Hai nhà khoa học trẻ thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tìm ra giải pháp khắc phục bệnh vàng lá greening trên cây có múi hết sức đơn giản: Trồng xen cây ổi vào vườn cam quít.
Dịch bệnh vàng lá greening hoành hành các vườn cây cam quít ở ĐBSCL, thạc sĩ Lê Quốc Điền và kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn được giao nhiệm vụ tìm giải pháp khắc phục. Hai anh bắt đầu bằng việc điều tra tình hình ở các vùng kết hợp với dự án nghiên cứu về bệnh vàng lá của các chuyên gia Pháp, Australia, Nhật đang triển khai ở VN.
Bệnh vàng lá trên cấy có múi
Một lần vào vườn cam của nông dân Lê Văn Bảy ở ấp Mỹ Lợi A, xã An Thới Đông (huyện Cái Bè, Tiền Giang), hai anh bất ngờ khi thấy vườn cam hoàn toàn tươi tốt, trong khi các vườn xung quanh lại èo uột. Để ý thật kỹ thì thấy vườn ông Bảy từ trước tới nay đều có trồng xen cây ổi để tận dụng đất trống.
Tìm hiểu thêm ở nhà ông Nguyễn Văn Sang thuộc xã Mỹ Lương bên cạnh, Tuấn và Điền thấy trước đây vườn cam của ông có trồng xen ổi thì cam tốt, lúc chặt ổi đi thì cam bệnh. Hai anh ghi nhận sự kiện này và bước đầu nhận xét: Có khả năng bọn rầy chổng cánh (tác nhân gây bệnh vàng lá greening) kỵ lá cây ổi.
Rầy chổng cánh
Hai người bắt đầu thực nghiệm trên một công đất, trồng theo mật độ 60 cây cam sành xen với 60 cây ổi. Kết quả, không thấy rầy chổng cánh xuất hiện. Bước thí nghiệm tiếp theo, họ cho ngắt hết lá ổi trong vườn thì chỉ 2-3 ngày sau là rầy chổng cánh xuất hiện. Phải chờ tới khi lá ổi ra nhiều trở lại thì bọn rầy mới biến mất.
Tới đây thì có thể khẳng định lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi rầy, Điền và Tuấn tiếp tục khảo nghiệm trên hai mô hình: vườn cam quít có xen ổi và vườn cam quít không xen ổi. Kết quả sau 11 tháng cho thấy vườn không xen ổi bị nhiễm bệnh 60%; còn vườn có xen ổi hoàn toàn không nhiễm bệnh cây nào. Hai anh kết luận: Trồng ổi xen trong vườn cây có múi có tác dụng ngăn chặn được sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phòng ngừa được bệnh vàng lá greening.
Giải pháp trên đã được hai nhà khoa học trẻ nhân rộng ra trên 34 mảnh vườn của nông dân các huyện Tam Bình, Bình Minh (Vĩnh Long). Kết quả cho thấy không có rầy chổng cánh xâm nhập. Trong khi đó, những cây ổi xen canh đã bắt đầu trưởng thành, dự tính sẽ cho trái vào tháng tám sắp tới. Ông Nguyễn Văn Hiểu, một chủ vườn ở Tam Bình, phấn khởi: “Trong khi chờ đợi cam quít có trái thì thu hoạch ổi bán. Lấy ngắn nuôi dài như vầy thì nhà vườn sống được”.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam phối hợp cùng TS.Katsuya Ichinose - chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS). Việc trồng xen cây ổi trong vườn cây ăn trái có thể xua đuổi rầy chổng cánh là do mùi của chất dịch terpenoids (nhóm hương ổi) có trong lá ổi. Tuy nhiên trong vườn cam cần phải có một lượng mùi terpenoids đủ mạnh, nếu không rầy vẫn tới.
(Theo Tuổi Trẻ)
+ Để biết thêm các thông tin nông nghiệp/thủy sản mới nhất. Vui lòng truy cập Sitto Việt Nam
+ Biết thêm các thông tin địa điểm du lịch hot nhất tại Phượt Hot.
Dịch bệnh vàng lá greening hoành hành các vườn cây cam quít ở ĐBSCL, thạc sĩ Lê Quốc Điền và kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn được giao nhiệm vụ tìm giải pháp khắc phục. Hai anh bắt đầu bằng việc điều tra tình hình ở các vùng kết hợp với dự án nghiên cứu về bệnh vàng lá của các chuyên gia Pháp, Australia, Nhật đang triển khai ở VN.
Bệnh vàng lá trên cấy có múi
Một lần vào vườn cam của nông dân Lê Văn Bảy ở ấp Mỹ Lợi A, xã An Thới Đông (huyện Cái Bè, Tiền Giang), hai anh bất ngờ khi thấy vườn cam hoàn toàn tươi tốt, trong khi các vườn xung quanh lại èo uột. Để ý thật kỹ thì thấy vườn ông Bảy từ trước tới nay đều có trồng xen cây ổi để tận dụng đất trống.
Tìm hiểu thêm ở nhà ông Nguyễn Văn Sang thuộc xã Mỹ Lương bên cạnh, Tuấn và Điền thấy trước đây vườn cam của ông có trồng xen ổi thì cam tốt, lúc chặt ổi đi thì cam bệnh. Hai anh ghi nhận sự kiện này và bước đầu nhận xét: Có khả năng bọn rầy chổng cánh (tác nhân gây bệnh vàng lá greening) kỵ lá cây ổi.
Rầy chổng cánh
Hai người bắt đầu thực nghiệm trên một công đất, trồng theo mật độ 60 cây cam sành xen với 60 cây ổi. Kết quả, không thấy rầy chổng cánh xuất hiện. Bước thí nghiệm tiếp theo, họ cho ngắt hết lá ổi trong vườn thì chỉ 2-3 ngày sau là rầy chổng cánh xuất hiện. Phải chờ tới khi lá ổi ra nhiều trở lại thì bọn rầy mới biến mất.
Tới đây thì có thể khẳng định lá ổi có khả năng đặc biệt xua đuổi rầy, Điền và Tuấn tiếp tục khảo nghiệm trên hai mô hình: vườn cam quít có xen ổi và vườn cam quít không xen ổi. Kết quả sau 11 tháng cho thấy vườn không xen ổi bị nhiễm bệnh 60%; còn vườn có xen ổi hoàn toàn không nhiễm bệnh cây nào. Hai anh kết luận: Trồng ổi xen trong vườn cây có múi có tác dụng ngăn chặn được sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phòng ngừa được bệnh vàng lá greening.
Giải pháp trên đã được hai nhà khoa học trẻ nhân rộng ra trên 34 mảnh vườn của nông dân các huyện Tam Bình, Bình Minh (Vĩnh Long). Kết quả cho thấy không có rầy chổng cánh xâm nhập. Trong khi đó, những cây ổi xen canh đã bắt đầu trưởng thành, dự tính sẽ cho trái vào tháng tám sắp tới. Ông Nguyễn Văn Hiểu, một chủ vườn ở Tam Bình, phấn khởi: “Trong khi chờ đợi cam quít có trái thì thu hoạch ổi bán. Lấy ngắn nuôi dài như vầy thì nhà vườn sống được”.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam phối hợp cùng TS.Katsuya Ichinose - chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS). Việc trồng xen cây ổi trong vườn cây ăn trái có thể xua đuổi rầy chổng cánh là do mùi của chất dịch terpenoids (nhóm hương ổi) có trong lá ổi. Tuy nhiên trong vườn cam cần phải có một lượng mùi terpenoids đủ mạnh, nếu không rầy vẫn tới.
(Theo Tuổi Trẻ)
+ Để biết thêm các thông tin nông nghiệp/thủy sản mới nhất. Vui lòng truy cập Sitto Việt Nam
+ Biết thêm các thông tin địa điểm du lịch hot nhất tại Phượt Hot.