Trứng chuẩn chọn là trứng ovan, đầu nhọn đầu hơi tròn. Quả tròn hai đầu dùng được nhưng 80 pt k tự khè mỏ mà phải can thiệp vì mỏ k vươn tới vỏ. A tách riêng theo dõi.
Trứng dài, hai đầu nhọn ấp được.
Soi loại ngày 5 nếu muốn loại trứng k cồ sớm.
Ngày 10 đến 15 ở vịt, 5 đến 11 ở gà soi, nếu niệu nang( phần tia máu xâm lấn) chiếm nửa quả là phôi yếu, lòng trắng bốc hơi nhiều do đặt nguồn nhiệt dưới. Can thiệp đảo 180 độ, tốc độ xâm lấn tăng lên nếu lòng trắng k đặc, độ đặc xác định bằng thời gian niệu nang xuất hiện ở lòng trắng tính giờ, những quả chết đem luộc thấy lòng trắng vón đặc dính vỏ khó bóc. Tốc độ tính bằng giờ, phôi mà k lấn được chết vì k đủ dưỡng khí( mặt thoáng) và lòng trắng( gây lồi rốn k tiêu lòng đỏ, bết lông, đạp vỏ muộn, con non bé).
Tức là từ ngày đặt trứng vô ấp, a đảo lần đầu ngày 5, lần hai là ngày 10 tới 15 tùy vị trí khay trứng. Khay tiếp xúc với gần nguồn nhiệt có bốc hơi mạnh nhất. Nên nếu đặt 2 nguồn, nhất thiết công suất quạt nóc lớn hơn, công suất đèn và quạt đáy nhỏ. Nhiệt độ nguồn đáy phải thấp hơn vì hơi sẵn bốc lên.
Đặt 2 nguồn nhiệt có nhược điểm là 2 mặt trứng khay đáy, khay nóc tỉ lệ chết cao nếu nhiệt cao trên 37,8. Vì là hai áp hướng nghịch nên thông khí cho trứng rất cần thiết. Thường thì quạt phải trộn đủ ẩm, nóng, oxi tới trứng. Nhưng thiết kế của a buộc mở lò xả tốt nhất. A k nên lo về trứng ấp k cấp nhiệt trong vài ngày vì e thử 8 ngày rồi. Mặt ấm nhất tới 35 độ với phôi già nằm đáy quả trứng. Thực tế là sau 8 ngày hỏng 1 phần 3 mẻ đa kì, trứng các loại vẫn nở như thường khi không cấp nhiệt.
Khi ẩm cao, mật độ khí cao làm khí mang theo nhiều nhiệt hơn. Tác dụng làm giảm bốc hơi chưa thấy, thấy nước dễ bốc hơi hơn khi nhận nhiều nhiệt thì có. Nên phun sương mỏng lên trứng khi xả nhiệt tác dụng hơn là làm ẩm nhân tạo.