Trung Quốc “cấm biên”, hàng ngàn container ách tắc

[h=2]Gần 400 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tại Móng Cái, Quảng Ninh đang có nguy cơ phá sản khi số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất bị tắc lại ngày càng nhiều.[/h]
be.jpg;pvb433522e482d7262

Bến Lục Lầm từng sôi động nhất vùng biên nhưng giờ chìm trong yên ắng - Ảnh: P.H.S

<tbody> </tbody>
Cửa khẩu Ka Long vốn rất đông đúc, tấp nập, bởi là nơi xuất hàng nhiều nhất TP.Móng Cái (Quảng Ninh) với 9 điểm xuất hàng. Thế nhưng lúc 9 giờ sáng ngày 23.8, trước mắt chúng tôi chỉ lác đác vài chiếc xe đông lạnh đang xuống hàng. Dưới bến sông, hàng trăm chiếc đò máy đỗ san sát im lìm. 15 giờ, đường vào bến Lục Lầm, P.Hải Hòa cũng vắng tanh vắng ngắt. Sát lối vào bến, vài chục cửu vạn, lái xe… ngồi chật các quán nước tán chuyện hoặc tụ tập chơi bài…
Tồn đọng gần 4.000 container
Bị phong tỏa tài khoản
Thượng tá Ngô Minh Tuấn, Phó trưởng công an TP.Móng Cái cho biết, năm 2011, có 11 trường hợp doanh nhân người Việt bị TQ phong tỏa tài khoản mở ở ngân hàng TQ. Cơ quan chức năng phía TQ cho rằng trong quá trình điều tra về các hoạt động buôn lậu, kinh doanh trái phép... họ phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nhân TQ. Những nghi can này có giao dịch với các doanh nhân VN thông qua một số tài khoản mở tại Đông Hưng (TQ) nên họ phong tỏa tài khoản trong 6 tháng để điều tra.

<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>
Anh Nguyễn Văn Thanh (39 tuổi), lái xe container chở hàng đông lạnh hơn 4 năm nay cho biết, chưa bao giờ tình hình xuất hàng tại bến Lục Lầm lại khó khăn như hiện tại. Bình thường, container hàng chuyển từ Hải Phòng lên đến đâu là được tháo kẹp chì, cửu vạn vận chuyển xuống đò đưa qua bên kia ngay. Kẹt lắm cũng chỉ một hai ngày là xuất được. Trong khi giờ ngày nhiều cũng chỉ được chục container, thậm chí có ngày chỉ xuất được 2 container, toàn bộ số container bị ách lại đều phải gửi vào kho bãi gần bến. Hàng ngàn cửu vạn quê Nam Định, Hưng Yên… bị thất nghiệp, không trụ nổi phải về quê.
Theo một cán bộ thuộc Tổ Hải quan Lục Lầm, Chi cục Hải quan Móng Cái, đây là thời kỳ hàng xuất qua bến ít nhất trong hàng chục năm nay. Mỗi ngày chỉ xuất được vài container. Còn theo một chủ hàng, trước đây tại Lục Lầm có ngày xuất tới hàng trăm container, toàn Móng Cái có ngày xuất tới gần 500 container hàng.
Thống kê của Hải quan Móng Cái cho thấy, đến thời điểm hiện tại, số lượng container hàng tạm nhập tái xuất tồn đọng đã lên đến gần 4.000, trong đó có hơn 1.000 container hàng đông lạnh.
Doanh nghiệp VN “nắm đằng lưỡi”
Điều mà nhiều DN làm xuất nhập khẩu ở Móng Cái lo ngại là chưa biết bao giờ tình trạng “cấm biên” của phía Trung Quốc (TQ) mới kết thúc. Trước đó, đã nhiều lần phía TQ “cấm biên” nhưng chỉ tối đa là 3 tháng, đợt “cấm biên” lần này đã kéo dài tới gần 6 tháng, nhiều DN bị ùn hàng đang có nguy cơ phá sản.
Theo một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, việc ách tắc hàng xuất tại cửa khẩu không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, gây khó khăn cho DN mà còn tác động đến đời sống của người dân vùng biên. Quan điểm của tỉnh là duy trì và thúc đẩy hoạt động tạm nhập tái xuất vì đây loại hình thức dịch vụ thương mại phong phú và đa dạng. Tỉnh và các ngành chức năng sẽ đẩy mạnh hợp tác với TQ để giao lưu hàng hóa ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho cả hai bên, tránh gây thiệt hại cho DN tạm nhập tái xuất.
Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên, ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái nhìn nhận, thành phố “không thể đề xuất gì với phía TQ mà chỉ có thể cố gắng tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng nhiều kho bãi, trạm điện, tạo thủ tục thông thoáng… để họ hoạt động”.
Một DN có trụ sở tại Móng Cái tính toán, với container chứa hàng đông lạnh, tiền điện để bảo quản phải từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ngày, tiền lưu kho bãi từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày… Do là hàng tạm nhập rồi tái xuất qua cho phía TQ nên DN VN làm dịch vụ sẽ chi trả rồi thanh toán với chủ hàng phía TQ. Nếu thời gian lưu kho bãi kéo dài, chi phí đội lên rất cao, thậm chí lớn hơn giá trị hàng trong container dẫn đến chủ hàng TQ bỏ hàng. Khi đó, DN VN phải chịu mọi tổn thất, bởi hai bên ít khi có ràng buộc hoặc nếu có thì DN VN cũng nắm đằng lưỡi.
 


Trung Quốc làm thế là đúng.
*
Từ xưa, TQ và VN có lối làm ăn phi pháp, gọi là Tiểu Ngạch.
Đó là xuất nhập khẩu không có giấy tờ, rất dễ lậu thuế.
Lậu thuế từ 1% cho đến 100%, không ai biết được.
Ngoài chuyện lậu thuế, còn chuyện miễn dịch, hàng cấm,
ma tuý, buôn đàn bà và trẻ em nữa.
Cũng vì thế, mà phía ViệtNam có tình trạng buôn lậu qua
biên giới, trốn thuế hàng tỷ đồng. Nó còn dẫn đến tham ô
biến chất của các cán bộ Đảng từ cấp thấp binh nhì công
an cho đến bí thư tỉnh uỷ.
*
Tình trạng này không có ở các nước tiên tiến, nơi mà hiến
pháp và luật pháp là đời sống thật của nhân dân.
*
Hợp pháp hoá xuất nhập khẩu là bước trước nhất và phải làm
để cho nước ta có một đời sống chính trị lành mạnh. Nhiều
luật sẽ phải đổi, chứ không thắt cổ dân, bắt dân chui lỗ nhỏ
(tiều ngạch) để tha hồ chấn lột dân trong bóng tối.
*
Ví dụ, các Động Vật Hoang Dã dân ta chăn nuôi, và vận chuyển
qua đất ta, chủ yếu đi qua các lỗ nhỏ này, nhưng đời sống bà
con chăn nuôi chúng vẫn không giàu lên được, vì lỗ nhỏ giúp
cho luật pháp cứ xiết cổ bà con, chứ không nới ra cho bà con
chăn nuôi hợp pháp. Rất nhiều mặt hàng nông nghiệp của ta
cũng bị ăn chặn và chấn lột nhiều lần trên các nẻo đưòng từ
cực nam tổ quốc cho đến các lỗ nhỏ ở biên giới.
*
Đáng xấu hổ thay, kẻ làm cách mạng chấn chỉnh lối sống hợp
pháp lành mạnh lại là kẻ thù của ta làm trước. Dù sao, ta
cũng phải làm, và trước nhất là tán thành, ủng hộ việc đóng
cửa vĩnh viễn các lỗ nhỏ ở biên giới. Có thế, công của của
dân mới được bảo vệ hợp pháp, không bị ăn chặn vào túi bọn
tham ô bất lương.
*

--------

http://www.baomoi.com/Khong-co-chuyen-Trung-Quoc-cam-bien/45/9131046.epi
*
Theo ông Sơn, phía Trung Quốc có tăng cường các trạm kiểm soát nhưng chủ yếu để kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát việc nhập khẩu sang Trung Quốc qua đường mòn, lối mở. Còn các hoạt động thông quan chính ngạch vẫn được tiến hành bình thường.


 
Last edited:
Kẻ thù của ta làm đúng quá đó nhỉ?hii, DN ra làm ăn mà cứ phải chui chui. mình chúa ghét cái "địa lơi" đó tạo ra để bắt dân làm gì cũng khó, muốn làm ăn chân chính, minh bạch, khó vô cùng?
 


Back
Top