Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dẫn chúng tôi thăm mô hình trồng dưa leo xen trong vườn cao su, anh Phố vui vẻ nói: "Tôi mới trồng thử nghiệm trên 6 sào đất vườn cao su, không ngờ hiệu quả kinh tế rất khả quan trong khi chi phí đầu tư thấp. Hiện, bình quân mỗi ngày tôi thu hoạch hơn 1 tạ dưa leo, thương lái đến tận nhà thu mua với giá 6.000 - 8.000 đồng/kg, gia đình có thu 1,8 triệu đồng. Khoảng 1 tuần nữa tôi có thể thu hoạch 1 -1,5 tạ/ngày". Theo anh Phố, trừ chi phí, gia đình có thể thu lãi trên 60 triệu đồng/vụ.
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản (từ lúc mới trồng đến khi khai thác mủ lần đầu) khá dài, thường 5- 6 năm. Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập. Trước đây, gia đình anh Phố trồng xen mì (sắn) trong vườn để có thêm thu nhập nhưng không mấy hiệu quả, hơn nữa cây mì còn làm giảm tốc độ phát triển, sinh trưởng của cao su. Vì vậy, anh trăn trở tìm hướng đi mới để vừa có thêm thu nhập trong thời gian cây cao su còn nhỏ, vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Qua một thời gian tìm tòi, học hỏi, anh thấy trồng dưa leo là thích hợp nhất bởi thời gian thu hoạch nhanh mà còn giữ được độ ẩm cho đất, tạo thuận lợi cho sự phát triển của cao su. Do đó, anh bàn với vợ trồng xen 6 sào dưa leo.
Anh Phố cho biết thêm: "Trồng dưa leo khá đơn giản, chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật, tưới nước, bón phân đầy đủ, kịp thời là cây sẽ phát triển tốt và cho hiệu quả cao, chi phí cũng không quá lớn".
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo, anh Phố tiết lộ, khi mới làm đất, bón phân chuồng và NPK, sau đó rải đều vôi bột lên mặt đất, tới khi cây phát triển phun thuốc trừ sâu 1 lần/tuần.
Việc đưa cây dưa leo vào trồng xen cao su là mô hình mới, sáng tạo bởi diện tích cao su non vẫn còn khá nhiều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập và ổn định đời sống khi cao su chưa cho mủ.
Theo KTNT - Dạ Thảo - Hàn Ngọc
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản (từ lúc mới trồng đến khi khai thác mủ lần đầu) khá dài, thường 5- 6 năm. Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập. Trước đây, gia đình anh Phố trồng xen mì (sắn) trong vườn để có thêm thu nhập nhưng không mấy hiệu quả, hơn nữa cây mì còn làm giảm tốc độ phát triển, sinh trưởng của cao su. Vì vậy, anh trăn trở tìm hướng đi mới để vừa có thêm thu nhập trong thời gian cây cao su còn nhỏ, vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Qua một thời gian tìm tòi, học hỏi, anh thấy trồng dưa leo là thích hợp nhất bởi thời gian thu hoạch nhanh mà còn giữ được độ ẩm cho đất, tạo thuận lợi cho sự phát triển của cao su. Do đó, anh bàn với vợ trồng xen 6 sào dưa leo.
Anh Phố cho biết thêm: "Trồng dưa leo khá đơn giản, chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật, tưới nước, bón phân đầy đủ, kịp thời là cây sẽ phát triển tốt và cho hiệu quả cao, chi phí cũng không quá lớn".
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo, anh Phố tiết lộ, khi mới làm đất, bón phân chuồng và NPK, sau đó rải đều vôi bột lên mặt đất, tới khi cây phát triển phun thuốc trừ sâu 1 lần/tuần.
Việc đưa cây dưa leo vào trồng xen cao su là mô hình mới, sáng tạo bởi diện tích cao su non vẫn còn khá nhiều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập và ổn định đời sống khi cao su chưa cho mủ.
Theo KTNT - Dạ Thảo - Hàn Ngọc
Last edited: