PHÁT ĐẠI BÁC MANG TÊN KM 94
Năm 1995, ông Cao, một nông dân ở Bến Tre lên lập nghiệp ở Chơn Thành, Bình Phước đã trúng đậm nhờ vào một kiểu làm rất mới – Trồng khoai mỳ (sắn) bán cây. Khi mùa mưa năm 1995 sắp kết thúc, ông Cao cho đốn sạch khoảng 1 ha sắn trồng giống mới KM 94 mới hơn 5 tháng tuổi và nhân ra 4 ha. 6 tháng sau, ông ta lại đốn sạch 4 ha đang xanh tươi để bán cây. Với giá 300 đồng/cây, ông Cao đã thu bộn tiền từ việc làm “bất thường” đấy.
Từ xửa xưa, cả Nam bộ nói riêng và cả VN nói chung chưa có ai trồng sắn mà phải mua giống bao giờ và năm 1995 là năm đầu tiên trong lịch sử, giống sắn được nông dân VN mua bán. KM 94 xuất hiện với các đặc tính nổi trội, nhất là năng suất cao gấp đôi giống địa phương, được ví như phát súng đại bác đã thức tỉnh và tạo nên một làn sóng cách tân, thay đổi nếp nghĩ, tập quán đã hình thành bao đời.
Năm 1989, qua con đường trao đổi khoa học, nhiều dòng sắn mới của Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Sau 4 năm, Trung tâm NC thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện KHKTNN Miền Nam) chọn được 2 dòng đặt tên KM 60 và KM 94, thích hợp cho khu vực phía Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cây có củ (thuộc Viện Cây Lương thực - Cây thực phẩm) chọn được 1 dòng đặt tên KM 98-7 thích hợp cho khu vực phía Bắc.
Trước khi có 3 giống mới này, sắn chỉ là cây lương thực nhưng từ khi có đầu tư của Vedan thì nhu cầu tinh bột sắn tăng vọt và các giống sắn lương thực truyền thống của VN như Vĩnh Phú xanh, Hưng Lộc 20, 23, Ba trăng… không đáp ứng được và các giống sắn chuyên dùng cho chế biến công nghiệp xuất hiện đúng lúc. Trong 3 giống trên, KM 94 là giống tỏ ra nổi trội nhất cả về năng suất lẫn phổ thích nghi.
Với năng suất đạt tới 30 T/ha, hàm lượng tinh bột 27 – 30%, KM 94 đã tạo nên cuộc đột phá ngoạn mục, năng suất bình quân đang từ 7,5 T/ha đã nhảy lên 15 rồi 17 T/ha, trong đó Tây Ninh có năng suất bình quân lên tới 28 T/ha, cá biệt có hộ đạt năng suất 70 T/ha, sản lượng từ 1,7 triệu T/năm đã tăng lên 7 triệu T và giống sắn bắt đầu được mua bán.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Năm 1995, ông Cao, một nông dân ở Bến Tre lên lập nghiệp ở Chơn Thành, Bình Phước đã trúng đậm nhờ vào một kiểu làm rất mới – Trồng khoai mỳ (sắn) bán cây. Khi mùa mưa năm 1995 sắp kết thúc, ông Cao cho đốn sạch khoảng 1 ha sắn trồng giống mới KM 94 mới hơn 5 tháng tuổi và nhân ra 4 ha. 6 tháng sau, ông ta lại đốn sạch 4 ha đang xanh tươi để bán cây. Với giá 300 đồng/cây, ông Cao đã thu bộn tiền từ việc làm “bất thường” đấy.
Từ xửa xưa, cả Nam bộ nói riêng và cả VN nói chung chưa có ai trồng sắn mà phải mua giống bao giờ và năm 1995 là năm đầu tiên trong lịch sử, giống sắn được nông dân VN mua bán. KM 94 xuất hiện với các đặc tính nổi trội, nhất là năng suất cao gấp đôi giống địa phương, được ví như phát súng đại bác đã thức tỉnh và tạo nên một làn sóng cách tân, thay đổi nếp nghĩ, tập quán đã hình thành bao đời.
Năm 1989, qua con đường trao đổi khoa học, nhiều dòng sắn mới của Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm. Sau 4 năm, Trung tâm NC thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện KHKTNN Miền Nam) chọn được 2 dòng đặt tên KM 60 và KM 94, thích hợp cho khu vực phía Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cây có củ (thuộc Viện Cây Lương thực - Cây thực phẩm) chọn được 1 dòng đặt tên KM 98-7 thích hợp cho khu vực phía Bắc.
Trước khi có 3 giống mới này, sắn chỉ là cây lương thực nhưng từ khi có đầu tư của Vedan thì nhu cầu tinh bột sắn tăng vọt và các giống sắn lương thực truyền thống của VN như Vĩnh Phú xanh, Hưng Lộc 20, 23, Ba trăng… không đáp ứng được và các giống sắn chuyên dùng cho chế biến công nghiệp xuất hiện đúng lúc. Trong 3 giống trên, KM 94 là giống tỏ ra nổi trội nhất cả về năng suất lẫn phổ thích nghi.
Với năng suất đạt tới 30 T/ha, hàm lượng tinh bột 27 – 30%, KM 94 đã tạo nên cuộc đột phá ngoạn mục, năng suất bình quân đang từ 7,5 T/ha đã nhảy lên 15 rồi 17 T/ha, trong đó Tây Ninh có năng suất bình quân lên tới 28 T/ha, cá biệt có hộ đạt năng suất 70 T/ha, sản lượng từ 1,7 triệu T/năm đã tăng lên 7 triệu T và giống sắn bắt đầu được mua bán.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: