Từ NÔNG DÂN đến NÔNG SẢN rồi PHÁ SẢN là CẦN THIẾT

Nhân bài viết mới đây mang tự đề "Nông dân Đức Linh khóc ròng vì dưa hấu" trên báo Thanh Niên số ra ngày 23/01/2016 nên tôi chia sẻ luôn quan điểm của mình về vấn đề này.

Rất nhiều bạn trẻ, bạn già, chính quyền địa phương và nhà nước quan tâm đến chuyện Nông dân trồng ra bán không được. Và mọi người chung tay giúp đỡ bằng việc kêu gọi tiêu thụ sản phẩm giúp Nông Dân. Điều này thì rất tốt trong ngắn hạn. Và tôi cũng rất hoan nghênh. Còn về dài hạn có rất nhiều bạn tìm cách để giúp nông dân qua việc đi tìm đầu ra cho sản phẩm của họ. Việc này tôi chỉ ủng hộ một phần ( kiểu như đã lỡ đẻ con rồi thì phải tìm cách mà nuôi nó).

Quan điểm cá nhân của tôi như sau:
1. Việc tìm đầu ra để giải quyết vấn đề ngắn hạn cho nông dân. Là rất tốt, rất cần và nên làm để nông dân không bị cụt vốn.

2. Việc hỗ trợ, bảo bọc cho nông dân bán được hàng trong dài hạn là sai. Bởi nếu xem xét Nông Dân như là một Doanh Nghiệp ở bất kỳ ngành nào khác. Bạn cũng sẽ thấy rằng: Một doann nghiệp cung cấp cho thị trường những sản phẩm, mà vào thời điểm đó nó không cần. Thì việc không bán được hàng rồi phá sản là chuyện tất nhiên. Việt Nam 1 năm có đến khoảng 50.000 doanh nghiệp phá sản cơ mà. Dù là nông dân hay doanh nghiệp thì cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Ông nào nên phá sản cứ cho phá sản. Chứ sản phẩm của công ty làm ra mà không phù hợp thị trường, bạn huy động người tiêu dùng ủng hộ thì cũng chỉ trong một giới hạn về lượng và thời gian nhất định thôi, chứ sao mà giúp cả đời được. Vậy nên nông dân nào sản xuất - kinh doanh kém thì cứ cho phá sản, rồi tìm việc khác mà làm.

3. Quan điểm nhìn nông dân mình ngày càng nghèo khổ: Là quan điểm chưa hợp lý lắm. Nếu bạn nhìn xa, bạn sẽ thấy nông dân mình 20 mươi năm trước thế nào? 10 năm trước thế nào? và hôm nay thế nào? Quan điểm của tôi là tôi thấy họ khá lên đấy chứ. Đâu có nghèo đi đâu. Chỉ là tốc độ phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới thôi.

24007802004_91a3392d2c_o.jpg

Nông sản Việt​
VẬY LÀM SAO ĐỂ GIÚP NÔNG DÂN THỰC SỰ?

Chúng ta đừng quá quan tâm đến đầu ra của sản phẩm nữa! Vì nó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Hãy giúp họ từ gốc. Để dễ hiểu chúng ta truy ngược lại lý do tại sao nông dân không tiêu thụ được nông sản. Có phải nông sản không bán được vì không có nhu cầu thị trường trong nước? Thị trường xuất khẩu thì không đảm bảo an toàn? Vậy có phải có 2 vấn đề lớn là Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường? Và phương pháp canh tác giúp nâng cao chất lượng sản phẩm?

1. Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường: Điều này chỉ có những doanh nghiệp làm thương mại mới biết được. Vì họ là người gặp trực tiếp với người tiêu dùng. Nên ta phải hình thành những doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường và định hướng sản xuất (liên kết sản xuất - và tiêu sản phẩm). Nông dân thì hoàn toàn không thể nắm bắt và hiểu được thị trường (do khả năng phân tích kém và thiếu thông tin). Trong khi doanh nghiệp thương mại thì có thể tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước.

2. Phương pháp canh tác nâng cao chất lượng sản phẩm: Kể cả thị trường nội địa và xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chất lượng ngày đòi hỏi càng cao. Vì thế phải hình thành những doanh nghiệp sản xuất chuyên nghiệp, để tìm ra phương pháp canh tác hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thấp nhất cũng phải là an toàn cho người tiêu dùng. Rồi tổ chức sản xuất, chuyển giao quy trình canh tác lại cho nông dân, hợp tác với nông dân sản xuất. Để sản phẩm của nông dân có chất lượng cao.

Vậy khi sản phẩm sản xuất ra đạt độ an toàn để có thể tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Lại được quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường nữa thì việc bán mà không được mới lạ, mới đáng nói.

Thế nên tôi đề nghị các bạn trẻ, bạn già, những người tâm huyết giúp nông dân nên nhìn nhận một cách MINH ĐỊNH, làm đúng phương pháp dài hạn. Thì mới giúp được nông dân thực sự. Còn nhà nước và chính phủ thì nên tăng cường các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực nông sản để họ giúp nông dân sản xuất bền vững. Thông qua chính sách đất đai, chính sách thuế, quỹ khuyến nông cho nông dân, thủ tục hành chính ( hiện nhà nước đang dùng không hiệu quả) ... để giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày càng hợp tác được với nhiều nông dân. Có như vậy thì nền nông nghiệp này mới phát triển BỀN VỮNG được.

TDD
(Chia sẽ của 1 bạn có tâm huyết với Nông nghiệp trên MXH FB)
P/s: Bài này cái tiêu đề muốn sửa lắm luôn á :p:p:p, nhưng tôn trọng tác giả nên để y vậy ^^
 
Chỉ Có hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa ba nhà: "nhà Nông dân"" - "nhà doanh nghiệp" và "ông nhà nước" thì nông nghiệp Việt Nam mới mong có ngày đổi mới và phát triển bền vững được.
Chứ cứ tình hình mạnh ai nấy làm. không ai hiểu ai thì khó mà kiểm soát hết tất cả các rủi ro của thị trường.
 
Câu hỏi đặt ra là nếu để nông dân phá sản thì họ sẽ chuyển đổi sang nghề gì sau hậu phá sản?

Tôi đã mất niềm tin hoàn toàn vào các cửa hàng thực phẩm sạch hay nói đúng hơn đó là sự dối trá của người bán thực phẩm sạch.

Tôi bán bắp cải cảnh với giá 23k 1 cây, dâu tây 20k 1 chậu mang thương hiệu " made in VNUA" cho 1 cửa hàng thực phẩm hữu cơ sạch có tiếng của hà nội. Sau khi mua về họ quảng cáo đây là bắp cải Đà Lạt, dâu tây Đà Lạt và bán với giá 50k. Điều đáng tiếc nhất cửa hàng này lại là đại lý của nhãn hàng dưa lưới Kim Long Farm duy nhất tại HN. Và còn rất nhiều điều dối trá nữa mà nhiều cửa hàng thực phẩm sạch đang lừa dối khách hàng của họ.
 
mời anh @lecongtuananh góp ý nhé.
góp ý về cái gì ??? - về phản động hả chú em !

Lười biếng tham gia nên chẳn vào chứ ngày nào về sài gòn mà ko online

Ngày xưa ấy ông bà ta làm nông thế nào để nuôi cha mẹ chúng ta ăn học - cha mẹ chúng ta làm nông thế nào để nuôi chúng ta học đại học - lúc đó nông nghiệp thế nào và bán cho ai .
Thế mà hôm nay cả một lủ học toàn học hàm học vị làm nông thế nào mà lại bán đất cha ông - đi học nhầm trường à - kha kha !!!

Nói cái gì ra củng là phản động - cả một lủ, cử nhân kỹ sư tiến sỹ - củng không biết phân biệt thế nào là phản ánh thế nào là phản động thì làm nông rồi nông sản rồi phá sản củng có gì là lạ đâu mà góp ý tham gia

Vài dòng ngắn gọn vậy nha chú em - tán gẩu một chút thì củng hết 1 ngàn VNĐ đấy - tháng 200 ngàn tiền mạng thì một ngày hết 7 ngàn và bị cạp hết 700 tiền thuế - 3 ngàn tiền điện thì củng hết 300 tiền thuế - tám 1 chút củng bị cạp 1 ngàn VNĐ - đúng ko ??? - nhà mình mình ngủ thì củng bị cạp thuế hàng năm, ăn bữa cơm thì bị cạp ôi thôi là thuế - mà có thấy cái gì miễn phí đâu, bệnh viện củng thu phí, giao thông củng thu phí, ngay cả đi qua cây cầu của nước ngoài tài trợ củng thu phí - làm một con người bình thường đả khó, làm một doanh nghiệp nông sản thì khó diển tả thế nào đây .

P/S : lúc chiều chặt thanh long cho mấy con gà nó ăn, mà gà nó ko thèm ăn vì cả đống thanh long với dưa hấu - thanh long 1 ngàn / 1 kg - dưa hấu 10 ngàn 3 kg - mà nhoẻn miệng cười : " gà mà củng không thèm ăn, quả đúng là nông sản việt nam "
 
Đúng vậy.
Bài viết rất hay.
Và tôi biết quá nhiều nông dân biết sản xuất cho ai, sản xuất lúc nào, sản xuất như thế nào.
Những trái quýt màu hồng rực rỡ chỉ thu đồng loạt vào thời điểm có nhu cầu là một ví dụ.
Những vườn cam sành chỉ cho thu trái vào mùa hè nóng như chì đổ, nóng chảy mỡ thì hỏi sao họ không có lợi nhuận cao.
Và hiện tại tớ đang lái cỗ máy đu đủ vào giờ G. Vào cái thời khắc mà giá của nó không phải là 5.000-6.000. Mà nó sẽ gấp 2-3 lần giá đó.

Anh Việt quả là một bậc thầy trong nông nghiệp
Loan Nguyen có cả một đội quân Tây Sơn cũng không PHÁ được đâu á.
 
P/S : lúc chiều chặt thanh long cho mấy con gà nó ăn, mà gà nó ko thèm ăn vì cả đống thanh long với dưa hấu - thanh long 1 ngàn / 1 kg - dưa hấu 10 ngàn 3 kg - mà nhoẻn miệng cười : " gà mà củng không thèm ăn, quả đúng là nông sản việt nam "
Cái đoạn này có gió máy gì không vậy bác :D:D
 
Nhân bài viết mới đây mang tự đề "Nông dân Đức Linh khóc ròng vì dưa hấu" trên báo Thanh Niên số ra ngày 23/01/2016 nên tôi chia sẻ luôn quan điểm của mình về vấn đề này.

Rất nhiều bạn trẻ, bạn già, chính quyền địa phương và nhà nước quan tâm đến chuyện Nông dân trồng ra bán không được. Và mọi người chung tay giúp đỡ bằng việc kêu gọi tiêu thụ sản phẩm giúp Nông Dân. Điều này thì rất tốt trong ngắn hạn. Và tôi cũng rất hoan nghênh. Còn về dài hạn có rất nhiều bạn tìm cách để giúp nông dân qua việc đi tìm đầu ra cho sản phẩm của họ. Việc này tôi chỉ ủng hộ một phần ( kiểu như đã lỡ đẻ con rồi thì phải tìm cách mà nuôi nó).

Quan điểm cá nhân của tôi như sau:
1. Việc tìm đầu ra để giải quyết vấn đề ngắn hạn cho nông dân. Là rất tốt, rất cần và nên làm để nông dân không bị cụt vốn.

2. Việc hỗ trợ, bảo bọc cho nông dân bán được hàng trong dài hạn là sai. Bởi nếu xem xét Nông Dân như là một Doanh Nghiệp ở bất kỳ ngành nào khác. Bạn cũng sẽ thấy rằng: Một doann nghiệp cung cấp cho thị trường những sản phẩm, mà vào thời điểm đó nó không cần. Thì việc không bán được hàng rồi phá sản là chuyện tất nhiên. Việt Nam 1 năm có đến khoảng 50.000 doanh nghiệp phá sản cơ mà. Dù là nông dân hay doanh nghiệp thì cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Ông nào nên phá sản cứ cho phá sản. Chứ sản phẩm của công ty làm ra mà không phù hợp thị trường, bạn huy động người tiêu dùng ủng hộ thì cũng chỉ trong một giới hạn về lượng và thời gian nhất định thôi, chứ sao mà giúp cả đời được. Vậy nên nông dân nào sản xuất - kinh doanh kém thì cứ cho phá sản, rồi tìm việc khác mà làm.

3. Quan điểm nhìn nông dân mình ngày càng nghèo khổ: Là quan điểm chưa hợp lý lắm. Nếu bạn nhìn xa, bạn sẽ thấy nông dân mình 20 mươi năm trước thế nào? 10 năm trước thế nào? và hôm nay thế nào? Quan điểm của tôi là tôi thấy họ khá lên đấy chứ. Đâu có nghèo đi đâu. Chỉ là tốc độ phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới thôi.

24007802004_91a3392d2c_o.jpg

Nông sản Việt​
VẬY LÀM SAO ĐỂ GIÚP NÔNG DÂN THỰC SỰ?

Chúng ta đừng quá quan tâm đến đầu ra của sản phẩm nữa! Vì nó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Hãy giúp họ từ gốc. Để dễ hiểu chúng ta truy ngược lại lý do tại sao nông dân không tiêu thụ được nông sản. Có phải nông sản không bán được vì không có nhu cầu thị trường trong nước? Thị trường xuất khẩu thì không đảm bảo an toàn? Vậy có phải có 2 vấn đề lớn là Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường? Và phương pháp canh tác giúp nâng cao chất lượng sản phẩm?

1. Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường: Điều này chỉ có những doanh nghiệp làm thương mại mới biết được. Vì họ là người gặp trực tiếp với người tiêu dùng. Nên ta phải hình thành những doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường và định hướng sản xuất (liên kết sản xuất - và tiêu sản phẩm). Nông dân thì hoàn toàn không thể nắm bắt và hiểu được thị trường (do khả năng phân tích kém và thiếu thông tin). Trong khi doanh nghiệp thương mại thì có thể tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước.

2. Phương pháp canh tác nâng cao chất lượng sản phẩm: Kể cả thị trường nội địa và xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chất lượng ngày đòi hỏi càng cao. Vì thế phải hình thành những doanh nghiệp sản xuất chuyên nghiệp, để tìm ra phương pháp canh tác hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thấp nhất cũng phải là an toàn cho người tiêu dùng. Rồi tổ chức sản xuất, chuyển giao quy trình canh tác lại cho nông dân, hợp tác với nông dân sản xuất. Để sản phẩm của nông dân có chất lượng cao.

Vậy khi sản phẩm sản xuất ra đạt độ an toàn để có thể tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Lại được quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường nữa thì việc bán mà không được mới lạ, mới đáng nói.

Thế nên tôi đề nghị các bạn trẻ, bạn già, những người tâm huyết giúp nông dân nên nhìn nhận một cách MINH ĐỊNH, làm đúng phương pháp dài hạn. Thì mới giúp được nông dân thực sự. Còn nhà nước và chính phủ thì nên tăng cường các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực nông sản để họ giúp nông dân sản xuất bền vững. Thông qua chính sách đất đai, chính sách thuế, quỹ khuyến nông cho nông dân, thủ tục hành chính ( hiện nhà nước đang dùng không hiệu quả) ... để giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày càng hợp tác được với nhiều nông dân. Có như vậy thì nền nông nghiệp này mới phát triển BỀN VỮNG được.

TDD
(Chia sẽ của 1 bạn có tâm huyết với Nông nghiệp trên MXH FB)
P/s: Bài này cái tiêu đề muốn sửa lắm luôn á :p:p:p, nhưng tôn trọng tác giả nên để y vậy ^^
Giúp nông dân?
Tôi nghĩ không phải là vấn đề ngắn hạn ... mà chỉ là phong trào thôi bạn ạ! Phát động đó ... rồi vụt tắt đó.
Doanh nghiệp tìm đầu ra cho nông dân?
Có đấy! Cơ mà cây sã quê tôi chỗ đầu mối thu mua 5.500₫/kg, mà người đi thu mua của nông dân tính mão theo đám, vì tính kỹ ra chừng 700₫/kg. Công chặt thành phẩm cũng cực thật. Nhưng chênh lệch quả cũng lớn!
 
Nhân bài viết mới đây mang tự đề "Nông dân Đức Linh khóc ròng vì dưa hấu" trên báo Thanh Niên số ra ngày 23/01/2016 nên tôi chia sẻ luôn quan điểm của mình về vấn đề này.

Rất nhiều bạn trẻ, bạn già, chính quyền địa phương và nhà nước quan tâm đến chuyện Nông dân trồng ra bán không được. Và mọi người chung tay giúp đỡ bằng việc kêu gọi tiêu thụ sản phẩm giúp Nông Dân. Điều này thì rất tốt trong ngắn hạn. Và tôi cũng rất hoan nghênh. Còn về dài hạn có rất nhiều bạn tìm cách để giúp nông dân qua việc đi tìm đầu ra cho sản phẩm của họ. Việc này tôi chỉ ủng hộ một phần ( kiểu như đã lỡ đẻ con rồi thì phải tìm cách mà nuôi nó).

Quan điểm cá nhân của tôi như sau:
1. Việc tìm đầu ra để giải quyết vấn đề ngắn hạn cho nông dân. Là rất tốt, rất cần và nên làm để nông dân không bị cụt vốn.

2. Việc hỗ trợ, bảo bọc cho nông dân bán được hàng trong dài hạn là sai. Bởi nếu xem xét Nông Dân như là một Doanh Nghiệp ở bất kỳ ngành nào khác. Bạn cũng sẽ thấy rằng: Một doann nghiệp cung cấp cho thị trường những sản phẩm, mà vào thời điểm đó nó không cần. Thì việc không bán được hàng rồi phá sản là chuyện tất nhiên. Việt Nam 1 năm có đến khoảng 50.000 doanh nghiệp phá sản cơ mà. Dù là nông dân hay doanh nghiệp thì cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Ông nào nên phá sản cứ cho phá sản. Chứ sản phẩm của công ty làm ra mà không phù hợp thị trường, bạn huy động người tiêu dùng ủng hộ thì cũng chỉ trong một giới hạn về lượng và thời gian nhất định thôi, chứ sao mà giúp cả đời được. Vậy nên nông dân nào sản xuất - kinh doanh kém thì cứ cho phá sản, rồi tìm việc khác mà làm.

3. Quan điểm nhìn nông dân mình ngày càng nghèo khổ: Là quan điểm chưa hợp lý lắm. Nếu bạn nhìn xa, bạn sẽ thấy nông dân mình 20 mươi năm trước thế nào? 10 năm trước thế nào? và hôm nay thế nào? Quan điểm của tôi là tôi thấy họ khá lên đấy chứ. Đâu có nghèo đi đâu. Chỉ là tốc độ phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới thôi.

24007802004_91a3392d2c_o.jpg

Nông sản Việt​
VẬY LÀM SAO ĐỂ GIÚP NÔNG DÂN THỰC SỰ?

Chúng ta đừng quá quan tâm đến đầu ra của sản phẩm nữa! Vì nó chỉ là phần ngọn của vấn đề. Hãy giúp họ từ gốc. Để dễ hiểu chúng ta truy ngược lại lý do tại sao nông dân không tiêu thụ được nông sản. Có phải nông sản không bán được vì không có nhu cầu thị trường trong nước? Thị trường xuất khẩu thì không đảm bảo an toàn? Vậy có phải có 2 vấn đề lớn là Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường? Và phương pháp canh tác giúp nâng cao chất lượng sản phẩm?

1. Quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường: Điều này chỉ có những doanh nghiệp làm thương mại mới biết được. Vì họ là người gặp trực tiếp với người tiêu dùng. Nên ta phải hình thành những doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường và định hướng sản xuất (liên kết sản xuất - và tiêu sản phẩm). Nông dân thì hoàn toàn không thể nắm bắt và hiểu được thị trường (do khả năng phân tích kém và thiếu thông tin). Trong khi doanh nghiệp thương mại thì có thể tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước.

2. Phương pháp canh tác nâng cao chất lượng sản phẩm: Kể cả thị trường nội địa và xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, chất lượng ngày đòi hỏi càng cao. Vì thế phải hình thành những doanh nghiệp sản xuất chuyên nghiệp, để tìm ra phương pháp canh tác hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thấp nhất cũng phải là an toàn cho người tiêu dùng. Rồi tổ chức sản xuất, chuyển giao quy trình canh tác lại cho nông dân, hợp tác với nông dân sản xuất. Để sản phẩm của nông dân có chất lượng cao.

Vậy khi sản phẩm sản xuất ra đạt độ an toàn để có thể tiêu thụ cả trong nước lẫn ngoài nước. Lại được quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường nữa thì việc bán mà không được mới lạ, mới đáng nói.

Thế nên tôi đề nghị các bạn trẻ, bạn già, những người tâm huyết giúp nông dân nên nhìn nhận một cách MINH ĐỊNH, làm đúng phương pháp dài hạn. Thì mới giúp được nông dân thực sự. Còn nhà nước và chính phủ thì nên tăng cường các chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong lĩnh vực nông sản để họ giúp nông dân sản xuất bền vững. Thông qua chính sách đất đai, chính sách thuế, quỹ khuyến nông cho nông dân, thủ tục hành chính ( hiện nhà nước đang dùng không hiệu quả) ... để giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày càng hợp tác được với nhiều nông dân. Có như vậy thì nền nông nghiệp này mới phát triển BỀN VỮNG được.

TDD
(Chia sẽ của 1 bạn có tâm huyết với Nông nghiệp trên MXH FB)
P/s: Bài này cái tiêu đề muốn sửa lắm luôn á :p:p:p, nhưng tôn trọng tác giả nên để y vậy ^^


không biết mình có cơ hội để mà phá không nữa. phải có sự chuyển đổi cơ cấu lao động trước thì mới có sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp dc....
 
Trong 2 Năm 2014- 2015 không ít người PHÁ rồi nhưng không phải nông dân, họ là những người thấy Nông nghiệp là miếng mồi ngon nên nhảy vào, ai ngờ liệu sức có hạn, mồi to đớp mồi không nỗi :Haha:
Năm 2016 tiếp tục còn nhiều nông dân @ PHÁ nữa
*******************************************************************************************************
Làm nông nghiệp có cuộc sống ổn định thanh nhàn chưa mong làm giàu thì PHÁ là đúng rồi em. Tiền quăng vào đất chẳng thấy tiền đâu.... Người lười biếng chứ đất không lười biếng.... Người phụ đất chứ đất không phụ người.....
 
Chỉ Có hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa ba nhà: "nhà Nông dân"" - "nhà doanh nghiệp" và "ông nhà nước" thì nông nghiệp Việt Nam mới mong có ngày đổi mới và phát triển bền vững được.
Chứ cứ tình hình mạnh ai nấy làm. không ai hiểu ai thì khó mà kiểm soát hết tất cả các rủi ro của thị trường.
Đây chính là điểm chết của nông dân. Càng liên kết chặt càng chết.
Giúp nông dân?
Tôi nghĩ không phải là vấn đề ngắn hạn ... mà chỉ là phong trào thôi bạn ạ! Phát động đó ... rồi vụt tắt đó.
Doanh nghiệp tìm đầu ra cho nông dân?
Có đấy! Cơ mà cây sã quê tôi chỗ đầu mối thu mua 5.500₫/kg, mà người đi thu mua của nông dân tính mão theo đám, vì tính kỹ ra chừng 700₫/kg. Công chặt thành phẩm cũng cực thật. Nhưng chênh lệch quả cũng lớn!
DN càng đội lốt tìm đầu ra cho nông dân thì nông dân càng chết, chết thê thảm.
Ông Trần Văn Tí kêu vợ móc túi 10 tỷ để lập DN để hỗ trợ nông dân đầu ra à.
 
Sẽ có nhiều bà con ném đá nhưng em xin phép được chê tác giả bài viết này. Các giái pháp đưa ra đều chung chung mơ hồ như các nhà lãnh đạo ngồi máy lạnh của việt nam mình cả. Nên nó chẳng mấy giá trị trong thực tiễn và tác giả cũng chẳng am hiểu mấy về kinh tế học! Em xin phản biện ở 2 ý sau:

1. Nhu cầu thị trường của một nông sản phải xét ở 2 yếu tố nhu cầu về số lượng và nhu cầu về chất lượng. Thực trạng nông sản của mình sản suất không khớp với thị trường chủ yếu là về số lượng lúc thì thừa quá nhiều lúc thì thiếu quá nhiều nên lúc thiếu thì nông sản bán đắt như tôm tươi còn lúc thừa thì giá rẻ nhu cho hoặc không bán được. Thế nên nông dân thật ích kỷ khi bán được giá cao thì cười haha chẳng nghĩ đến ai nhưng khi giá thấp hoặc không bán được là than khóc xin xã hội cứu giúp. Nhà nước và xã hội cứu giúp đó là sự không công bằng trong kinh tế nước nhà. Hướng giải quyết chủ yếu phải tập trung vào vấn đề này thì chẳng thấy có cách nào được đưa ra cả. Dự báo nhu cầu trong nước và nước ngoài là một hoạt động tốn kém cần nhiều nhân lực và tiền. Nông dân không làm được! Một doanh nghiệp thương mại cũng không làm được! Mấu chốt của vấn đề là phải có hoạt động dự báo có độ chuẩn xác cao đối với từng loại nông sản một và công khai trước tất cả điều này chỉ có nhà nước mới có đủ uy tín, nhân lực và tiền để làm. Về tiên có thể huy động thêm sự đóng góp của xã hội. Nếu có một trung tâm dự báo như vậy thì em nghĩ giải quyết những vụ như dưa hấu hay hành tím, vải lục ngạn... vv quá đơn giản. Khi giá bán đang cao đưa ra khuyến khích sản xuất thêm với khoảng bao nhiêu nữa. Khi đã có dấu hiệu thừa đưa ra khuyến cáo không nên sản xuất thêm hoặc giảm bớt đi. Đó mới là thứ nông dân và thị trường cần. Nhà nước và xã hội lại đi ném tiền vào những hoạt động cứu giúp nông dân em cho là vớ va vớ vẩn vô giá trị. Còn nhiều bác lại lập luận nguyên nhân của tình trạng đó là do chất lượng nông sản thấp nên không bán được. Hướng giải quyết chính là nâng cao phẩm cấp nông sản. Ngớ ngẩn quá! Nâng cao cái này về khía cạnh kinh tế học đa phần đều đội giá thành nông sản lên gặp lúc sản xuất thừa về số lượng giá bán dưới giá thành hoặc không bán được là nông dân chết ngay.

2. Liên kết giữa doanh nghiệp thương mại và nông dân vẫn đang diễn ra hằng ngày đó thôi. Có thể trực tiếp hoặc qua trung gian. Vậy mà tại sao các vị lãnh đạo và tất cả các bạn cứ nhai đi nhai lại vấn đề này như một con bò mà không biết mỏi răng. Nói chuẩn ra phải là thúc đẩy liên kết theo chiều sâu, gắn kết chặt chẽ, doanh nghiệp và nông dân cùng sống chết với nhau theo sự thăng trầm của thị trường. Ví dụ đang ở phương thức nông dân có nông sản bán thì doanh nghiệp mua (trực tiếp hoặc thông qua thương lái) theo kiểu giao hàng giao tiền sang phương thức bao tiêu, dài hạn... vv 2 bên sẽ ký hợp đồng, chuyển tiền... vv hình thành nhiều ràng buộc. Doanh nghiệp và nông dân chỉ hợp tác với nhau khăng khít với nhau khi cả 2 đều có lợi. Để làm được điều này không đơn giản chút nào cả vì nội dung liên kết nếu không thỏa đáng thì sẽ có bên được bên mất. Quá trình liên kết chỉ diễn ra khi lợi ích hai bên đều thỏa đáng. Thế nên quá điên khùng khi nghĩ rằng càng liên kết sâu với nhau thì cả doanh nghiệp và nông dân được lợi và lợi ích này chia đều nhau. Quá điên khùng! Quá sách vở! Kiểu như cứ đàn ông và đàn bà sống với nhau là tạo thành 1 gia đình hạnh phúc. Để quá trình liên kết chặt chẽ diễn ra thì phải do thị trường, các chính sách của nhà nước , tiềm lực kinh tế và tầm nhìn của mỗi bên. Nhà nước và xã hội
Cái gì không có đầu ra đưa đây anh bao tiêu hết cho nhé
Đây chính là điểm chết của nông dân. Càng liên kết chặt càng chế
Bác nói quá chuẩn! Lợi ích chia không đều thì liên kết vào mắt à!
 
Năm mới, phỉ phui cái mồm, nuốt nước bọt 9 lần rồi nói lại. Giông cả năm đấy.
Đây chính là điểm chết của nông dân. Càng liên kết chặt càng chết.
Em là em ủng hộ bác hai tay. Cứ liên kết chặt thì em chuyển nghề đi bán dao rựa
 
Ông nào nên phá sản cứ cho phá sản.
Em mới làm nông thôi nhưng đuọc câu này thấy hay quá.
 
K làm dịch vụ ( công việc chính thức của K là kinh doanh quán cafe ) - sở thích chủ yếu của K là sưu tầm cây thôi _ nhưng cho phép K có ý kiến về kiểu làm ăn của phần lớn người nông dân Việt Nam : những bà con trồng trọt , chăn nuôi theo kiểu cứ trồng , cứ nuôi - tới khi gần thu hoạch / xuất chuồng thì gọi thương lái tới bán . Bán được giá thì mừng húm - bán huề vốn thì buồn - bán lỗ thì ...như chị Loan Nguyễn đã nói .
K tin là người nông dân làm ăn nhỏ lẻ thì tự ra chợ bán nông sản là tốt nhất - K coi phim Mỹ ^^ , K thấy người ta vẫn có chợ đấy thôi - chợ vùng nông thôn và do người nông dân mang sản phẩm ra bày bán . Dựa vào doanh thu lời - lỗ vào tuỳ thời điểm trong năm , các mùa lễ hội mà cho ra sản lượng tương ứng và tạo sản phẩm có giá trị tương ứng mức thu nhập của người dân lại địa phương. Thì chắc là khó mà ế te tua như hiện nay . Chứ còn hiện nay K thấy người giàu nhất là thương lái rồi tới mấy sạp rau , thịt , cá , trái cây vẫn kinh doanh ngon lành có than vãn gì đâu ! Còn nông dân thì khóc ròng vì bao nhiêu lợi nhuận vào tay thương lái , chủ xe vận chuyển hàng , chủ sạp ở chợ .
- Còn các nông dân công nghiệp (quy mô lớn ) thì bán hàng cho siêu thị và công ty xuất khẩu , nhà máy chế biến . Và dĩ nhiên là có hợp đồng trước khi vào mùa vụ . Nên nếu bị ép giá hợp đồng đến mức không lãi đến lỗ thì không ký hợp đồng và tạm ngưng thời vụ tiếp theo thì khó mà lỗ vốn được .
K cũng từng có ý định làm nông nghiệp kiểu cao cấp nhưng chưa làm và còn đang nghiên cứu thêm . Nhưng nếu K thật sự làm , K sẽ làm thử một ít và trực tiếp chào bán thử nghiệm - nếu bán tốt thì K làm thêm . Còn bán tệ hoặc bán không được thì ...yên phận với chức danh : chủ quán ^^
 
Back
Top