Hoa thiên lý còn có tên hoa lý, hoa dạ lài hương, dân gian thường gọi bông lý, tên khoa học là Telosma Cordata (Bura.F). Đó là loại dây leo, lá hình tim, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Mùa ra hoa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Lúc nở hoa có màu vàng xanh và thoang thoảng hương về đêm.
Xưa nay người ta trồng thiên lý chủ yếu để làm cảnh và làm thuốc nhưng kể từ khi các nhà hàng, quán ăn nâng nó lên thành hàng đặc sản, bà con nông dân đã trồng thử nghiệm loài hoa - vị thuốc này để thu hái và bán ra thị trường ngày càng rộng rãi. Nơi sản xuất hoa thiên lý nhiều nhất hiện nay là Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, An Giang. Đặc biệt tại xã Hoà Lộc, huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã có trên 100 hộ trồng hoa thiên lý xen giữa các vườn dừa, năng suất và hiệu quả rất cao.
Cách nhân giống hoa thiên lý cũng khá đơn giản, chỉ chọn phần thân dây không quá già hay quá non rồi cắt thành đoạn dài chừng 7-10 dm. Sau đó phun thuốc kích thích ra rễ rồi khoanh tròn phần gốc trước khi đặt hom xuống đất, phần trên nên giữ lại 2 – 3 mắt lá. Cũng có người tách lấy dây lươn quanh gốc bầu cho ra rễ trước khi trồng, giống như trồng trầu. Thiên lý rất cần ánh áng và thích loại đất pha cát, đất bãi bồi khô ráo và cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.
Kỹ thuật trồng thiên lý là phải lên liếp hoặc đắp mô cao. Phân thích hợp nhất là phân chuồng hoai. Tùy theo điều kiện đất đai mà lên giồng và làm giàn cho phù hợp, trung bình 10 m2 giàn cho một gốc thiên lý. Ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre nhiều bà con cho dây leo trực tiếp lên cây. Nếu đầu tư lâu dài, người trồng có thể dùng cọc bê tông để căng dây. Cũng có thể tận dụng các vật liệu sẵn có để làm giàn như gỗ, chà cây, chà tre.
Muốn cho giàn hoa phát triển mạnh, năng suất cao, người trồng phải biết cách cắt ngọn, dẫn nhánh cho dây tỏa kín khắp giàn. Suốt thời gian thu hoạch cũng cần bổ sung thêm phân chuồng và NPK (16-16-8) cho từng gốc. Dây thiên lý tuy dễ trồng nhưng người trồng nhiều cũng thường gặp các loại rệp và nấm đen. Muốn đề phòng, bà con thường tuyển bỏ bớt lá già, lá bị sâu bệnh rồi đem đốt hoặc chôn. Nếu cần sử dụng thuốc thì nên phòng trừ bằng chế phẩm sinh học, tuyệt đối không được dùng thuốc hóa học.
Khi hết mùa thu hoạch, bà con tiến hành cắt đọt và nhánh phụ, làm vệ sinh gốc và dây, chờ mùa xuân năm sau dây sẽ bắt đầu đâm chồi nhánh mới rồi lại tiếp tục ra hoa. Nếu chăm sóc tốt, dây thiên lý trồng một lần có thể thu hoạch liên tục từ 3 – 4 năm.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Xưa nay người ta trồng thiên lý chủ yếu để làm cảnh và làm thuốc nhưng kể từ khi các nhà hàng, quán ăn nâng nó lên thành hàng đặc sản, bà con nông dân đã trồng thử nghiệm loài hoa - vị thuốc này để thu hái và bán ra thị trường ngày càng rộng rãi. Nơi sản xuất hoa thiên lý nhiều nhất hiện nay là Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, An Giang. Đặc biệt tại xã Hoà Lộc, huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã có trên 100 hộ trồng hoa thiên lý xen giữa các vườn dừa, năng suất và hiệu quả rất cao.
Cách nhân giống hoa thiên lý cũng khá đơn giản, chỉ chọn phần thân dây không quá già hay quá non rồi cắt thành đoạn dài chừng 7-10 dm. Sau đó phun thuốc kích thích ra rễ rồi khoanh tròn phần gốc trước khi đặt hom xuống đất, phần trên nên giữ lại 2 – 3 mắt lá. Cũng có người tách lấy dây lươn quanh gốc bầu cho ra rễ trước khi trồng, giống như trồng trầu. Thiên lý rất cần ánh áng và thích loại đất pha cát, đất bãi bồi khô ráo và cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm.
Kỹ thuật trồng thiên lý là phải lên liếp hoặc đắp mô cao. Phân thích hợp nhất là phân chuồng hoai. Tùy theo điều kiện đất đai mà lên giồng và làm giàn cho phù hợp, trung bình 10 m2 giàn cho một gốc thiên lý. Ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre nhiều bà con cho dây leo trực tiếp lên cây. Nếu đầu tư lâu dài, người trồng có thể dùng cọc bê tông để căng dây. Cũng có thể tận dụng các vật liệu sẵn có để làm giàn như gỗ, chà cây, chà tre.
Muốn cho giàn hoa phát triển mạnh, năng suất cao, người trồng phải biết cách cắt ngọn, dẫn nhánh cho dây tỏa kín khắp giàn. Suốt thời gian thu hoạch cũng cần bổ sung thêm phân chuồng và NPK (16-16-8) cho từng gốc. Dây thiên lý tuy dễ trồng nhưng người trồng nhiều cũng thường gặp các loại rệp và nấm đen. Muốn đề phòng, bà con thường tuyển bỏ bớt lá già, lá bị sâu bệnh rồi đem đốt hoặc chôn. Nếu cần sử dụng thuốc thì nên phòng trừ bằng chế phẩm sinh học, tuyệt đối không được dùng thuốc hóa học.
Khi hết mùa thu hoạch, bà con tiến hành cắt đọt và nhánh phụ, làm vệ sinh gốc và dây, chờ mùa xuân năm sau dây sẽ bắt đầu đâm chồi nhánh mới rồi lại tiếp tục ra hoa. Nếu chăm sóc tốt, dây thiên lý trồng một lần có thể thu hoạch liên tục từ 3 – 4 năm.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: