng khuẩn đốivới nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ bình thường. Ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này.

Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vận động đường dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan - túi mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung Dược Học).

+ Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin làm đơn bào co thần kinh (Trung Dược Học).

+ Nước sắc hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l: 16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa Berberin với hàm lượng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans,Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh. flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dược Học).

+ Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã được kết hợpvới các thuốc hóa dược trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã được điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã được áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Trung Dược Học).

+ Hoàng bá còn được áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng khángkhuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tửcung được nhanh hơn (Trung Dược Học).

+ Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dược Học).

+ Nước sắc hoặc cao cồn 100% có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thương hàn và phó thương hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese HerbalMedicine).

+ Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thương hàn và phó thương hăn ở nồng độ 1: 100.

+ Nước sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese HerbalMedicine).

+ Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu người. Sau 2 giờ, hồng cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu.

Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thường (Chinese HerbalMedicine).

+ Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dưới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Chinese HerbalMedicine).

+ Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dược Học).

+ Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó thương hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết (Chinese HerbalMedicine).

+ Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim không thay đổi (Chinese HerbalMedicine).

+ Ức chế thần kinh trung ương: cho thuốc ngoài đường tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh và giảm sốt (Chinese HerbalMedicine).

+ Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese HerbalMedicine).

+ Chống loét dạ dày và kiện vị:tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dưới da. Có thể dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese HerbalMedicine).

+ Tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram dương (Chinese HerbalMedicine).

+ Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nước ở ruột non (Chinese HerbalMedicine).

+ Giảm huyết áp: Berberin tiêm dưới da hoặc cao nước Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng hạ áp, do kích thích các thụ thểb - Adrenergic và ức chế các thụ thể a - Adrenergic (Chinese HerbalMedicine).
--- @ Hôm qua, lúc 12:38 ---
Vị thuốc hoàng bá -Vị thuốc quý
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).

+ Không độc (Biệt Lục).

+ Vị đắng, cay (Trân Châu Nang).

+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh:
+ Là thuốc củakinh túc Thái âm Tỳ, dẫn thuốc vào kinhtúc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Là thuốc củakinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào; Dẫn thuốc vào kinh túc Thái dương Bàng quang (Y Học Nhập Môn).

+ Vào kinh túc Thiếu âm thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Thận và Bàng Quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng:
+ Chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch (Bản Kinh).

+ An Tâm, trừ lao (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:
+ Trị ngũ tạng, trường vị có nhiệt kết, hoàng đản, trĩ (Bản Kinh).

+ Trị Thận thủy, Bàng quang bất túc, các chứng nuy quyết, lưng đau, chân yếu (Trân Châu Nang).

+ Trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiêu khát,hoàng đản, mộng tinh, Di tinh, tiểu ra máu, xích bạch đới hạ, cốt chưng, lao nhiệt, mắt đỏ, mắt sưng đau, lưỡi lở loét, mụn nhọt độc (Trung Dược Đại Từ Điển).

Cách dùng:
Rưả sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rượu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao với nước muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài.

a) Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.

b) Tẩm rượu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét.

c) Sao cháy: Lương huyết, chỉ huyết.

d) Sao nước muối: Vào kinh Thận.

Liều dùng:
+ Ngày dùng 6 - 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Tùy trường hợp, dùng sống, sao cháy hoặc tẩm rượu sao. Thường dùng Hoàng bá phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng Berberin chiết xuất tinh khiết.

+ Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.

Kiêng kỵ:
+ Sợ Can tất (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Không có hỏa: kiêng dùng (DượcLung Tiểu Phẩm).

+ Tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Tiêu chảy do Tỳ hư, Vị yếu, ăn ít: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hoàng bá
Trị trẻ nhỏ lưỡi sưng:
Hoàng bá, gĩa nát, trộn với Khổ trúc lịch, chấm trên lưỡi (Thiên Kim phương).

Trị họng sưng đột ngột, ăn uống không thông:
Hoàng bá tán bột trộn giấm đắp lên nơi sưng (Trửu Hậu phương).

Trịtrúng độc do ăn thịt súc vật chết:
Hoàng bá, tán bột,uống 12g. Nếu chưa đỡ uống tiếp (Trửu Hậu phương).

Trịmiệng lưỡi lở loét:
Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nước hoặc nhổ đi (Ngoại Đài Bí Yếu).

Trị sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết:
Hoàng bá 40g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g, Phục linh 120g,Đơn bì 120g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 40g (Tri Bá Bát Vị Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu)

Trị phế ủng tắc, trong mũi có nhọt:
Hoàng nghiệt, Binh lang. Lượng bằng nhau, tán bột. Trộn với mỡ heo, bôi (Thánh Huệ phương).

Trị tỵ cam:
Hoàng bá 80g, ngâm với nước lạnh một đêm, vắt lấy nước uống (Thánh Huệ phương).

Trị hoàng đản, phát bối, đố nhũ:
Hoàng nghiệt, tán nhuyễn. Trộn với Kê tử bạch (tròng trắng trứng), đắp, hễ khô là khỏi (Bổ Khuyết Trửu Hậu phương).

Trị thương hàn thời khí, ôn bệnh độc công xuống tay chân xưng đau muốn gẫy, còn trị độc công kích vào âm hộ sưng đau:
Hoàng bá 5 cân, cạo nhỏ, sắc với 3 đấu nước, nấu cho cao lại mà rửa (Thương Hàn Loại Yếu).

Trị nôn ra máu:

Hoàng bá ngâm với mật, sao khô, gĩa nát. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch đông thì có hiệu quả (Kinh Nghiệm phương).
Trị ung thư, phát bối, tuyến vú mới sưng hơi ẩm đỏ:
Hoàng bá tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào (Mai Sư phương).

Trị nhiệt quá sinh ra thổ huyết:
Hoàng bá 80g, sao với mật, tán bột. Mỗilần uống 8g với nước gạo nếp (Giản Yếu Tế Chúng phương).

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt:
Hoàng bá sấy khô, tán bột, trộn với nước cơm loãng làm viên, to bằng hạt thóc. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm (Thập Toàn Bác Cứu phương).

Trị nhiệt bệnh do thương hàn làm lở miệng:
Hoàng bá ngâm mật Ong một đêm, nếu người bệnh chỉ muốn uống nước lạnh thì ngậm nước cốt ấy thật lâu, nếu nôn ra thì ngậm tiếp, nếu có nóng trong ngực, có lở loét thì uống 5,3 hớp cũng tốt (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).

Trị cam miệng lở, miệng hôi:
Hoàng bá 20g, Đồng lục 8g, tán bột, xức vào, đừng nuốt (Lục Vân Tán - Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).

Trị ung thư (mụn nhọt), nhọt độc:
Hoàng bá bài (sao), Xuyên ô đầu (nướng). Lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, đắp vào vết thương, chừa đầu vết thương ra, rối lấy nước gạo rưới vào cho ướt thuốc (Tần Hồ Tập Giản phương).

Trị trẻ nhỏ rốn lở loét không lành miệng:
Hoàng bá, tán nhuyễn, rắc vào (Tử Mẫu Bí lục).

Trị có thai mà bị xích bạch lỵ, ngày đêm đi 30-40 lần:
Hoàng Bá lấy vỏ ở gốc có màu thật vàng và dày, sao đen với mật, tán bột. Dùng củ Tỏi lớn nước chín bỏ vỏ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với nước cơm, ngày 3 lần rất thần hiệu (Phụ Nhân Lương phương).

Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, Di tinh của nam giới:
Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng lúc đói. Vị hoàng bá đắng mà giáng hỏa, Cáp phấn mặn mà bổ Thận (Chân Châu Phấn Hoàn - Khiết Cổ Gia Trân).

Trị Di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hộp, hoảng hốt, là trong ngực có nhiệt:
Nên dùng ‘Thanh Tâm Hoàn’ làm chủ, dùng bột Hoàng bá 40g, Phiến não 4g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗilần uống 15 viên với nước sắc Mạch môn (Bản Sự phương).

Trị trên đầu lở độc, lông tóc quăn lại, mới đầu như quả nho, đau chịu không nổi:
Hoàng bá 40g, Nhũ hương 10g, tán bột. Hoè hoa sắc lấy nước,trộn thuốc bột làm thành làm bánh, đắp trên chỗ lở (Phổ Tế phương).

Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hoặc mùa đông thường ngồi ở cửa lâu ngày, hỏa khí nhập vào bên trong, làm 2 đùi sinh lở, nước chảy rỉ rả:
Dùng bột Hoàng bá xức vào. Ngày xưa có một phụ nữ bị chứng này người ta không biết trị gì, dùng nó thì lành (Y Thuyết).

Sinh cơ nhục lên da non:
Dùng bột Hoàng bá với bột Miến xức vào (Tuyên Minh phương).

Trị trẻ nhỏ lở loét, nửa người không khô:
Hoàng bá, tán nhuyễn. Thêm ít Khô phàn, xoa (Giản Tiện Đơn phương).

Trị Di tinh, đái đục:
Hoàng bá (sao) 640g, Mẫu lệ (nung) 640g. tánn nhỏ, trộn với nước làm thành viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Y Phương Hải Hội).

Trị phong hủi:
Hoàng bá sao rượu, Bồ kết (gai) đốt thành than, tán nhỏ, trộn đều uống với rượu. Kết hợp với dầu Đại phong tử hòa với rượu, để bôi bên ngoài (Y Phương Hải Hội).

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nước, hoặc phân giống hoa cà hoa cải, phân lẫn máu, hoặc có sốt, khát nước, nước tiểu đỏ:
Vỏ Hoàng bá, tán nhỏ, uống với nước cơm mỗi lần 2 - 3g, ngày 4 - 5 lần (Nam Dược Thần Hiệu).

Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, Di tinh của nam giới:
Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, Tri mẫu (sao), Mẫu lệ (nung), Sơn dược (sao), các vị bằng nhau. Tán bột trộn vớihồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 80 viên với nước muối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị chi dưới bị thấp nhiệt, phù thũng và yếu:
Phối hợp với Ý dĩ, Thương truật (Trung Dược Học).

Trị lỵ, tiêu chảy:
Phối hợp với Hoàng liên, Bạch đầu ông (Trung Dược Học).

Trị hoàng đản:
Phối hợp với Đại hoàng, Câu kỷ tử (Trung Dược Học).

Trị khí hư:
Phối hợp với Cương tằm(sao) (Trung Dược Học).

Trị tiểu không thông, đường tiểu nóng, đau:
Phối hợp với Tri mẫu, Nhục quế (Trung Dược Học).

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy:
Hoàng bá 125g, Ngũ vị tử 42,5g, Ngũ bội tử 37,5g, Bạch phàn 25g. Tán bột mịn, rây nhỏ, đóng gói, mỗi gói 5g (Dược Liệu Việt Nam).

Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón, nước tiểu đỏ:
Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).

Tăng cường tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đường mật:
Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).

Trị lỵ ở phụ nữ có thai:
Hoàng bá tẩm mật, sao cháy, tán nhỏ. Tỏi nướng chín, bóc vỏ, gĩa nát. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau, rồi viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 - 40 viên (Dược Liệu Việt Nam).

Trị sốt xuất huyết:
Hoàng bá, Ngưu tất, Tri mẫu, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Hạt muồng (sao), Đan sâm, Đơn bì, Xích thược, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá (sao), Huyết dụ, mỗi vị 10 - 16g. Sắc uống ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).

Trị sốt cơn về chiều, mồ hôi trộm, khát, nhức đầu, tai ù, Di tinh, mộng tinh, nước tiểu vàng, tiểu đục, sưng tinh hoàn, âm đạo viêm, hỏa bốc lên gây nên mắt đỏ, họng viêm, miệng lở:
Hoàng bá, Quyết minh (sao), mỗi vị 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Mộc thông, Trạch tả, mỗi vị 10g. Sắc uống (Dược Liệu Việt Nam).

Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê:
Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g, Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên 0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị suy nhược tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ:
Hoàng bá 10g, Toan táo nhân 25g, Đương quy, Phục linh, Sinh địa, Câu kỷ tử, Cúc hoa, mỗi vị 20g; Viễn chí, Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, mổi vị 15g; Xuyên khung, Nhân sâm, mỗi vị 10g. Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiêu ra máu:
Hoàng bá 20g, Xích thược16g. tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè. Mỗi lần uống 10-12 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng đau âm ỉ:
Hoàng bá 40g, Đương quy 40g. tán bột, trộn với Tỏi nướng, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đới hạ xuống màu vàng, trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa:
Hoàng bá 12g, Sơn dược 16g, Bạch quả 12g. Sắc uống (Di Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
 
Hiện tôi có khoảng 2 000 m2 đất vườn (hiện đang trồng cây tràm) và 1000 m2 đất ruộng đang bỏ hoang, muốn trồng lạoi cây dược liệu gì ít công chăm sóc, các cty dược liệu đang cần .

Đất ở xã Bình hòa Vĩnh cữu Đồng nai, cách Biên hòa khoảng 7 km

Xin tư vấn, cám ơn
Em cũng ở gần anh.cũng đang định trồng cây dược liệu vì vùng đất vĩnh cửu quá sỏi đá.nên dân địa phương chỉ trồng tràm làm nguyên liệu làm giấy.hiên em cũng đang tìm câu trả lời như chủ thớt.có gì anh em mình liên lạc trao đổi.thân chào
 
Hiện tôi có khoảng 2 000 m2 đất vườn (hiện đang trồng cây tràm) và 1000 m2 đất ruộng đang bỏ hoang, muốn trồng lạoi cây dược liệu gì ít công chăm sóc, các cty dược liệu đang cần .

Đất ở xã Bình hòa Vĩnh cữu Đồng nai, cách Biên hòa khoảng 7 km

Xin tư vấn, cám ơn
Chỗ mình có ai cho thuê đất nông nghiệp không bác. E đang có nhu cầu thuê tầm 1ha trồng rau sạch. Cảm ơn bác
 


Back
Top