Trồng nhãn theo tiêu chuẩn vietgap bằng phân bón hữu cơ vi sinh

  • Thread starter hoangty8x
  • Ngày gửi
Trồng nhãn muội nhãn quế, nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn vietgap kết hợp với bón phân hữu cơ vi sinh đúng cách sẽ giúp cây phát triển tốt năng xuất cao
Thời vụ trồng nhãn
Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Kỹ thuật trồng nhãn không khó đồng thời cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn
Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng nhãn khi mùa mưa ổn định, thường từ tháng 6-7 hàng năm.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bắt đầu trồng nhãn vào đầu mùa mưa, thường vào tháng 9 hàng năm.
Chuẩn bị hố và cách trồng
Miền Đông, miền Trung và Tây Nguyên: Hố trồng nhãn có kích thước 1 x 1 x 0,7 m, trộn đều 20-40 kg phân hữu cơ hoai, 300-500 g hỗn hợp NPK 16-16-8 và 0,5-1,0 kg vôi với đất mặt rồi gạt xuống hố. Khi trồng đặt cây xuống giữa hố, mặt bầu cây giống cần cao hơn mặt đất vườn 20 cm, dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên, nén đất xung quanh bầu, cắm cọc giữ chặt cây con, dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô, tưới nước.
upload_1537023293_trong-nhan-theo-tieu-chuan-vietgap.jpg
Đồng Bằng Sông Cửu Long: nên làm mô trên đất đã được lên líp, mô đất đấp thành hình tròn đường kính khoảng 0,6-0,8 m, độ cao thường là 0,3-0,6 m. Đất đấp mô được trộn với 100-200 g hỗn hợp NPK 16-16-8, 0,5 - 1,0 kg vôi, 15-20 kg phân hữu cơ hoai và tro trấu, 10-20g Regent để sát trùng. Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lắp đất lại nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây con. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một lần nếu nắng khô, nếu có mưa thì ngưng tưới.
Chuẩn bị đất trồng
Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên mô, mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 - 8 tấc, cao 5 - 7 tấc. Đất mô trộn với 10 - 15 kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân (nên sử dụng lân Ninh Bình hoặc lân Văn Điển) và nên chuẩn bị mô từ 15 - 30 ngày trước khi trồng.
Chuẩn bị giống
Nhãn tiêu da bò: Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường,... là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Trái chín có màu da bò, cơm khá dày hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm. Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước,...
Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất không cao. Nhãn xuồng cơm vàng được bà con khá ưa chuộng do rất dày cơm, trái to nhưng năng suất cũng không cao. Ngoài ra còn có các giống nhãn khác như Super, nhãn hồng, thái long tiêu, Dona, Hưng Yên, Nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu,...
Nhân giống
Gieo hạt: (chủ yếu để làm gốc ghép) Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay. Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra, ngâm vào nước vôi trong, sau 2-3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2-4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo.

upload_1537023425_trong-nhan-theo-tieu-chuan-vietgap-1.jpg
Chiết cành: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất vì cây chiết có nhiều ưu điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên thích hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, cây chiết cũng có mặt hạn chế là cây mau già, dễ bị đổ ngã nếu bị gió bão vì bộ rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp,...

Cách trồng
Khoảng cách: Nhãn tiêu thường được trồng với khoảng cách 8 - 10m, nhãn long 6 - 8m. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi, đu đủ hoặc trồng nhãn dày hơn với khoảng cách 4m/cây. Đến khi giáp tán thì tỉa bỏ cây giữa.
Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.
Giai đoạn bón phân cho cây bằng phân bón hữu cơ vi sinh
sau khi gieo trồng và chăm sóc nhãn bà con nông dân cần áp dụng tiêu chuẩn vietgap để bón phân hữu cơ vi sinh cho cây bởi dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành trái (ngoại trừ các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa).
Bón phân hợp lý sẽ làm cho năng suất được ổn định. Thiếu phân, đặc biệt là thiếu đạm và kali sẽ làm cho trái rụng, trái nhỏ và cơm mỏng.
Việc cung cấp phân cũng giống như tưới nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến suốt vụ, đặc biệt là sự phát triển của chùm hoa, sự ra trái và thời kỳ sinh trưởng, ra đọt ở vụ sau.
Liều lượng phân bón cho nhãn cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân.
a. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản
Đối với cây 1-3 năm tuổi: sau khi trồng cây nhãn bắt đầu ra đợt đọt non thứ 2 thì bón phân.
Năm đầu tiên cây còn nhỏ nên pha phân vào nước để tưới, phải tưới cách gốc 20-25 cm để tránh phân làm cháy rễ.
Hàng năm bón thêm phân hữu cơ hoai mục 5-10kg/cây.

b. Bón phân thời kỳ khai thác
Đối với cây trên 3 năm tuổi: số lượng phân bón kể trên tăng dần từ 20-30% mỗi năm và số lần bón được chia ra như sau:
Lần 1: Sau khi thu hoạch trái 1 tuần bón: 60%N + 60%P2O5 +25% K2O.Lần 2: Trước khi cây ra hoa 5 tuần bón: 40% P2O5 + 25% K2O.Lần 3: Đường kính quả khoảng 1cm bón: 40%N + 25% K2O.Lần 4: Trước khi thu hoạch trái 1 tháng bón: 25% K2O.
- Hàng năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục khoảng 10-20kg/gốc/ năm hoặc bón phân tro trấu, xác thân đậu, vỏ đậu.
*Chú ý:
- Tùy tình hình sinh trưởng, năng suất nhãn của vụ trước mà gia giảm lượng phân bón NPK cho vụ nhãn kế tiếp.
- Trước khi cây ra hoa, nếu bón phân không hợp lý (nhiều đạm) thì rất dễ dẩn đến cây ra đọt quá mạnh, ức chế quá trình phân hóa mầm hoa. Do đó trong giai đoạn này cần phải giảm bớt đạm, gia tăng hàm lượng lân và kali để lá sớm thuần thục và trổ hoa sớm.
c. Phương pháp bón phân
- Vùng ĐBSCL: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, sâu 10-20 cm cho phân vào lấp đất lại tưới nước.
- Vùng Đông Nam Bộ, miền Trung và Duyên Hải Nam Trung Bộ: Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20-30 cm, sâu 10-20 cm. Lượng phân bón được cho vào rãnh sau đó lấp đất lại và tưới nước.
d. Phun phân bón qua lá:
Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây, có thể dùng hình thức phun phân bón qua lá.
- Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành xong, có thể phun một số loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao như N-P-K: 30-10-10, 40-4-4, 33-11-11,...nhằm giúp cho bộ lá mới ra đều và khỏe mạnh.
- Sau khi khoanh vỏ khoảng 4-7 ngày, để thúc đẩy lá mau thuần thục và sớm trổ, có thể dùng một trong các loại phân bón qua lá như Bloom Plus (Schultz) N-P-K:10-60-10 (20gr/10 lít nước) hoặc MKP 0-52-34 (50gr/10 lít nước). Không nên xịt các loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao vào lúc này vì có thể dẩn đến sự xuất hiện lá non mới, cây tiếp tục ra lá, không ra hoa hoặc hoa ra không đều, dễ hình thành bông lá (trên chùm hoa có mang lá) và những lá non mới này sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với hoa, trái non.
- Trong giai đoạn từ khi trái non cho đến trước lúc thu hoạch, để bổ sung thêm dinh dưỡng, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm và kali cao như N-P-K:13-10-21, 10-0-35, 25-10-17,5 .

Nguồn tin: Huucomientrung.com.vn
 




Back
Top