Từ nông dân đến doanh nhân thành đạt chỉ nhờ --- mấy con ong ---

Tại vùng nông thôn sông nước miền tây, nơi đặc trưng của vùng lúa nước và cây ăn trái quanh năm, không ít khi ta bắt gặp những đàn ong trên các cành cây trong vườn hay có những đàn ong vô nhà làm tổ như trong máy hiên, kệ sách…
Từ đây một ý nghĩ đã hình thành nên việc nuôi ong lấy mật đang nhen nhóm trong Em, một cô gái nhà nông của vùng quê của tỉnh Sóc Trăng, lại chọn học cái nghành kế toán khô khan nhưng lại yêu thiên nhiên đến mức bỏ việc về làm vườn
Không kinh nghiệm, không chuyên môn, khởi đầu không thuận lợi, nhiều lần bị ong đánh sưng húp cả mặt, sốt rung cả ngày suýt phải nhập viện chỉ vì nghịch dạy thử bắt ong về nuôi, nhiều lần bỏ chạy thục mạng vì chọc nhằm tổ ong dữ, nhưng với quyết tâm “làm cho bằng được” thì chỉ sau hơn 2 năm thực hành tìm tòi học hỏi, thì Em cũng đã thuần hoá và thu phục được lũ ong khó tính quanh nhà.
1 đàn….2 đàn….10 đàn…. cái khu vườn nho nhỏ đã kín mít với gần 100 đàn ong mà Em đã thuần hoá được, nhưng không phải theo cách mà mọi người nông dân đi trước vẫn thường làm, Em chọn cho mình đi theo con đường mới, nuôi ong theo hướng hữu cơ, để mật ong được chín tự nhiên, sản phẩm có thể bảo quản thời gian dài sau thu hoạch, lại không ảnh hưởng đến đàn ong trong quá trình nuôi, Nhưng đó chưa phải là đích đến cuối cùng mà Em đã chọn.
Những giọt mật ngọt cũng chính là những giọt mồ hôi của người nông dân, điều mà em ấp ủ bấy lâu là trao đi giá trị cho mọi người, cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, giúp họ hiểu hơn về cuộc sống của người dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. và cũng từ đây, sau hơn 5 năm “trải nghiệm” thì các sản phẩm mật ong sáp, mật ong organic, mật ong miền tây…đã có mặt trên thị trường đều mang tên em, mang tên thương hiệu mà em em đang xây dựng, Ong Xanh.
 




Back
Top