Trung Quốc thu mua hàng hóa Việt Nam

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Ý tưởng này hay đây.

Khi nào thực hiện cái này chắc phải nhờ anh hongvanpv làm hướng đạo. Phải đến nơi xem người ta mua bán như thế nào? nhu cầu ra sao?

Trước nay mình vẫn muốn có những chuyến đi như thế, nhưng k có điều kiện, nay có hongvanpv xem như ý muốn đã hiện thực một phần.
Thank you!

tôi nghỉ nếu có thể cũng cần có những chuyến đi thị xác xem người ta làm ăn như thế nào ? chứ cứ loanh quanh con cá,cái ao.khi có rồi...nghe đâu...hình như...
người ta hay mình học,người ta dở mình tránh...chứ cứ mãi nghe đâu...hình như....
 


Tại sao chúng ta lại chậm như thế?
Nói ra thì đau lòng, mà lại còn bị mang tiếng là phản động nữa .
Thực chất của sự việc thì lãnh đạo cao cấp của chúng ta trình
độ thấp, và chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân thôi.
*
Đã có rất nhiều bài báo nói về giao thông và buôn bán với TQ
cần chính phủ nới tay, nhưng báo viết năm này qua năm khác,
chính phủ vẫn làm ngơ . Ví dụ tỉnh Quảng Ninh đóng thuế lên
trung ương, chỉ xin trung ương để lại nhiều hơn chút nữa để
mở mang đường sá cho khỏi tắc hàng, thì thu nhập sẽ tăng hơn,
và sẽ đóng thuế được nhiều hơn nữa. Bao nhiêu năm trôi qua,
tình hình giao thông ảnh hưởng xuất khầu và thuế vẫn không được
cải thiện như mong đợi.
*
Ví dụ nữa về Luật: Mỹ bỏ luật coi cá sấu là động vật hoang dã,
mọi người được thả giàn nuôi, chở đi, buôn bán, săn, giết cá sấu.
Úc cũng vậy. Thái thì bỏ luật coi Hổ là DVHD. Thế nhưng Rắn, kỳ
đà, tắc kè, nước ta nuôi con số lên đến cả triệu, gấp nhiều lần
so với hoang dã, nhưng nhà nước vẫn không đổi Luật, khiến cho
bà con nuôi Rắn, Tắc kè rất khó mang đi bán, làm hạn chế sản
xuất nông nghiệp.
*
Nhiều người ở nước ngoài muốn về VN làm ăn, nhưng họ sợ Luật
ViệtNam không nghiêm chỉnh, mà phải chạy cửa sau nhiều . Kinh
doanh mà chạy cửa sau, rất khó làm văn bản chính thức, nên
không thể đầu tư danh nghĩa nước ngoài được, mà phải lấy tên
người ViệtNam . Kinh doanh dưới tên người khác thì không thể
làm lớn được, nhất là công ty cổ phần. Hầu hết những người ở
Mỹ về VN làm ăn với bà con đều thất bại, mất hết vốn.
*
 
Tại sao chúng ta lại chậm như thế? Phải chăng cũng từ tư tưởng e dè sợ sệt, càng e dè, càng chậm chân, mất hết cơ hội, chừng nào VN trở thành một thị trường của hàng TQ thì lúc đó chúng ta có muốn thay đổi cũng không thể.

Nhớ lại vấn đề cấm xe ba gác mấy năm trước đây, chủ trương cấm là của ta đưa ra, vậy mà sản phẩm thay thế lại là của TQ, chúng ta chẳng có một động thái nào để chuẩn bị đón nhận cơ hội quá tuyệt vời này. Chúng ta trách ai đây, trách ta quá dỡ hay là khen TQ quá nhạy bén?

Một thị trường 1.5 tỷ người nằm kề bên ta, vậy ta phải nhìn nhận như thế nào để khai thác cho hiệu quả?

Bây giờ TQ xây công ty ấp trứng rắn để nuôi, ta nói rằng không bán cho họ, liệu có được không? Hãy suy nghĩ cho kỹ. Hay là đến một lúc nào đó mạnh ai nấy bán, giá cả hạ, thị trường loạn nhịp.

Tôi nghĩ tại sao TQ xây cơ sở ấp trứng rắn, còn ta thì không? không đủ lực thì hợp tác, cái dỡ của chúng ta có lẽ là ở chổ này, mạnh ai nấy làm, cạnh tranh lẫn nhau và cùng nhau chết.

Có lẽ ngành nuôi rắn và nhiều ngành khác nữa phải cần có một nhạc trưởng để điều khiển giàn nhạc này có bài bản, không lỗi nhịp.
Cám ơn anh Xuân Vũ đã thẳng thắn, tin cậy anh em nêu lên vấn-đề anh đang đối-diện. Riêng với tui thì trên tầm hiểu biết của tui, nhưng tui ý-thức được tầm quan-trọng của nó, nên hồi-hộp, hứng-thú theo dõi. Ý nào cũng hay, cũng đi sát vào hiện tình trước mắt.
Tui lấy ý của anh nguyenhungdung để trích-dẫn, như là một tiêu-biểu, bởi tui hoan-nghênhh cái can-đảm nhìn thẳng toàn-diện để đối-diện vấn-đề và kêu gọi giải-pháp liên-kết. Chúng ta cần biết rõ chúng ta đang làm gì, chứ không ăn xổi ở thì, chỉ đi vào ngõ cụt.
Một lần nữa, cám ơn mọi người. Nhất là người đưa ra đề-tài.
Xin chờ để đọc tiếp.
Thân.
 
Chỉ có con lãi mới biết được trong ruột người có những gì và hình thù ra sao (nội soi hay MRI cũng không bằng). Những gì xảy ra trong phạm vi đất nước Việt Nam, chính phù VN biết hết.
Theo bác anhmytran thì cán bộ cao cấp có trình độ thấp. Thiết nghĩ không đến nỗi tệ như vậy mà trong đó có thấp, có cao (không hay nhưng cũng không quá dở); Còn như nguyenhungdung thì không biết trách ta quá dở hay khen TQ quá nhạy bén. Hình như ta không dở đâu mà chỉ là TQ quá hay!!!
Đến đây, có lẽ quí vị chắc đã cảm thấy bực mình vì những lời lẽ ỡm ờ của tui. Hãy khoan, muốn biết vì sao như vậy xin hãy hỏi con lãi sẽ rõ!
 
Ý tưởng này hay đây.

Khi nào thực hiện cái này chắc phải nhờ anh hongvanpv làm hướng đạo. Phải đến nơi xem người ta mua bán như thế nào? nhu cầu ra sao?

Trước nay mình vẫn muốn có những chuyến đi như thế, nhưng k có điều kiện, nay có hongvanpv xem như ý muốn đã hiện thực một phần.
Thank you!
Cho Hathu xin 1 vé với ạ. Hathu nghe nhiều về chợ biên giới Lạng Sơn rồi, nhưng chưa có dịp "mục sở thị", chắc chắn sẽ có nhiều điều học hỏi ở đây. Các anh khi nào đi thì cho Hathu đi với, nhiều lần muốn đi, nhưng là con gái, lại ko rành đường đi nước bước, khó đủ bề. Sợ bị....bán sang TQ, hihi
 

Anh hongvanpv có nhiều điều kiện đi đây đó sướng thật.

Những gì anh thông tin về thị trường TQ là rất hay đã giúp những người sàn xuất nông nghiệp chúng ta có cái nhin xác thực hơn về thị trường TQ, về tập tính làm ăn của người TQ.

Có thể đó cũng là những bài học quý báu mà ta cần phải học.

Chúng ta đặt câu hỏi tại sao nông dân chúng ta chưa giàu? tôi xin dùng từ này, chứ không nói rằng tại sao chúng ta còn nghèo? Câu trả lời có lẽ một phần nằm ở đây?

Ý tưởng chúng ta có, nhưng thực hiện ý tưởng lại rất kém. Một phần có lẽ do chúng ta thiếu sự năng động cần thiết, thiếu tính tổ chức và thiếu một chút tự tin, một chút dũng cảm (tôi không dám nói là liều mạng).

Có lẽ nông dân chúng ta phải cách mạng lại những tư duy này chăng?

Cám ơn topic và cám ơn diễn đàn có chỗ cho em giãi bày.

Em có vài lần sang Trung Quốc, em làm phiên dịch cho 1 đoàn doanh nghiệp Đức đi mua nông sản đóng hộp (mua thơm (dứa) và măng đóng hộp). Trong lúc giải lao, người bán (TQ) hỏi em :"Sao bên Việt Nam cũng có, nguyên liệu thô lại có phần thơm và ngọt hơn mà cô không dẫn khách về nước mình mà mua. Chúng tôi đôi khi thiếu nguyên liệu cũng sang Việt Nam thu mua về chế biến đấy." Cả khách mua, em, lẫn người bán đều công nhận rằng, nguyên liệu thô của Việt Nam gần bằng Thái, thơm và ngọt, còn họ tự nhận rằng chất lượng của họ kém, trái cây (xoài, thơm, cả dưa hấu) mà ăn như rau, vì họ trồng xen canh, khai thác triệt để đất đai, mùa vụ để làm sao nhanh nhất có sản phẩm phục vụ thị trường, quả ko kịp để mà chín nữa. Nhưng từ đầu đến cuối, có thể nói họ đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người mua (quả to, hộp đẹp, vệ sinh tốt???). Rất rất Pro - chuyên nghiệp.

Không chỉ Trung Quốc đâu ạ, còn Thái Lan, Malaysia,...nữa. Chúng ta cũng có xuất nguyên liệu thô cho họ. Và bên Tây Âu thì chỉ biết đến thương hiệu của họ.

Em mang ấm ức về Việt Nam, lặn lội đến các tỉnh hỏi để tìm cơ hội xuất hàng Việt Nam. Ra Hải Dương, nhà máy chế biến măng và dưa chuột khá lớn, từng xuất sang Nga, Đông Âu (chưa vào Tây Âu lần nào), thì vấn đề lộ ra, nhiều vấn đề lắm.

Thứ nhất, nguồn nguyên liệu thô nhà máy không tự chủ được, đặt nông dân, kể cả đưa tiền trước. Nhưng đến mùa thu hoạch, lái buôn trả cao hơn, họ bán. Nhà máy ko dám ký hợp đồng trước, chỉ chừng nào nắm chắc nguyên liệu trong tay mới dám hứa, sợ đền hợp đồng, mà đến lúc có nguyên liệu rồi thì chắc có người mua không?
Nhà máy đành phải đầu tư thêm trang trại, tự sản tự tiêu, nhưng ko mấy khả thi, chi phí quá nhiều, mà nhà máy còn than :"Tự trồng mà sản lượng cũng còn 30% tùy thuộc vào "ông trời" - thời tiết."

Thứ hai, về quy cách đóng gói, chúng ta ko đủ tiêu chuẩn vệ sinh từ khâu sơ chế đến khâu đóng hộp. Hộp thủy tinh nhà máy đó (em sẽ ko quơ đũa cả nắm, chỉ đơn cử 2 nhà máy mà em đi khảo sát) phải nhập của TQ, muốn mua theo quy cách hộp thiếc 3kg (tiêu chuẩn thường của Châu Âu nó thế), thì cũng nhập hộp của TQ, về đầu tư thêm dây chuyền đóng hộp, nhà máy nhăn mặt ngao ngán khâu đầu tư, vì kết quả thu được chưa tương xứng.

Thứ ba, khâu tiếp thị và kinh doanh. Tiếp thị nông sản sang nước ngoài nhưng thiếu rất nhiều ở kiến thức về nhu cầu thị trường (tây Âu cần hộp thế này, nước thế kia, cắt theo kiểu nọ), mẫu mã bên ngoài sản phẩm phải bắt mắt, vv... và thiếu cả kiến thức kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, hợp đồng (cái này em sợ nhất - sai con chữ, bán cả mẹ con vợ chồng con trâu chứ không chỉ bán mình nó), các điều khoản xuất nhập khẩu.

Để một sản phẩm nông sản đóng gói hoàn chỉnh đi ra nước ngoài là cả 1 quá trình...ko dễ, phải chăng đó là lý do mà nông dân ta thường xuất nguyên liệu thô, dù biết rằng, đó chỉ là nguồn lợi trước mắt, và rằng chúng ta sẽ chỉ được hưởng 1/10 giá trị của chính nó khi thành phẩm?

Những thành phần tham gia vào công cuộc này: người nông dân, lái buôn, doanh nghiệp chế biến - người xuất khẩu (nghiên cứu thị trường và làm mọi thủ tục cho sản phẩm đi) chưa tạo nên 1 dây chuyền suôn sẻ. Đó là cả 1 hệ thống mà trách nhiệm ko thuộc riêng ai.

Cái nhìn của em còn hạn hẹp, có thể phiến diện, chỉ là kinh nghiệm cá nhân, nhưng em biết nó là góc tối của ngành nông nghiệp chúng ta, và góc tối này còn khá rộng.

Một lần nữa, em cám ơn diễn đàn, cám ơn topic có chỗ cho em chia sẻ.

------ 2 minutes:

Vậy trước khi đi Hathu phải học hóa-trang. Cứ làm cho tệ đến mức... cho cũng không thèm! (Nói gì tới mua)?
Hihi, vậy thì lại sợ các anh đi cùng đoàn...hỏng thèm đi chung với Hathu đó Bác ơi. Hix, vất ở giữa đường thì chỉ có nước gọi bác Thuy-canh đến "nhặt" về, sợ lúc đó bác cũng...Chạy luôn. hihi
 
Last edited by a moderator:
bác cứ bán bình thường . miễn sao được giá có lời nhiều là làm

vì hoj ko mua của bác thì có thể mua của người khác hay của nước khác như Lào hay Campuchia
 
Với tình hình giá trứng rắn ráo trâu tại biên giới VN-TQ, giá là 75 NDT/1 quả , tương đương 150.000$ VN. Nếu thời giá này kéo dài đến suốt mùa rắn đẻ thì VN còn rất ít rắn con. Vì đợt đầu trứng đã bán qua TQ rất nhiều
 
con con nghe co cho nguoi ta ban 200vnd 1 con day bac vu ah
neu nhu co ai do muon nuoi ma nge gia con giong bi gio thi moi nguoi cung phai nghi lai
gia con giong qua cao rui dan minh cung phai mua giong cua trung quoc,nhu rua va nhim day
bit vay ma sao moi5 nguoi van ban trung giong cho trung quoc,trong khi nhu cau ve vat nuoi nay dang co xu huong phat trien tai viet nam
moi nguoi cung biet ve con nhim va tinh hinh bi gio cua con nhim
roi con ran rao trau nay cung se roi vao tinh trang nhu vay
moi nguoi tu lam kho nhung nguoi dan ngheo va cung tu lam kho chinh minh
ai cung biet la ran dang co gia,sao minh ko tu nam quyen chu dong tren thi truong ma lai trao quyen do cho trung quoc
moi nguoi dung vi loi ich ca nhan ma quen di hau qua sau nay
CHAC CHAN LA BAI VIET NAY SE CO XUC PHAM 1 SO THANH VIEN CUA DIEN DAN,NHUNG DO LA CAI NHIN CUA TOI VE TINH HINH BAY GIO,HAY BO QUA CHO TOI
TOI CHI MUON DANH NHUNG DIEU TOT DEP NHAT CHO NGUOI DAN NGHEO VIET NAM
VI TOI LA NGUOI VIET NAM
 
Không được đâu bạn ơi. Nếu mình không bán thì cũng chẳng có ảnh hưởng gì đên người mua (TQ) đâu. Một hạt cát không giữ được sa mạc đâu bạn ơi
 
Lâu này thương lái TQ vẫn thường xuyên thu mua rắn ở VN với giá khá cao
(cao hơn so với mức giá tiêu thụ trong nước) . Và bây giờ họ đang phát
triển kỹ thuật nuôi rắn ngay tại quê nhà khi thấy được nguồn lợi khá lớn
từ vật nuôi này. Liệu khi họ nuôi thành công với kỹ thuật cao hơn, quy mô
lớn hơn chúng ta -> chi phí đầu tư giảm xuống + năng suất cao hơn -> hạ
giá thành. Khi VN không còn lợi thế độc quyền ( khí hậu, môi trường) VN
không những mất đi một bạn hàng lớn mà còn đối đầu với nguy cơ đối tác
chuyển thành đối thủ cạnh tranh ( sẽ ra sao khi con rắn chạy ngược từ trung
quốc về VN như bao mặt hàng giá rẽ khác).

Cũng giống như TQ đang cư sử với ngành đánh bắt hải sản tại VN khi mà họ
vừa đánh đuổi ngư dân VN vừa cho tàu thu mua hải sản của ngư dân VN ngay
trên biển với giá cao -> một mặt làm các công ty hải sản VN điêu đứng (do thiếu
nguyên liệu), một mặt họ có thể tự do khai thác trên vùng biển thuộc chủ quyền
VN. Khi thu mua trứng rắn với số lượng lớn, giá cao họ có thể vừa kiềm chế ngành
này tại VN ( vì bao nhiêu con giống họ mua hết) vừa phục vụ cho mục đích phát
triển kỹ thuật nuôi mới tai TQ (với quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại hơn VN). Thị
trường TQ rất lớn nhưng thị trường VN không phài là không hấp dẫn, khi kỹ thuật
nuôi tiên tiến phát triễn đại trà ở TQ -> giá rắn ở TQ hạ xuống, rất có thể họ sẽ
nhòm ngó sang thị trường VN (Khi kỹ thuật nuôi ở ta không tốt bằng, quy mô nhỏ
hơn, chi phí cao hơn thì nông dân VN khó mà cạnh tranh lại) . Mặc dù vậy trong
trung và ngắn hạn điều đó rất khó xãy ra và chúng ta hoàn toàn có thể khai thác
tốt thị trường này.

Điều quan trọng là chúng ta cùng đoàn kết lại giúp đỡ, hỗ trợ nhau về kỹ thuật
, con giống chăn nuôi. Nhà nước cần hỗ trợ vốn, thủ tục pháp lý, kỹ thuật mới từ
các chuyên gia. Thằng TQ nó có tiền ( mà đồng tiền là sức mạnh ) nó cứ mua giá
cao ( mà giá cao lời nhiều thì nông dân bán thôi). Điều quan trọng là nông dân VN
cần hoàn thiên kỹ thuật nuôi hạ chi phí xuống mức thấp nhất có thể vừa nâng cao
được lợi nhuận vừa có tính cạnh tranh cao ( canh trah với TQ (nếu xảy ra) chứ không
phải cạnh tranh với nhau). Nếu TQ nuôi được mà chi phí cao hơn VN thì họ vẫn cứ
nhập hàng của ta( vừa có thị trường tiêu thụ rộng lớn vừa tránh được hiểm họa cạnh tranh).
Ngoài thị trường trong nước thì TQ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta
giữ vững giao thương với họ có thể đảm bảo đầu ra với số lượng lớn nên nông dân VN có thể
an tâm mà nuôi. không lo ngại bị ép giá khi nghề này phát triển phổ biến ở VN.
Nhưng hiện tại giá giống vừa cao, vừa hiếm làm chi phí cũng nâng lên và khó khăng cho những
người mới gia nhâp nghề. Nếu TQ mua cao thì chúng ta cứ bán
nhưng phải giữ lại 1 số lượng nhất dịnh để phát triển đàn giống ở VN giúp đỡ nông
dân VN cùng làm giàu.
Một vài dòng góp ý, nếu có gì sai sót mong các chú, các bác bỏ qua...
 
Last edited by a moderator:
TQ đã nuôi thành công Cá Sấu (Quảng Đông) và Rùa (Quảng Tây) rồi.
Họ cũng có làng Rắn từ lâu (tôi không rõ họ nuôi rắn gì).
Theo tin ở diễn đàn này trích trên Internet, thì nghề nuôi Trăn
bán sang TQ của ta ở SaiGon cũng bị xuống dốc vì ế hàng. Nghê nuôi
Cá Sấu tuy không ế nhiều, nhưng cũng xuống dốc. TQ vẫn bán Tắc Kè
từ xưa ở chợ, tôi đã tận mắt đứng coi gần 1 giờ, với giá 1 đôla Mỹ
một con, người mua phải xếp hàng chờ người bán mổ và bỏ vào bịch
nilon. Trung bình mỗi người mua 2 đến 4 con. Thế mà cho đến nay,
nghề nuôi Tắc Kè ở ta vẫn chưa phát triển. Không biết người TQ có
còn mua Tắc Kè nữa không?
*
Chắc chắn chăn nuôi các động vật máu lạnh, thì hàng TQ phải cao giá
hơn hàng của ta, vì chi phí cao hơn, trong khi các động vật máu nóng
thì họ chi phí thấp hơn của ta, nhất là cái khoản làm lạnh chuồng trại.
*
 
Bọn khựa tôi nghĩ họ ko tệ hại đến mức ta nghĩ đâu ?họ là động vật lớn hiếp bé chuyện thường ở đâu chẳng thế .Người việt ta còn tệ hơn nhiều .Có điều ngu thì chết nhưng đôi khi cái ngu đó lại ko phải do mình mà do người khác mang đến thì mới vô lí ?

Nước ta có thiếu điện ko ? có vậy nước ta có bán điện ko ?có giúp nước bạn về năng lượng điện ko ?có .Hậu quả của việc bán điện thì thiếu mà thiếu thì sây thêm nhà máy ?hậu quả là thiếu kiến thức nên đổ nước vào nhà dân ,sau hô hoán ủng hộ và tiền ko được vào nhà dân mà vào tay ...đầy tớ của dân .'giàu vì bạn '' có nhiều bạn thì giàu có ...Đôi khi bạn đến nhà nghèo mấy đàng hoàng tỏ vẽ ra giàu có ,có mỗi con gà có khi cũng làm thịt .....bạn Lào bạn Cam ...?

Khi thiếu điện ta mua bọn khựa ,chúng bán cho ta nhưng đang giữa mùa đòi tăng giá ? và cúp điện mục đích sả hàng ,máy lạnh, quạt hơi nước, quạt tích điện,máy phát điện mi ni rồi bình áo quy ,cháy hàng hết veo khi gần hết mùa chúng lại bán điện gần 10 năm nay vẫn thế .không những cac mặt hàng về điện muôn vàn mặt hàng khác cũng chiêu mua nhưu vậy mà bán như vậy .Chẳng ai nói gì ko một cơ quan nào nói gì đôi ,khi con rùa ốm nhốn nhác ỉa 1 nơi đãi do một nẽo .

Bần cùng hóa người dân ,điện tăng giá ,lương tăng 1.... hàng hóa tăng 3 .tết đến năm nào hàng hóa giá tăng qua tết có giảm ko đáng kể .săng tăng lên 5 sáu nghìn 1 lít qua 1 đêm hậu quả là gì ?

Nếu hôm nay cầm 20 nghìn đi mua săng săng 15 nghìn 1 lít dư ra 5 nghìn ngày mai 20 nghìn 1lit mất đi năm nghìn ?vậy cứ 100 nghìn trong tui squa đêm ta mất đi 20 nghìn vì săng lên thì tất cả hàng hóa đều tăng ,cộng tổng lại thì sao ?săng +điện +lương tăng +tăng theo chu ky + tăng bất thường =.......? và tôi ko bao giờ tin giằng lạm phát chỉ dừng ơ mức 11,5 % nhìn sơ qua biết đồng tiệc trượt giá ko dưới 30%.

Cũng như ngân hàng thôi tăng lãi suất huy động vốn đồng nghĩa với việt tăng lãi suất cho vay .Người ta chỉ nói vế trước còn vế sau ko nói ,nói tăng điện săng tăng chứ nói là do yếu kém trong quản lí ,và tham nhũng dẫn đến đồng tiền mất giá hơn 30% thì .... có mà loạn mà chẳng ai dám làm loạn ,và người dân ko biết đổ lỗi cho nhau .

Nếu ta Đọc lại tác phẩm ''Đám Cưới '' của cụ Nam Cao thì đời sống và đồng tiền của người dân bây giờ chẳng khác nào năm1942.Có điều người nông dân hay viên chức ,tiểu thương tất cả đều làm kinh tế nhưng thật sự chưa nhìn nhận đúng thị trường ''mình viết bài này sau '',và đặc biệt sự thông minh trong việc quản lí tài chính hậu quả tất thoát vô cùng lớn mà lỗi ko phải do mình .Nhưng cái lỗi trời cao mang lại khôn lường ....Và giờ dân chỉ tin vào trời
Dẫm đạp lên nhau chen chúc lên đình chùa cầu nguyện ko biết cầu cái gì ....cầu cho nhà in bể lặng mới ...tâm lòng.
 
Anh Dũng ơi, tôi lặn lội qua bên kia chơi mấy ngày, thấy cái gì họ cũng mua anh à, thậm chí hàng phế liệu, ve chai, đồng nát, đầu vỏ tôm.... Họ mua về chế biến lại, bán cho mình. Mình dở là ở chỗ này.
Về khoản này, em phải thán phục! Có lần, em bán những link kiện máy tính hư cũ (chủ yếu là main-board), những mainboard có model mà càng mới thì có giá hơn model cũ. Em cũng thắc mắc, lân la hỏi vài người thì được biết tóm tắt như vầy:
- Các link kiện hàn trên main-board sẽ được xả ra, tái sử dụng vì đâu có hư hết tất cả.
- Các điểm tiếp xúc bằng vàng tây (12k hay 14k zi đó?) sẽ được phân kim.
- Mạch đồng cũng dỡ ra lấy đồng
- Các món bằng nhựa thì chưa biết!
- Cuối cùng là bản mạch trống lốc bằng nhựa ba-ke-lit, nghe đâu cũng ko phải là ko có giá trị ,tái thanh lý ve chai tiếp!
Sau khi tóm tắt, em tự hỏi: Vậy mình bỏ tiền ra mua đồ mới, hóa chăng là xài đồ cũ hử?


Nghề ve chai đồng nát, dân miền Bắc cũng có làng nghề và nghề gia truyền nhưng về sự đa dạng và cả "công nghệ" hình như không bằng người Hoa. Không chỉ ở biên giới, ngay trong SG, các đầu nậu ve chai (các loại ve chai, chứ ko chỉ đơn thuần là chai lọ) cũng đều là người Hoa và người Bắc.

Ôi! Nghệ thuật chính là đây!
 


Back
Top